Theo quy định, các hoạt động kinh doanh, buôn bán và sản xuất liên quan đến ẩm thực, thực phẩm cần phải có các giấy phép chuyên biệt để được phép kinh doanh theo đúng qui định của pháp luật tại Việt Nam. Vì vậy với kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo ẩm thực và huấn luyện các chương trình liên quan đến công tác
vệ sinh an toàn thực phẩm, trường Dạy nghề ẩm thực
ATV MEDIA tổ chức thực hiện hỗ trợ và tư vấn học viên cũng như các đối tác giấy tờ thủ tục như sau:
Theo Quyết định 43/2005/QĐ-BYT do Bộ Y Tế ban hành ngày 20/12/2005 áp dụng đối với từng ngành nghề
sản xuất thực phẩm,
kinh doanh thực phẩm trên lãnh thổ Việt Nam là trước khi hoạt động, những cá nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp với từng ngành nghề sản xuất, kinh doanh.
Theo quyết định số 21/2007/QĐ-BYT ngày 12/03/2007 của Bộ y tế về điều kiện sức khoẻ đối với những người tiếp xúc trực tiếp trong quá trình
chế biến thực phẩm bao gói sẵn và kinh doanh thực phẩm ăn bao gồm các đối tượng vụ thể sau: Người lao động trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Tất cả các tổ chức, cá nhân là chủ của các cơ sở có sử dụng người lao động và những người lao động trực tiếp kinh doanh độc lập phải có thẻ xanh chứng nhận đầy đủ điều kiện sức khỏe.
- Ngày 01-07-2011
Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 chính thức có hiệu lực. Để hướng dẫn thực hiện luật An toàn thực phẩm Chính phủ ban hành
Nghị định số 38/2012/NĐ-CP, theo đó các đơn vị là cá nhân, tổ chức, công ty sản xuất, kinh doanh lĩnh vực thực phẩm bắt buộc phải xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm.
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều an toàn thực phẩm có hiệu lực 03 năm và nếu cơ sở đã đi vào hoạt động mà không tiến hành xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì mức phạt từ cảnh cáo đến đóng cửa và phạt hành chính lên đến 200 triệu (mức phạt quy định chi tiết trong
Nghị định 178/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt hành chính vi phạm an toàn thực phẩm) của Chính phủ.
- Phân tích, đánh giá tính hợp pháp, sự phù hợp của các yêu cầu liên quan tới việc xin giấy phép chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm do khách hàng đề xuất.
- Tư vấn các điều kiện cần đáp ứng để có thể được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
- Tư vấn các thủ tục cần làm khi thực hiện xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm.
- Tư vấn về các vấn đề có liên quan khác.
- Khoản 1. Xử phạt đối với hành vi kinh doanh
dịch vụ ăn uống vi phạm quy định về giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của cấp xã theo một trong các mức sau đây:
- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định hoặc có nhưng đã hết thời hạn trên 03 tháng;
- Khoản 2. Xử phạt đối với hành vi sản xuất, kinh doanh, bảo quản thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống vi phạm quy định về giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của cấp huyện theo một trong các mức sau đây:
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định hoặc có nhưng đã hết thời hạn trên 03 tháng;
- Khoản 3. Xử phạt đối với hành vi sản xuất, kinh doanh, bảo quản thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống vi phạm quy định về giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của cấp tỉnh trở lên theo một trong các mức sau đây:
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định hoặc có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng đã hết thời hạn trên 03 tháng;