0908.326.779 - 0906.362.707
 

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là gì? Thụ tục xin cấp phép như thế nào?

01/03/2018    4.82/5 trong 74902 lượt 
Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là gì? Thụ tục xin cấp phép như thế nào?
Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là điều kiện bắt buộc trước khi kinh doanh các ngành nghề liên quan đến chế biến sản xuất thực phẩm, nhà hàng ăn uống. Đây là quy trình nhầm kiểm soát chất lượng, vệ sinh của người kinh doanh được nhà nước quy định rõ trong luật an toàn thực phẩm. Và người kinh doanh phải thực hiện đúng những tiêu chuẩn được quy định thì mới được cấp giấy chứng nhận. Khi có giấy chứng nhận thì bạn mới đủ điều kiện pháp lý để kinh doanh thực phẩm

I. GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN THỰC PHẨM LÀ GÌ?

Sau khi có giấy phép kinh doanh các ngành: Nhà hàng, quán ăn, quán cà phê, sản xuất nước đá, dịch vụ ăn uống, sản xuất, mua bán, đóng gói thực phẩm, nước uống đóng chai doanh nghiệp phải xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. ATV MEDIA trân trọng gửi đến quý khách dịch vụ xin Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm – GCN VSATTP để quý khách tham khảo

II. CƠ QUAN NÀO CẤP CHỨNG NHẬN AN TOÀN THỰC PHẨM?

Theo quy định hiện hành thì có 3 cơ quan chịu trách nhiệm cấp giấy chứng nhận VSATTP, việc này gây nhiều khó khăn cho người xin giấy phép và việc xác định cơ quan cấp không phải là đơn giản.
Bộ Y Tế, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp là 3 cơ quan chịu trách nhiệm quản lý và cấp giấy chứng nhận.
Cách xác định: Bạn căn cứ vào ngành nghề sản xuất, kinh doanh của cơ sở. Sau đó đối chiếu với danh mục quản lý của từng bộ để xác định cơ quan cấp chứng nhận cho mình.

III. NƠI CẤP CHỨNG NHẬN ATTP?

Tuy được quản lý bởi các Bộ nhưng các Bộ sẽ ủy quyền hoặc phân cấp quản lý cho cấp dưới.
Thông thường và đa số các thì các sản phẩm thực phẩm sẽ chịu sự quản lý của Bộ Y Tế. Và nếu cơ sở bạn sản xuất kinh doanh mặt hàng thuộc Bộ Y Tế quản lý thì cơ quan làm việc và cấp giấy chứng nhận trực tiếp sẽ là CHI CỤC AN TOÀN THỰC PHẨM của địa phương bạn kinh doanh.
VD: bạn kinh doanh tại TP.HCM, thì Chi cục an toàn thực phẩm HCM nay là Ban quản lý ATTP sẽ là nơi cấp giấy chứng nhận

IV. HỒ SƠ PHÁP LÝ CẦN NHỮNG GÌ?

- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận vsattp
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm tương ứng (photo công chứng)
- Giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người tiếp xúc với thực phẩm (photo và đóng dấu xác nhận của cơ sở kinh doanh)
- Giấy khám sức khỏe thẻ xanh của chủ cơ sở và người tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm (photo, đóng dấu cơ cở) hoặc danh sách khám sức khỏe (nếu số lượng trên 30 người)
- Bản vẽ, sơ đồ mặt bằng kinh doanh
- Bảng liệt kê trang thiết bị phục vụ cho việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm
- Giấy ủy quyền (Nếu giám đốc hoặc chủ cơ sở ủy quyền cho người khác quản lý việc sản xuất kinh doanh thực phẩm và tiếp đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm khi cần thiết). Thông thường chủ cơ sở không có thời gian đi tập huấn kiến thức và tiếp đoàn kiểm tra thì ủy quyền trách nhiệm cho người quản lý khác.

