Công bố thực phẩm hay gọi đầy đủ là Công bố chất lượng sản phẩm thực phẩm, thủ tục này giúp cơ quan chức năng dễ dàng quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm từ đó đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.
I. TẠI SAO PHẢI CÔNG BỐ THỰC PHẨM:
- Chất lượng sản phẩm thực phẩm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người tiêu dùng, vì thê Công bố sản phẩm thực phẩm là thủ tục bắt buộc cơ sở, doanh nghiệp phải thực hiện để đủ điều kiện kinh doanh tại Việt Nam khi sản phẩm của họ nằm trong danh mục cần phải đăng ký tự công bố / công bố thực phẩm.
- Mỗi năm cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ thanh tra, kiểm tra thường xuyên để kiểm soát tình hình
an toàn thực phẩm nên một khi cơ sở, doanh bị phát hiện kinh doanh trái phép không có giấy
công bố sản phẩm thì sẽ bị xử phạt rất nặng tùy theo mức độ.
- Công bố sản phẩm trước khi đưa ra thị trường sẽ giúp sản phẩm cũng như doanh nghiệp:
+ Có được chỗ đứng trên thị trường ngay sau khi mới bước chân vào đó.
+ Tạo lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp đối với doanh nghiệp chưa có giấy công bố
+ Tạo được niềm tin cũng như sự ấn tượng đối với khách hàng, giúp sản phẩm doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với khách hàng trong tương lai, cũng như ngay khi tung ra sản phẩm mới.
II. NHÓM SẢN PHẨM CẦN PHẢI CÔNG BỐ CHẤ LƯỢNG:
1. Sản phẩm cần đăng ký hồ sơ công bố:
- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.
- Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.
-
Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới,
phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định
Lưu ý: Từ ngày 01 tháng 07 năm 2019 thì cơ sở, doanh nghiệp khi đăng ký công bố sản phẩm bắt buộc phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) hoặc chứng nhận tương đương trong trường hợp sản phẩm nhập khẩu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
III. NHỮNG KHÓ KHĂN DOANH NGHIỆP THƯỜNG GẶP:
Khi doanh nghiệp thực phẩm thực hiện và áp dụng quy định trên một trong những khó khăn doanh nghiệp thường gặp phải là:
- Sản phẩm của mình thuộc danh mục sản phẩm được phép tự công bố hay phải đăng ký công bố?
- Sản phẩm thực phẩm này có cần phải kiểm nghiệm trước khi công bố / tự công bố không ? Kiểm nghiệm bao nhiêu chỉ tiêu ? làm ở đâu, quy trình, thời gian và chi phí như thế nào ?
Để hỗ trợ các doanh nghiệp thực phẩm tháo gỡ các khó khăn trên
ATV xây dựng và triển khai chương trình tư vấn miễn phí và dịch vụ xây dựng tiêu chuẩn, xin giấy chứng nhận hợp quy/phù hợp quy định
ATTP. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm trong ngành cùng đội ngũ chuyên viên trẻ, nhiệt tình và năng động
ATV MEDIA cam kết mang đến cho doanh nghiệp dịch vụ:
Nhanh – Chính xác – Trọn gói – Tiết kiệm – Hậu mãi.
IV. THÀNH PHẦN HỒ SƠ CÔNG BỐ:
1. Hồ sơ tự công bố sản phẩm
- Bản tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm. Bản này đã có mẫu sắn theo mẫu số 01 Nghi định 15/2018/NĐ-CP ban hành.
- Phiếu kết quả kiểm định sản phẩm, trong trường hợp DN chưa đưa mẫu đi test ATV MEDIA sẽ hỗ trợ DN đưa mẫu đi test tại cơ quan kiểm định có chức năng có phép.
- Thông tin sản phẩm cần công bố
2. Hồ sơ Công bố sản phẩm thực phẩm:
- Bản công bố sản phẩm được quy định tại Mẫu số 02 nghị định 15/2018/NĐ-CP ban hành
- Phiếu
kết quả kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm. Thời gian được tính 12 tháng cho đến ngày doanh nghiệp nộp hồ sơ lên cơ quan chức năng. (Trong phiếu này cần ghi rõ các chỉ tiêu an toàn thực phẩm đã được công bố do bộ Y tế ban hành và công nhận).
- Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố.
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong trường hợp cơ sở thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) trong trường hợp sản phẩm sản xuất trong nước là thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Cơ sở, doanh nghiệp cần chú ý: Thành phần hồ sơ tự công bố / công bố sản phẩm thực phẩm phải được thể hiện bằng tiếng Việt 100%. Muốn biết thêm thông tin chi tiết hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn
V. QUY TRÌNH TƯ VẤN CÔNG BỐ SẢN PHẨM:
- Tư vấn toàn diện các vấn đề pháp lý và các khía cạnh pháp luật khác liên quan đến việc công bố tại Việt Nam. Đặc biệt là các thủ tục liên quan đến hải quan và lưu thông hàng trên thị trường.
- Nghiên cứu và xem xét các tài liệu do khách hàng cung cấp để xây dựng chỉ tiêu xét nghiệm theo quy chuẩn, tiêu chuẩn.
- Tư vấn chi tiết về tính hợp pháp và hợp lệ của từng tài liệu cũng như việc sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện các tài liệu đó.
- Sửa đổi, bổ sung các tài liệu không chính xác và/hoặc chuẩn bị các tài liệu mới để đáp ứng kịp yêu cầu về mặt thời gian theo quy định của pháp luật hiện hành;
- Xây dựng chỉ tiêu xét nghiệm (tối ưu thời gian và chi phí xét nghiệm), gửi mẫu và nhận kết quả xét nghiệm.
- Xây dựng và tối ưu hồ sơ công bố để không chỉ ra giấy phép Công bố mà còn thuận lợi cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp sau này (tối ưu cho xuất-nhập khẩu sản phẩm, dễ thay đổi bao bì- nhãn sản phẩm…).
- Đại diện doanh nghiệp, nộp hồ sơ và đóng phí Công bố tại các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
- Theo dõi quy trình thẩm định hồ sơ, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình ra giấy phép.
- Nhận giấy chứng nhận và hồ sơ đã được xác nhận và gửi cho khách hàng.
ATV hỗ trợ đến tư vấn tận nơi, giao nhận hồ sơ giấy tờ, giấy phép miễn phí nếu khách hàng không thể sắp xếp thời gian đến trụ sở công ty
Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn và thực hiện thủ tục công bố sản phẩm, Chúng tôi luôn đem đến những dịch vụ tốt nhất, chất lượng nhất cho Quý khách hàng.
Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm trong ngành cùng đội ngũ chuyên viên trẻ, nhiệt tình và năng động ATV cam kết mang đến cho doanh nghiệp dịch vụ: Nhanh – Chính xác – Trọn gói – Tiết kiệm – Hậu mãi.