0908.326.779 - 0906.362.707
 

Xin giấy phép an toàn thực phẩm cho quán ăn

07/07/2022    5/5 trong 2006 lượt 
Xin giấy phép an toàn thực phẩm cho quán ăn
Công ty tư vấn ATVCONSULT chuyên cung cấp dịch vụ Xin giấy phép an toàn thực phẩm cho quán ăn loại hình hộ kinh doanh và công ty HCM. Với dịch vụ trọn gói, chúng tôi đáp ứng tốt nhất yêu cầu từ khách hàng.
Các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp hoạt động sản xuất và kinh doanh các mặt hàng thực phẩm, dịch vụ ăn uống, quán ăn cần thực hiện xin giấy phép an toàn thực phẩm cho quán ăn.

* Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

- Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở chế biến thức ăn bao gồm: cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín, nhà hàng ăn uống, cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng-tin và bếp ăn tập thể.
- Cơ sở kinh doanh thực phẩm là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động giới thiệu, dịch vụ bảo quản, dịch vụ vận chuyển hoặc buôn bán thực phẩm như: cơ sở sản xuất thực phẩm, cửa hàng bán thực phẩm, siêu thị, chợ.
- Nếu cơ sở nêu trên đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn ( HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực sẽ không phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

* Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm

1. Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở chế biến thức ăn phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

- Bếp ăn được bố trí bảo đảm không nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến.
- Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh.
- Có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải bảo đảm vệ sinh.
- Cống rãnh ở khu vực cửa hàng, nhà bếp phải thông thoát, không ứ đọng.
- Nhà ăn phải thoáng, mát, đủ ánh sáng, duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ, có biện pháp để ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại.
- Có thiết bị bảo quản thực phẩm, nhà vệ sinh, rửa tay và thu dọn chất thải, rác thải hàng ngày sạch sẽ.
- Người đứng đầu đơn vị có bếp ăn tập thể có trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm.
- Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

2. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

- Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;
- Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
- Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;
- Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
- Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
tư vấn giấy phép an toàn thực phẩm

I. TẠI SAO PHẢI ĐĂNG KÝ GIẤY PHÉP AN TOÀN THỰC PHẨM TRƯỚC KHI KINH DOANH:

Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm là một trong việc làm bắt buộc của các cơ sở kinh doanh thực phẩm, lý do là:
- Trước thực trạng thực phẩm bẩn đang tràn lan như hiện nay, người dùng không thể nào tin tưởng và lựa chọn những loại thực phẩm không rõ xuất xứ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Việc cơ sở sản xuất , kinh doanh không có giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm giống như việc cơ sở đó kinh doanh sản phẩm thực phẩm không chất lượng, không được người dùng tin dùng.
- Luật An toàn thực phẩm 55/2010/QH12 chính thức có hiệu lực vào ngày 01/07/2011 quy định: Các đơn vị là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh lĩnh vực thực phẩm bắt buộc phải có Giấy phép chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
   Nghị định 178/2013/NĐ-CP quy định: Cơ sở đi vào hoạt động mà không có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm thì mức phạt sẽ từ cảnh cáo đến đóng cửa, đồng thời bị phạt hành chính lên đến 200 triệu.

- Theo điều 18 Nghị Định 115/2018/NĐ – CP về Vi phạm quy định về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm như sau:

* Phạt tiền từ 20.000.000 đồng – 30.000.000 đồng đối với kinh doanh   dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, trừ trường hợp không thuộc vào diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP theo quy định của pháp luật và vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
* Phạt tiền từ 30.000.000 đồng – 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện của an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP và vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
* Phạt tiền từ 40.000.000 đồng – 60.000.000 đồng đối với sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đạt yêu cầu của thực hành sản xuất tốt (GMP ) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo đúng lộ trình quy định của pháp luật.
* Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm theo quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này;
* Buộc thay đổi mục đích sử dụng hay tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 02 và 03 Điều này.

II. THỦ TỤC PHÁP LÝ:

1. Quy định nhà nước về quản lý ATTP:
 Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2011;
Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày ngày 02/02/2018 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm có hiệu lực thi hành ngày 02/02/2018;
   Nghị định 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế;
- Thông tư 279/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính về Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn thực phẩm;

2. Hồ sơ xin cấp phép   vệ sinh an toàn thực phẩm:

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Mẫu số 01 Phụ lục 1 kèm theo Nghị định 155/2018/NĐ-CP);
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề phù hợp với loại thực phẩm của cơ sở sản xuất (có xác nhận của cơ sở);
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị,   dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (gồm: Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở khu vực kinh doanh dịch vụ ăn uống và khu vực xung quanh, Sơ đồ quy trình kinh doanh, phân phối thức ăn của Dịch vụ ăn uống)
- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ theo Thông tư 14/BYT của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
- Danh    sách người sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống đã được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm có xác nhận của chủ cơ sở.
giấy phép an toàn thực phẩm kinh doanh quán ăn