V. TRƯỜNG HỢP NÀO KHÔNG CẦN XIN GIẤY PHÉP ATTP?

Các cơ sở sau đây không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
b) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
c) Sơ chế nhỏ lẻ;
d) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
đ) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
g) Nhà hàng trong khách sạn;
h) Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
i) Kinh doanh thức ăn đường phố;
k) Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn ( HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
Bạn kinh doanh nhỏ lẻ không có địa điểm cố định hoặc bán hàng rong sẽ thuộc trường hợp không cần giấy chứng nhận vsattp. Quy định cho trường hợp này còn chưa rõ và khó mập mờ nhưng thông thường và đa số kinh doanh liên quan đến thực phẩm thì đều thuộc trường hợp phải xin giấy chứng nhận. Trừ những trường hợp kinh doanh rất nhỏ và bán rong.
Đối với trường hợp không cần xin giấy chứng nhận nhưng vẫn phải thực hiện bản cam kết an toàn thực phẩm và phải có giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm và giấy khám sức khỏe thẻ xanh.

VI. CÓ NÊN MUA GIẤY PHÉP ATTP HAY KHÔNG?

Cơ sở kinh doanh tuyệt đối không nên và cẩn thuận với các trường hợp mua giấy chứng nhận vsattp giả nhé. Đây là vấn đề khá nghiêm trọng cần phải tránh, vì “tiền mất tật mang”. Bạn không thể qua mặt cơ quan chức năng khi mua giấy chứng nhận này vì họ quản lý rất chặt và trong quy trình sẽ có giai đoạn thẩm định nên họ rất nắm tình hình địa bàn.
Việc cơ sở xin giấy chứng nhận tuy tốn kém nhưng cũng có nhiều mặt có lợi. Khi cơ sở treo giấy chứng nhận ở một nơi dễ thấy hoặc website thì đó coi như một hình thức pr, khẳng định chất lượng, vệ sinh của sản phẩm bạn cung cấp. Và luôn nhớ tuyệt đối không mua giấy chứng nhận vsattp trong bất kỳ trường hợp nào.

VII. THỜI HẠN SỬ DỤNG? GIA HẠN NHƯ THẾ NÀO?

Đây là loại giấy chứng nhận có thời gian sử dụng cụ thể. Thời hạn của giấy chứng nhận này là 3 năm kế từ ngày được cấp phép. Cơ sở kinh doanh phải thực hiện xin giấy phép lại trước khi hết hạn.
Doanh nghiệp hoặc cơ sở kinh doanh nên thực hiện xin cấp lại trước khi hết hạn vì có thể phạt hành chính hoặc bị rút giấy chứng nhận nếu không thực hiện đúng quy định.
Hồ sơ xin cấp lại tương tự như xin giấy chứng nhận lần đầu nhé.

