Trước và ngay cả sau khi mở nhà hàng, quán ăn vấn đề hoàn thiện các thủ tục giấy tờ luôn làm bạn phải đau đầu và suy nghĩ không thể yên tâm làm việc, trong đó giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm luôn là một câu hỏi được tìm kiếm nhiều nhất nhưng bạn chỉ được những câu trả lời chung chung và không biết phải bắt đầu từ đâu
I. CƠ SỞ DỊCH VỤ ĂN UỐNG BAO GỒM:
* Cửa hàng ăn (hay còn gọi là tiệm ăn)
1. Bảo đảm có đủ nước và nước đá sạch.
2. Có
dụng cụ, đồ chứa đựng và khu vực trưng bày riêng biệt giữa thực phẩm sống và thực phẩm chín.
3. Nơi
chế biến thực phẩm phải sạch, cách biệt nguồn ô nhiễm (cống rãnh, rác thải, công trình vệ sinh, nơi bày bán gia súc, gia cầm) và thực hiện quy trình chế biến một chiều.
4. Người làm dịch vụ chế biến phải được khám sức khoẻ và cấy phân định kỳ ít nhất mỗi năm một lần.
5. Người làm dịch vụ chế biến phải có Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm.
6. Người tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm phải mặc quần áo bảo hộ, có mũ chụp tóc, tháo bỏ mọi đồ trang sức, cắt ngắn móng tay và tay phải luôn giữ sạch sẽ.
7. Nguyên liệu thực phẩm phải có nguồn gốc an toàn và không sử dụng
phụ gia thực phẩm ngoài danh mục cho phép của Bộ Y tế.
8. Thức ăn phải được bày bán trên bàn hoặc giá cao cách mặt đất ít nhất 60 cm.
9. Thức ăn được bày bán phải để trong tủ kính hoặc thiết bị bảo quản hợp vệ sinh, chống được ruồi, bụi, mưa, nắng và sự xâm nhập của các côn trùng, động vật khác.
10. Có dụng cụ chứa đựng chất thải kín, có nắp đậy và được chuyển đi trong ngày.
1. Có khu nhà bếp, chế biến nấu nướng thực phẩm và khu ăn uống của khách riêng biệt.
2. Mọi nguồn cung cấp thực phẩm phải có xuất xứ cụ thể và an toàn.
3. Cơ sở chế biến, thiết bị dụng cụ phải bảo đảm các yêu cầu vệ sinh theo quy định chung.
4. Nhân viên phục vụ phải được khám sức khoẻ, cấy phân định kỳ ít nhất một năm một lần, có Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo đảm thực hành tốt vệ sinh cá nhân.
5. Phòng ăn, bàn ghế phải được thường xuyên giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, có đủ nhà vệ sinh và bồn rửa tay, có tủ lưu nghiệm thức ăn 24 giờ.
1. Có hợp đồng về nguồn cung cấp nguyên liệu thực phẩm an toàn và thực hiện đầy đủ chế độ kiểm thực 3 bước.
2. Bảo đảm đầy đủ các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm về cơ sở, trang thiết bị dụng cụ và thực hiện nguyên tắc bếp một chiều.
3. Nhân viên phục vụ phải được khám sức khoẻ, cấy phân định kỳ ít nhất 1 năm 1 lần; có Giấy chứng nhận tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo đảm thực hành tốt vệ sinh cá nhân.
4. Phòng ăn, bàn ghế phải được thường xuyên giữ gìn sạch sẽ, có đủ nhà vệ sinh và bồn rửa tay, có tủ lưu nghiệm thức ăn 24 giờ.
5. Nơi trưng bày thức ăn để bán hoặc để khách tự chọn phải bảo đảm chống được ruồi, tránh được hơi thở, nước bọt của khách và phải có dụng cụ để khách kẹp, gắp, xúc thức ăn.
1. Phải có đủ nước sạch để chế biến và rửa dụng cụ, bát
đũa, có hệ thống xử lý chất thải hợp vệ sinh.
2. Nguyên liệu thực phẩm phải có nguồn gốc an toàn và không sử dụng phụ gia thực phẩm ngoài danh mục cho phép của Bộ Y tế.
3. Nơi chế biến, trưng bày thực phẩm phải cao hơn mặt đất ít nhất 60cm.
4. Thức ăn phải được che đậy tránh ruồi, bụi, mưa, gió.
5. Nhân viên phục vụ phải được khám sức khoẻ và cấy phân định kỳ ít nhất 1 năm 1 lần, có Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo đảm thực hành tốt vệ sinh cá nhân.
1. Môi trường xung quanh căng tin phải thường xuyên quản lý sạch sẽ, không làm ô nhiễm cho môi trường vệ sinh thực phẩm.
2. Phải bảo đảm đầy đủ các yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở, trang thiết bị dụng cụ và duy trì chế độ lau rửa hàng ngày sạch sẽ.