III. QUY TRÌNH TƯ VẤN CẤP PHÉP:

1. Tư vấn điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị:

- Khảo sát thực tế xem xét điều kiện phù hợp phạm vi xin chứng nhận
- Tư vấn quy trình sản xuất phù hợp với từng loại hình sản xuất kinh doanh
- Bố trí sơ đồ mặt bằng phù hợp quy định luật ATTP

2. Tư vấn hồ sơ giấy tờ:

- Kiểm tra mã ngành nghề phụ hợp với phạm vi cần xin giấy phép
- Bổ sung ngành nghề, giấy phép chi nhánh, địa điểm kinh doanh (nếu có)
- Hướng dẫn khám sức khoẻ và tập huấn kiến thức ATTP cho nhân viên
- Xây dựng tài liệu liên quan quy trình sản xuất, quy trình vệ sinh, quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm
- Hướng dẫn chuẩn bị các hồ sơ phụ vụ thẩm định: Hồ sơ Nguyên liệu, bao bì, các kết quả kiểm nghiệm, hoá đơn chứng từ
- Hoàn chỉnh bộ hồ sơ xin thẩm định & nộp tại cơ quan quản lý nhà nước

3. Tư vấn tiếp đoàn thẩm định:

- Báo lịch thẩm định cho doanh nghiệp trước 1 - 2 ngày
- Kiểm tra tổng thể trước khi đánh giá
- Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp đoàn thẩm định
- Lấy giấy chứng nhận về cho doanh nghiệp

4. Hướng dẫn và hỗ trợ các thủ tục sau khi có chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm:

- Công bố chất lượng sản phẩm theo Nghị định 15/2018 để lưu hành
- Đăng ký mã số mã vạch để quản lý sản phẩm, đưa vào siêu thịcửa hàng, trung tâm mua sắm
- Đăng ký bảo hộ thương hiệu   nhãn hiệulogo, bao bì thiết kế, ý tưởng kinh doanh, tác phẩm…
- Cung cấp tem chống hàng giả Bộ Công An sản xuất tạo uy tín sự yên tâm cho người tiêu dùng
- Tư vấn khi có đoàn thanh tra, hậu kiểm…
quy trinh xin giấy phép an toàn thực phẩm

IV. DỊCH VỤ TỪ CÔNG TY TƯ VẤN ATV:

- Tự hào là đơn vị tư vấn hàng đầu về dịch vụ làm giấy vệ sinh an toàn thực phẩm vì vậy luôn đảm bảo tỉ lệ ra giấy cao nhất cho quý khách. ATV CONSULT sẽ không nhận dự án nếu nhận thấy mình không có khả năng chắc chắn ra giấy cho quý khách
- Luôn báo giá trọn gói và không phát sinh
- Không phải đi lại nhiều (từ khâu tư vấn, báo giá, ký hợp đồng, nhận hồ sơ, ký hồ sơ). ATV CONSULT có đội ngũ hỗ trợ nhiệt tình và tận nơi
- Cung cấp hồ sơ rất đơn giản (hồ sơ khó như bản vẽ, bản thuyết minh quy trình sản xuất kinh doanh…). ATV CONSULT thay mặt quý khách soạn thảo và tiếp đoàn thẩm định.
- Luôn hướng dẫn set up đúng quy định với chi phí hợp lý, tiết kiệm cho cơ sở kinh doanh
ATV CONSULT hỗ trợ trọn vẹn các dịch vụ pháp lý liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp
tư vấn giấy phép an toàn thực phẩm
-Chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm sản xuất rượu
-Chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm sản xuất bia tươi
-Chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm sản xuất búnmiến
-Chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm sản xuất bánh
-Chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm sản xuất kẹo
-Chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm sản xuất nước giải khát
-Chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho siêu thịcửa hàng tiện lợi
-Chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đóng gói rau, củ, quả
-Chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm trà, trà túi lọc
-Chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm    cà phê bột, cà phê hạt
-Chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm sơ chế đóng gói thịt
-Chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm sản xuất hạt điều rang
-Chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đóng gói thịt đông lạnh
-Chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm sản xuất đông trùng hạ thảo
-Chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đóng gói nấm linh chi
-Chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đóng gói sâm hàn quốc
-Chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm sản xuất yến tổ
-Chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm sản xuất yến nước, yến hủ
-Chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm sản xuất cháo yến, nước yến
-Chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm sản xuất đường phèn
-Chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm sản xuất gia vị
-Chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đóng gói mật ong
ATV CONSULT