VIII. THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP ATTP CỤ THỂ NHƯ THẾ NÀO?

Bước 1: Đăng ký kinh doanh (đăng ký được cấp giấy chứng nhận kinh doanh ở sở kế hoạch đầu tư hoặc ủy ban nhân dân quận huyện)
Bước 2: Xác định lại ngành nghề sản xuất kinh doanh thực phẩm cụ thể là gì? Đã đăng ký ngành nghề ấy trong giấy phép kinh doanh chưa? Nếu giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chưa có thì phải bổ sung ngành nghề phù hợp trước khi chuẩn nôp hồ sơ.
Bước 3: Xác định cơ quan cấp là cơ quan nào. Bộ Y tế, Nông Nghiệp hay Công Thương. Căn cứ vào danh mục quản lý theo mặt hàng kinh doanh. Việc xác định đúng sẽ là tiền đề để bạn chuẩn bị hồ sơ chính xác theo yêu cầu của cơ quan sẽ cấp giấy chứng nhận.
Bước 4: Soạn hồ sơ. Bộ hồ sơ chuẩn bị theo đúng quy định, nên tham khảo các bản mẫu được treo tại bảng hướng dẫn tại chi cục an toàn thực phẩm. Bước này quan trọng nhất nên chúng tôi sẽ nói thật kỹ bước này. Hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị cấp chứng nhận. Tải mẫu trên mạng.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (photo công chứng). Lưu ý là đã có ngành nghề kinh doanh thực phẩm của bạn.
- Giấy xác nhận tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm của quản lý và nhân viên trực tiếp tiếp xúc với thực phẩm (photo đóng dấu cơ sở hoặc trên 30 người thì cung cấp danh sách). Chúng ta thường ngại bước này vì cần phải đăng ký tập huấn kiến thức, ôn bài và đi thi. Bạn đăng ký tập huấn kiến thức tại chi cục an toàn thực phẩm nơi cấp giấy chứng nhận cho cơ sở và đi thi theo thông báo của họ. Liên hệ với chi cục an toàn thực phẩm để được hướng dẫn cụ thể. Bước này không khó chỉ mất thời gian đi lại.
- Giấy khám sức khỏe thể xanh (photo đóng dấu cơ sở hoặc trên 30 người thì cung cấp danh sách). Bạn google để tìm nơi khám sức khỏe thẻ xanh nhé. Khám sức khỏe này thì đơn giản, tương tự như khám sức khỏe thông thường, chỉ chi tiết hơn chút thôi.
- Bản vẽ mặt bằng, và bố trí trang thiết bị sản xuất kinh doanh thực phẩm. Bạn tự vẽ mặt bằng và nơi đặt bàn ghế hoặc chế biến sản phẩm.
- Bảng liệt kê trang thiết bị sản xuất kinh doanh. Nồi nêu xoang chảo muỗng đĩa… Cái gì liên quan việc chế biến, sản xuất thực phẩm thì liệt kê ra hết.
Bước 5: Nộp hồ sơ tại cơ quan cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu hồ sơ chưa đúng bạn sẽ được hướng dẫn điều chỉnh bổ sung, còn hồ sơ hợp lệ và chính xác thì sẽ được nhận tại bộ phận tiếp nhận. Bạn đóng lệ phí và chờ kết quả thẩm định hồ sơ.
Bước 6: Trả kết quả thẩm định hồ sơ. Việc được nhận hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận chưa chắc là hồ sơ đã đúng. Chỉ là hồ sơ hợp lệ, bạn phải chờ bộ phận xử lý, thẩm định mới biết hồ sơ đã chính xác chưa. Bộ phận thẩm định hồ sơ sẽ có thông báo trả lời là hồ sơ đã đúng hay chưa, nếu chưa là sai hoặc thiếu chỗ nào để cơ sở bổ sung.
Bước 7: Nhận thông báo hồ sơ được thẩm định hợp lệ và chờ ngày cơ quan chức năng xuống địa điểm kinh doanh thẩm định thực tế.
Bước 8: Nếu thẩm định cơ sở kinh doanh chưa đúng với hồ sơ cung cấp thì sẽ hướng dẫn điều chỉnh bổ sung hồ sơ. Nếu cơ sở kinh doanh thực tế như hồ sơ và đảm bảo đúng quy định an toàn thực phẩm thì lập biên bản làm việc và chờ nhận kết quả.
Bước 9: Nhận kết quả. Bạn đem giấy hẹn trả kết quả lên nơi cấp giấy xác nhận được nhận kết quả và hoàn thành việc đăng ký cấp giấy chứng nhận.

IX. TRUỜNG HỢP NÀO THU HỒI GIẤY PHÉP ATTP?

Công ty hoặc cơ sở sản xuất kinh doanh sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận VSATTP trong các trường hợp sau:
- Không kinh doanh thực phẩm sau khi đã được cấp giấy chứng nhận vsattp.
- Chuyển ngành nghề khác không liên quan đến kinh doanh thực phẩm sau khi đã được cấp giấy chứng nhận.
- Vi phạm thủ tục hành chính liên quan đến an toàn thực phẩm.
Cơ sở nên lưu ý vì khi bị thu hồi giấy chứng nhận thì rất khó để được cấp lại. Vì vậy nên đảm bảo và theo dõi thời hạn của giấy chứng nhận để kịp thời gia hạn. Việc bị thu hồi đồng nghĩa với việc bạn không thể tiếp tục kinh doanh thực phẩm nữa với pháp nhân của cơ sở và địa điểm kinh doanh ấy.