3. Mọi thực phẩm bày bán tại căng tin đều phải có nguồn gốc an toàn và đầy đủ nhãn mác theo quy định. Tuyệt đối không được bán thực phẩm quá hạn và sử dụng phụ gia ngoài danh mục cho phép của Bộ Y tế.
4. Nhân viên phục vụ phải được khám sức khoẻ và cấy phân định kỳ ít nhất 1 năm 1 lần, có Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo đảm thực hành tốt vệ sinh cá nhân.
5. Thực hiện đầy đủ chế độ kiểm thực ba bước và chế độ lưu mẫu thực phẩm 24 giờ.
1. Phải có hợp đồng nguồn cung cấp thực phẩm an toàn, thực hiện đầy đủ chế độ kiểm thực ba bước và chế độ lưu mẫu thực phẩm 24 giờ.
2. Nhân viên phục vụ phải được khám sức khoẻ, cấy phân định kỳ ít nhất 1 năm 1 lần; có Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo đảm thực hành tốt về vệ sinh cá nhân.
3. Bảo đảm các yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm về cơ sở, thiết bị dụng cụ và quy trình chế biến, nấu nướng theo nguyên tắc một chiều.
4. Nhà ăn phải thoáng, mát, đủ ánh sáng, có thiết bị chống ruồi, muỗi, bọ, chuột, động vật và duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ.
5. Có hệ thống thiết bị bảo quản thực phẩm, hệ thống nhà vệ sinh, rửa tay và thu dọn chất thải, rác thải hàng ngày sạch sẽ.
* Quán cà phê, quán trà
1. Bảo đảm có nguồn gốc nguyên liệu an toàn.
2. Không sử dụng trà, cà phê có dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật và độc tố nấm mốc.
3. Bảo đảm đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm về cơ sở, thiết bị dụng cụ, đặc biệt các dụng cụ để pha trà và pha cà phê.
4. Nhân viên phục vụ phải được khám sức khoẻ, cấy phân định kỳ ít nhất 1 năm 1 lần; có Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo đảm thực hành tốt vệ sinh cá nhân.
5. Nếu có sử dụng phụ gia, đường cần phải có nhãn mác và trong thời hạn sử dụng. Chỉ được sử dụng phụ gia, chất tạo ngọt hoá học nằm trong danh mục cho phép của Bộ Y tế.
1. Chỉ được bán rượu, bia, nước giải khát có nguồn gốc an toàn và bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
2. Nơi bán hàng và nơi để cho khách ngồi uống phải sạch sẽ, thoáng mát, không có ruồi, bọ, côn trùng, động vật và phải cao hơn mặt đất ít nhất 60cm. Nơi bán hàng phải có đủ nhà vệ sinh, bồn rửa tay cho khách.
3. Cốc,
chén để uống phải là loại an toàn, được rửa sạch, lau hoặc sấy khô trước khi cho khách sử dụng.
4. Các đồ ăn kèm phải bảo đảm yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm. Không dùng đường hoá học để pha chế nước giải khát, muốn sử dụng phải có quy định riêng.
5. Nhân viên phục vụ phải được khám sức khoẻ và cấy phân định kỳ ít nhất 1 năm 1 lần; có Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo đảm thực hành tốt vệ sinh cá nhân.
II. HỒ SƠ XIN CẤP CHỨNG NHẬN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM:
1. Trình tự thực hiện:
- Tổ chức, Cá nhân:
- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định. Nộp tại Chi cục
ATVSTP, nhận Phiếu tiếp nhận hồ sơ – hẹn trả kết quả
- Chi cục ATVSTP:
- Tiếp nhận và thụ lý hồ sơ khi hồ sơ đúng, đủ, hợp lệ, ghi phiếu nhận và ngày trả kết quả cho tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ.
2. Cách thức thực hiện:
- Hồ sơ nhận trực tiếp tại trụ sở cơ quan Chi cục ATVSTP (Bộ phận một cửa)
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận
+ Bản sao công chứng giấy phép đăng ký kinh doanh
+ Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ bảo đảm điều kiện
VSATTP, bao gồm:
+ Bản vẽ sơ đồ mặt bằng cơ sở sản xuất, kinh doanh và các khu vực xung quanh.
+ Bản mô tả quy trình chế biến (quy trình công nghệ) cho nhóm sản phẩm hoặc mỗi sản phẩm đặc thù.
+ Bản cam kết đảm bảo VSATTP đối với nguyên liệu thực phẩm và sản phẩm thực phẩm do cơ sở sản xuất và kinh doanh.
+ Bản sao công chứng giấy chứng nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh
+ Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức VSATTP của từng cá nhân tham gia sản xuất
kinh doanh thực phẩm trong cơ sở.
3. Thời hạn giải quyết:
15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ tại Chi cục ATVSTP
4. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm số 12/2003/PL-UBTVQH11 ngày 26/7/2003 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội
- Nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày 07/9/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm
-
Quyết định số 42/2005/QĐ-BYT ngày 08/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quy chế về công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm. Hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo
- Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT ngày 19/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hoá học. Hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo
- Quyết định số 80/2005/QĐ-BTC ngày 17/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính ban hành Quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng VSATTP