Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm – Các cơ sở, doanh nghiệp khi kinh doanh ngành nghề liên quan tới thực phẩm đều phải tiến hành xin Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm trừ một số trường hợp nhỏ lẻ, không có địa điểm cố định như sản xuất ban đầu nhỏ lẻ, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn, nhà hàng trong khách sạn..v..v.
Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là một trong những loại giấy phép rất quan trọng và là hình thức bắt buộc đối với cơ sở sản xuất,
kinh doanh sản phẩm và kinh doanh
dịch vụ ăn uống do cơ quan chức năng nhà nước quy định, nhằm đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm. Do đó, để kinh doanh ngành thực phẩm trên thị trường được thuận lợi, đòi hỏi doanh nghiệp cần phải
có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm thì mới được phép hoạt động kinh doanh.
Tuy nhiên, việc thực hiện xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cũng khiến nhiều doanh nghiệp cảm thấy khó khăn nhất định trong vấn đề chuẩn bị thủ tục, hồ sơ hợp lý, Vì vậy để hiểu rõ hơn về quy định cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm mới nhất 2019 ATV MEDIA xin mời quý doanh nghiệp tham khảo qua bài viết dưới đây.
I. ĐIỀU KIỆN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
- Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất,
kinh doanh thực phẩm như là nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng,
dụng cụ phải đảm bảo an toàn,sạch sẽ..v..v..
II. THẨM QUYỀN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
(Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận được quy định cụ thể tại Phụ lục I, II,III Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNVPTNT-BCN)
1. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận của Bộ Y tế và Sở Y tế
Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm)
Sở Y tế (Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm )
Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho:
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh
nước khoáng thiên nhiên,
nước uống đóng chai, bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành y tế trên địa bàn;
- Cơ sở nhỏ lẻ
sản xuất thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.
- Cơ sở nhỏ lẻ kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có yêu cầu bảo quản sản phẩm đặc biệt.
2. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận của Bộ Công Thương và Sở Công thương
Căn cứ Điều 6 Thông tư 58/2014/TT-BTC quy định tùy vào công suất thiết kế của các ngành nghề dưới đây mà được cơ quan có thẩm quyền tương ứng cấp:
Bộ Công Thương (Vụ Khoa học và Công nghệ):
Vụ Khoa học và Công nghệ sẽ cấp Giấy chứng nhận cho các trường hợp sau đây:
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh các loại rượu (Từ 03 triệu lít sản phẩm/năm trở lên),
bia (Từ 50 triệu lít sản phẩm/năm trở lên),
nước giải khát,
sữa chế biến (Từ 20 triệu lít sản phẩm/năm trở lên),
dầu thực vật (Từ 50 ngàn tấn sản phẩm/năm trở lên), sản phẩm chế biến bột, tinh bột (Từ 100 ngàn tấn sản phẩm/năm trở lên),
bánh,
mứt,
kẹo (Từ 20 ngàn tấn sản phẩm/năm trở lên), dụng cụ,
vật liệu bao gói chuyên dụng gắn liền và chỉ sử dụng cho các sản phẩm thực phẩm trên.
- Cơ sở kinh doanh sản phẩm thực phẩm trực thuộc cơ sở sản xuất có công suất thiết kế sản xuất theo quy định phía trên; cơ sở kinh doanh thực phẩm (bao gồm cả thực phẩm tổng hợp) của thương nhân phân phối, bán buôn hoặc đại lý bán buôn trên địa bàn từ 02 (hai) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
Sở Công Thương:
Sở Công Thương có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho các trường hợp sau:
- Các cơ sở sản xuất như trên nhưng có công suất thiết kế thấp hơn.
- Cơ sở kinh doanh thực phẩm (bao gồm cả thực phẩm tổng hợp) của thương nhân bán buôn hoặc đại lý bán buôn trên địa bàn 01 (một) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; cơ sở bán lẻ thực phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố đó.
3. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhân của Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn
Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn (Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản)
Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho các cơ sở kinh doanh các mặt hàng sau:
Ngũ cốc;
thịt và các sản phẩm từ thịt;
thủy sản và sản phẩm thủy sản; rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả;
trứng và các sản phẩm từ trứng;
sữa tươi nguyên liệu;
mật ong và các sản phẩm từ mật ong; thực phẩm biến đổi gen; muối; gia vị; đường; chè;
cà phê; cacao;
hạt tiêu; điều và các
nông sản thực phẩm; dụng cụ, vật liệu bao gói,
chứa đựng thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
III. THỦ TỤC XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
Bước 1: Chủ cơ sở hoặc người trực tiếp tham gia sản xuất phải tham gia tập huấn kiến thức về
an toàn vệ sinh thực phẩm và được cấp Giấy chứng nhận tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ dưới đây và nộp cho cơ quan có thẩm quyền
1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm; ( Mẫu 1)
2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
3. Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm ( mẫu 2)
- Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở và khu vực xung quanh;
- Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình bảo quản, phân phối sản phẩm và bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.
4. Bản sao công chứng Giấy chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm
5. Giấy chứng nhận về kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất.
Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở, doanh nghiệp.
Lưu ý: Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm có hiệu lực trong vòng 3 năm.
Nếu thời hạn có hiệu lực của Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm còn trước 6 tháng thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tiến hành thủ tục xin cấp lại Giấy chứng nhận.
IV. DICH VỤ PHÁP LÝ
Chúng tôi – tự tin với đội ngũ luật sư và chuyên viên giàu kinh nghiệm, nắm chắc các quy định của pháp luật – sẽ là nơi tin cậy để quý khách hàng giao phó công việc của mình. Sử dụng dịch vụ của chúng tôi, công việc của khách hàng sẽ được đảm bảo dựa trên cơ sở pháp lý vững chắc.
Trên cơ sở các thông tin, tài liệu và các yêu cầu của nhà đầu tư, chúng tôi sẽ:
- Hướng dẫn nhà đầu tư chuẩn bị các giấy tờ pháp lý và tài chính;
- Soạn thảo các giấy tờ cần thiết để hoàn thiện hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm;
- Đại diện cho nhà đầu tư nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm;
- Theo dõi tiến trình xử lí và thông báo kết quả nộp hồ sơ;
Nếu bạn cảm thấy khó khăn và có nhiều điều chưa rõ . Hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp và tư vấn miễn phí.