Luật Sư Nguyễn Kiều Hưng phát biểu tại hội thảo – tôn vinh doanh nghiệp, doanh nhân “Thượng tôn pháp luật – phát triển bền vững” trong lĩnh vực An toàn thực phẩm tại Khách sạn Rex ngày 23/6/2019
PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM :
I. Văn bản pháp luật
1. Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
2. Luật An toàn thực phẩm năm 2010;
5. Các thông tư của Bộ Công thương, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định về việc quản lý, trình tự, thủ tục cấp các giấy chứng nhận về an toàn thực phẩm
II. Cơ quan Nhà nước quản lý
1. Bộ Y tế
2. Bộ Công Thương
3. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Số liệu của Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho hay, tính đến hết tháng 10/2018, cả nước đã xảy ra 91 vụ ngộ độc thực phẩm (giảm 40 vụ so với cùng kỳ 2017), khiến hơn 2.010 người ngộ độc (năm 2017 là 2.583 ca, giảm 24%). Tuy số vụ ngộ độc thực phẩm có giảm nhưng lại nổi cộm tình trạng mất
vệ sinh an toàn thực phẩm tại các trường học.
Theo báo cáo, trong năm 2018, Ban quản lý
ATTP TP.HCM cùng các quận huyện đã kiểm tra 41.032 cơ sở, trường hợp; phát hiện vi phạm ATTP là 11.395 trường hợp (tỷ lệ 27,8%); phạt tiền 2.780 trường hợp với tổng số tiền phạt gần 17 tỉ đồng.
Thời gian vừa qua các vụ việc
chế biến, kinh doanh động vật nhiễm bệnh với số lượng lớn cũng được các tổ chức truyền thông đưa tin. Điều đó cho thấy lĩnh vực an toàn thực phẩm vẫn còn nhiều lo ngại với tình trạng sản xuất,
kinh doanh thực phẩm bẩn diễn biến vô cùng phức tạp.
IV. Chế tài pháp lý trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm
1. Về xử phạt hành chính, các hành vi vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn đối với sản phẩm thực phẩm, vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp thực phẩm như sử dụng nguyên liệu quá thời hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc; sử dụng sản phẩm từ động vật, thực vật để sản xuất, chế biến thực phẩm mà không được kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm dịch thực vật theo quy định, sử dụn theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm… có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại
Nghị định 115/2018/NĐ-CP với hình thức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm là 100 triệu đồng đối với cá nhân và 200 triệu đồng đối với tổ chức.
Kèm theo các hình phạt bổ sung như: tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm từ 01 tháng đến 06 tháng, Giấy tiếp nhận đăng ký bản
công bố sản phẩm từ 01 tháng đến 24 tháng, đình chỉ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm đến 12 tháng, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm…
Và các biện pháp khắc phục hậu quả khác như: Buộc tiêu hủy thực phẩm, phụ gia thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, nguyên liệu, chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật… không bảo đảm an toàn thực phẩm, buộc thu hồi thực phẩm, phụ gia thực phẩm vi phạm, buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm trong trường hợp tang vật vi phạm không còn…
2. Về trách nhiệm hình sự: trong trường hợp đủ yếu tố cấu thành tội phạm, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định tại Điều 317 Bộ luật hình sự với mức phạt tiền từ 50 triệu đến 200 triệu hoặc phạt tù đến 5 năm; với những vi phạm nghiêm trọng hơn, mức phạt có thể lên đến 20 năm tù.
3. Về trách nhiệm dân sự: người bị ảnh hưởng bởi các hành vi vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm có quyền yêu cầu người vi phạm bồi thường thiệt hại do sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm.
“Điều 608 BLDS. Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng
Cá nhân, pháp nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng hàng hóa, dịch vụ mà gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì phải bồi thường”.
“Điều 588. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại
Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm”.
V. Thực trạng áp dụng quy định pháp luật vào thực tiễn
Cùng với việc ban hành các chế tài xử lý về hành chính, dân sự, hình sự, việc Nhà nước ban hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Luật An toàn thực phẩm đã nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước từ trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, mất an toàn vệ sinh thực phẩm vẫn còn là vấn nạn nhức nhối trong xã hội bởi các quy định pháp luật vẫn chưa đi sâu vào thực tiễn. Một số nguyên nhân khiến pháp luật chưa thực sự đi vào cuộc sống như:
1. Trình độ, quy mô sản xuất, chế biến thực phẩm ở nước ta chủ yếu là chế biến thủ công, hộ gia đình, cá thể. Vì vậy, điều kiện vệ sinh, an toàn thực phẩm của các cơ sở chế biến thực phẩm loại này thường không đảm bảo yêu cầu theo quy định.
2. Có đến ba cơ quan quản lý là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Y tế và Bộ Công Thương nhưng hiện vẫn còn một số lĩnh vực thiếu sự phân định rõ ràng về trách nhiệm quản lý của từng cơ quan;
3. Một số văn bản pháp luật còn mâu thuẫn, chồng chéo do chịu sự quản lý của nhiều cơ quan; tính ổn định chưa cao khi có những văn bản phải sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ trong thời gian ngắn sau khi được ban hành hoặc các lĩnh vực thay đổi cơ quan quản lý (từ Bộ Y tế sang Bộ Công thương) gây khó khăn cho các chủ thể kinh doanh cũng như công tác kiểm soát của cơ quan chức năng.
4. Đội ngũ thực thi về an toàn vệ sinh thực phẩm còn hạn chế, chưa làm tròn trách nhiệm, thiếu thốn trang thiệt bị kiểm tra, kiểm nghiệm;
5. Công tác tuyên truyền pháp luật chưa được đẩy mạnh thường xuyên mà chỉ tập trung chủ yếu vào các thời điểm phát động phong trào như Ban Quản lý An toàn vệ sinh thực phẩm TP.HCM phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2019 (15/4 đến ngày 15/5) với chủ đề “Nói không với thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”.
VI. Giải pháp
1. Để khắc phục, giải quyết thực trạng áp dụng pháp luật như hiện nay, trước tiên các cơ quan lập pháp cần phải ra soát, điều chỉnh, bổ sung, đồng bộ các quy định pháp luật, hệ thống tiêu chuẩn quốc gia về an toàn thực phẩm phù hợp với thực tiễn, đặc thù trong nước cũng như theo chuẩn quốc tế.
2. Phân hóa rõ ràng trách nhiệm quản lý của từng cơ quan liên quan, đồng thời hoàn thiện các quy định nhằm nâng cao năng lực quản lý Nhà nước trong việc tổ chức thực hiện, thanh tra, giám sát, kiểm soát các vấn đề về an toàn thực phẩm.
3. Nâng cao năng lực công tác chuyên môn của các đội ngũ thực thi pháp luật; nghiên cứu, đầu tư, nâng cấp các trang thiết bị chuyên dụng phù hợp với môi trường công tác.
4. Xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm từ giai đoạn nuôi, trồng, thu mua, chế biến tại các chợ, cơ sở đầu mối đến các
siêu thị, trung tâm thương mại và các
cửa hàng thực phẩm an toàn…
5. Tăng cường các biện pháp tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn thực phẩm đến các cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh thực phẩm cũng như người tiêu dùng để nâng cao sự hiểu biết pháp luật của người dân cũng như tạo văn hóa tiêu dùng thực phẩm sạch, bài trừ thực phẩm bẩn trong xã hội.