X. MỨC PHẠP ĐỐI VỚI DN KHÔNG CÓ GIẤY PHÉP ATTP?

Cơ sở bị phạt từ 500.000 – 1.000.000 (nếu cấp xã quản lý); từ 3.000.000 - 5.000.000 đồng (cấp quận huyện quản lý); từ 10.000.000 – 15.000.000 đồng (cấp tỉnh) đối với hành vi không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định hoặc có nhưng đã hết thời hạn trên 03 tháng.
* Có được cấp lại giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm không?
Đầu tiên cần phải xác định các trường hợp được cấp lại: thay đổi chủ cơ sở, thay đổi địa chỉ kinh doanh nhưng không đổi vị trí hoặc quy trình sản xuất kinh doanh, thay đổi tên cơ sở.
Bạn sẽ được cấp lại nếu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm còn thời hạn và thuộc các trường hợp trên.
Trường hợp được cấp lại khác với trường hợp xin cấp lại khi giấy chứng nhận hết hạn. Bạn cần phân biệt rõ, trường hợp xin cấp lại khi hết hạn thì thủ tục sẽ tương tự như xin cấp mới. Trường hợp xin cấp lại do thay đổi các thông tin trên thì hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị xin cấp lại giấy chứng nhận – mẫu số 04
- Bản sao công chứng giấy chứng nhận kinh doanh sau khi thay đổi thông tin
- Bản gốc giấy chứng nhận đủ điều kiện vsattp
- Giấy chứng nhận tập huấn kiến thức (photo đóng dấu cơ sở)
- Giấy khám sức khỏe cấy phân – thẻ xanh (photo đóng dấu cơ sở)

XI. QUY TRÌNH CẤP CHỨNG NHẬN ATTP CỦA CƠ QUAN CHỨC NĂNG?

B1: Tiếp nhận hồ sơ tại bộ phận nhận hồ sơ. Hồ sơ nộp tại chi cục an toàn thực phẩm, bộ phận tiếp nhận sẽ xem xét hồ sơ ban đầu về số lượng hồ sơ, bộ hồ sơ có gồm những hồ sơ theo quy định, xem xét nhưng sai sót ban đầu. Nếu hồ sơ đầy đủ các hồ sơ yêu cầu thì được tiếp nhận.
B2: Bộ phận tiếp nhận chuyển hồ sơ cho bộ phận thẩm định hồ sơ. Hồ sơ sẽ được thẩm định kỹ hơn về mặt pháp lý, đối chiếu các thông tin trên hệ thống thông tin quốc gia và hồ sơ cơ sở nộp lên. Kiểm tra chi tiết các chỉ tiêu khai báo trên hồ sơ. Bộ phận thẩm định hồ sơ sẽ ra thông báo chấp thuận hay không chấp thuận hồ sơ. Trường hợp không chấp nhận phải ra công văn bổ sung điều chỉnh nêu rõ lý do không chấp thuận. Trường hợp chấp nhận thì ra thông báo chấp thuận và hẹn lịch thẩm định thực tế tại cơ sở sản xuất kinh doanh
B3: Thẩm định tại cơ sở, cán bộ thẩm định sẽ kiểm tra thực tế so với hồ sơ gốc lưu tại cơ sở và hồ sơ khai báo có đúng với thực tế không. Nếu không sẽ hướng dẫn điều chỉnh bổ sung. Thời hạn không quá 15 ngày. Nếu đúng như thông tin khai báo thì lập biên bản và lập phiếu hẹn trả kết quả.
B4: Bàn giao giấy chứng nhận theo ngày hẹn trả cho cơ sở kinh doanh tại bộ phận trả kết quả.
Trên đây là bài viết tổng quát về giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Chúng tôi cố gắng giải quyết và nêu ra hầu hết cái vấn đề liên quan nhưng chắc chắn không thể chính xác và đầy đủ hoàn toàn.
Nếu có thắc mắc bạn có thể liên hệ trực tiếp hotline bên dưới, chúng tôi tư vấn nhiệt tình và hoàn toàn miễn phí nếu bạn cần hỗ trợ.

