Từ ngày 5.5, Bộ NNPTNT phối hợp với Báo NTNN công bố chương trình “Địa chỉ Xanh- Nông sản Sạch”. Theo đó, đã có 69 địa chỉ đầu tiên được xác nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm theo chuỗi. Vậy để được chứng nhận là “địa chỉ xanh”, các cơ sở sản xuất, kinh doanh cần những điều kiện gì?
Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và
thủy sản (Bộ NNPTNT) đã chính thức công bố một số điều kiện, thủ tục như sau:
1. ĐỐI TƯỢNG CẤP GIẤY XÁC NHẬN:
Chủ cơ sở kinh doanh thực phẩm có nhu cầu, tự nguyện đăng ký để được xác nhận.
2. ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC XÁC NHẬN:
* Đối với chuỗi cung ứng thực phẩm kết nối giữa cơ sở sản xuất với cơ sở sơ chế, chế biến, kinh doanh sản phẩm:
- Cơ sở sản xuất ban đầu (trồng trọt, chăn nuôi, khai thác/nuôi trồng thủy sản) được chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo
an toàn thực phẩm hoặc chứng nhận GAP hoặc tương đương. Cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ ký cam kết tuân thủ quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Cơ sở sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển (đến cơ sở kinh doanh, bán sản phẩm cho người tiêu dùng) được chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Cơ sở kinh doanh, bán sản phẩm cho người tiêu dùng được chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Sản phẩm tại cơ sở kinh doanh, bán sản phẩm cho người tiêu dùng được cơ quan chức năng định kỳ lấy mẫu giám sát theo quy định và
kết quả kiểm nghiệm đáp ứng các quy chuẩn, quy định hiện hành về an toàn thực phẩm.
* Đối với doanh nghiệp là chủ sở hữu và quản lý toàn bộ chuỗi cung ứng từ sản xuất ban đầu đến sơ chế, chế biến, kinh doanh, bán sản phẩm cho người tiêu dùng:
- Cơ quan chức năng kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm tại công đoạn sản xuất sản phẩm cuối cùng trước khi cung cấp thực phẩm ra thị trường.
- Sản phẩm tại cơ sở kinh doanh, bán sản phẩm cho người tiêu dùng được cơ quan chức năng định kỳ lấy mẫu giám sát theo quy định và kết quả kiểm nghiệm đáp ứng các quy chuẩn, quy định hiện hành về an toàn thực phẩm.
3. CƠ QUAN CẤP CHỨNG NHẬN:
Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản các tỉnh, thành phố hoặc cơ quan được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao nhiệm vụ quản lý chất lượng thực phẩm thủy sản trong trường hợp địa phương chưa thành lập Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (địa chỉ liên hệ chi tiết xin vui lòng truy cập vào Báo điện tử Dân Việt: danviet.vn).
4. CÁC BƯỚC CẤP CHỨNG NHẬN
Cơ sở bày bán sản phẩm đăng ký với cơ quan cấp giấy xác nhận nêu tại mục 3 ở trên để được xem xét cấp giấy. Khi đăng ký, doanh nghiệp cung cấp bản photo giấy chứng nhận GAP hoặc tương đương hoặc bản cam kết
sản xuất thực phẩm an toàn (cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ), chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với các cơ sở tham gia chuỗi cung ứng.
Cơ quan kiểm tra căn cứ kết quả thẩm định hồ sơ đăng ký của cơ sở bày bán sản phẩm và kết quả kiểm nghiệm mẫu giám sát để cấp giấy xác nhận.
5. THÀNH PHẦN HỒ SƠ:
* Đối với cơ sở sản xuất thực phẩm
- Giấy đăng ký tham gia “chuỗi thực phẩm an toàn” (Mẫu 4.1 - ĐKCT).
- Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực).
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực).
- Giấy
công bố hợp quy; hoặc Giấy công bố phù hợp quy định; hoặc Giấy công bố tiêu chuẩn sản phẩm (còn thời hạn) đối với sản phẩm là thành phẩm (Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực, nếu có).
- Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm (còn thời hạn) trong sản xuất của chủ cơ sở và người lao động trực tiếp (Bản sao có xác nhận của cơ sở).
- Giấy chứng nhận sức khỏe (còn thời hạn) của chủ cơ sở và người lao động trực tiếp do cơ sở y tế cấp quận - huyện trở lên cấp (Bản sao có xác nhận của cơ sở).
- Bản thuyết minh cơ sở vật chất, trang thiết bị và
dụng cụ sản xuất thực phẩm (Mẫu 4.2 - TMCT).
- Sơ đồ mặt bằng cơ sở (Bản sao có xác nhận của cơ sở).
- Bản mô tả quy trình sản xuất (Bản sao có xác nhận của cơ sở).
- Giấy chứng nhận áp dụng
hệ thống quản lý chất lượng (nếu có) (Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực).
* Đối với cơ sở kinh doanh
- Giấy đăng ký tham gia “chuỗi thực phẩm an toàn” (Mẫu 5.1 - ĐKKD).
- Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực).
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực).
- Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm (còn thời hạn) trong sản xuất của chủ cơ sở và người lao động trực tiếp (Bản sao có xác nhận của cơ sở).
- Giấy chứng nhận sức khỏe (còn thời hạn) của chủ cơ sở và người lao động trực tiếp do cơ sở y tế cấp quận - huyện trở lên cấp (Bản sao có xác nhận của cơ sở).
- Bản vẽ chứng minh có khu vực, bảo quản, kinh doanh riêng cho sản phẩm chuỗi (Bản sao có xác nhận của cơ sở).
- Hồ sơ chứng minh nguồn nguyên liệu đầu vào là sản phẩm thuộc chuỗi (Bản sao có xác nhận của cơ sở).
- Đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công Thương cần bổ sung thêm “Bản thuyết minh cơ sở vật chất, trang thiết bị và dụng cụ kinh doanh thực phẩm” (Mẫu 5.2 - TMCT).
6. KIỂM TRA SAU KHI CHỨNG NHẬN:
Định kỳ, cơ quan cấp giấy xác nhận đi thẩm tra thực tế việc tuân thủ các nội dung đã được cấp giấy xác nhận sản phẩm an toàn và lấy mẫu phân tích. Trường hợp phát hiện không tuân thủ quy định sẽ bị thu hồi giấy xác nhận đã cấp cho cơ sở.
7. THỜI GIAN THỰC HIỆN:
- Thời gian hoàn thành: 60 ngày làm việc
- Thời gian sử dụng chứng nhận: 3 năm.
Để được tư vấn thủ tục, quy trình xin cấp giấy chứng nhận Chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn đủ tiêu chí xác nhận sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, Doanh nghiệp vui lòng liên hệ