XII. ATV MEDIA CUNG CẤP DỊCH VỤ GIẤY PHÉP ATTP TRỌN GÓI:

Với kinh nghiệm và kiến thức thực tế, hiện chúng tôi cung cấp dịch vụ cho rất nhiều khách hàng nhưng chúng tôi vẫn luôn duy trì được chất lượng và nhận được phản hồi rất tốt từ quý khách hàng. Đây là lý do mà bạn nên hợp tác với chúng tôi:
- Chúng tôi cam kết không phát sinh thêm chi phí khi đã ký kết hợp đồng
- Báo giá trọn gói, chỉ 1 giá
- Chúng tôi luôn có hỗ trợ, và giảm 10% cho lần đăng ký tiếp theo
- ATV MEDIA là chuyên gia trong lĩnh vực an toàn thực phẩm. Chúng tôi xác định đây là lĩnh vực chính của mình. Hiện nay rất ít đơn vị chuyên nghiệp như chúng tôi trong lĩnh vực này
- Thanh toán đơn giản. Bạn thanh toán chỉ 50% khi ký kết hợp đồng bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. Phần còn lại khi nhận được giấy chứng nhận mới phải thanh toán.
- Vì kinh nhiệm khá nhiều trong lĩnh vực này nên hạn chế được sai sót và tư vấn chuyên sâu về mặt pháp lý an toàn thực phẩm cho cơ sở
- Không phải đi lại nhiều, chúng tôi tìm mọi cách để tối ưu thời gian đi lại của quý khách hàng.
- Báo cáo tiến độ thực hiện công việc cho khách hàng
- Và quan trọng nhất chúng tôi luôn làm việc hết mình để đem đến sự happy cho bạn.
Để được tư vấn và nếu có thắc mắc vui lòng liên hệ hotline bên dưới. Đừng ngần ngại gọi điện, chúng tôi sẽ làm bạn hài lòng từ khâu tư vấn. Hãy liên hệ ngay, tôi đảm bảo bạn sẽ bất ngờ với các ưu đãi và chất lượng dịch vụ của chúng tôi.
Xin giấy phép an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất hạt điều rang muối
Xin giấy phép an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất gia vị
Xin giấy phép an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất bánh kem
Xin giấy phép an toàn thực phẩm cho quán ăn
Xin giấy phép an toàn thực phẩm cho cơ sở đóng trà
Xin giấy phép an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất trái cây sấy
Xin giấy phép an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất đậu hủ
Xin giấy phép an toàn thực phẩm cho cơ sở đóng gói trái cây tươi
Xin giấy phép an toàn thực phẩm cho cơ sở đóng gói nấm linh chi
Xin giấy phép an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất đông trùng hạ thảo
Xin giấy phép an toàn thực phẩm cho cơ sở đóng gói mật ong
Xin giấy phép an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất nước mắm
Xin giấy phép an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất nước đá viên
Xin giấy phép an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất bún
Xin giấy phép an toàn thực phẩm cơ sở đóng gói thịt đông lạnh
Xin giấy phép an toàn thực phẩm cơ sở kinh doanh rau củ quả thịt
Xin giấy phép an toàn thực phẩm sơ chế đóng gói Yến Sào, Yến tinh chế
Xin giấy phép an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất yến nước yến hủ
Xin giấy phép an toàn thực phẩm sản xuất bia tươi
Xin giấy phép an toàn thực phẩm cho sản xuất trà túi lọc
Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm sản xuất cafe bột cafe hạt
Xin giấy phép an toàn thực phẩm cho siêu thị cửa hàng tiện lợi
Xin giấy phép an toàn thực phẩm sản xuất nước uống tinh khiết
Xin giấy phép an toàn thực phẩm sản xuất nước uống đóng bình chai
Xin giấy phép an toàn thực phẩm cung cấp suất ăn công nghiệp
Xin giấy phép an toàn thực phẩm cho quán cafe
Xin giấy phép an toàn thực phẩm cho quán kem
Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho quán karaoke, quán bar, club
Xin giấy phép an toàn thực phẩm cửa hàng chế biến món ăn sẵn
Xin giấy phép an toàn thực phẩm cho quán trà sữa
Xin giấy phép an toàn thực phẩm cho căn tin trường học bệnh viện