0908.326.779 - 0906.362.707
 

Dịch vụ hồ sơ làm công bố sản phẩm

03/10/2022    5/5 trong 27302 lượt 
Dịch vụ hồ sơ làm công bố sản phẩm
ATVC có thể tư vấn cho tôi về công bố sản phẩm là gì? Không làm giấy công bố sản phẩm thì có làm sao không? Nếu như muốn làm giấy công bố sản phẩm thì tôi cần tìm đến đâu? Mong ATV tư vấn cụ thể.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi; để giải đáp thắc mắc của bạn; cũng như vấn đề: Dịch vụ làm giấy công bố sản phẩm? Được quy định như thế nào? Đây chắc hẳn; là thắc mắc của; rất nhiều người để giải đáp thắc mắc đó cũng như trả lời cho câu hỏi ở trên; thì hãy cùng tham khảo qua; bài viết dưới đây của chúng tôi để làm rõ vấn đề nhé.

I. Công bố sản phẩm là gì?

Công bố sản phẩm là khai báo cho cơ quan chức năng có thẩm quyền biết về chất lượng hàng hóa, mà doanh nghiệp hay tổ chức cá nhân sản xuất ra hàng hóa đó, hay sản phẩm nhập khẩu từ bên nước ngoài về Việt Nam. Công bố sản phẩm được chia thành hai loại đó là, công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định.
Giấy phép công bố sản phẩm tiếng Anh là văn bản pháp lý mà doanh nghiệp dùng để tự công bố hay đăng ký bản công bố chất lượng sản phẩm thực phẩm được thể hiện bằng tiếng Anh.
Giấy công bố chất lượng sản phẩm cũng sẽ có 02 bản tiếng Anh riêng biệt là:
- Bản tự công bố sản phẩm tiếng Anh: Product Self-declaration
- Giấy đăng ký bản công bố sản phẩm (công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm): Product Disclosure

II. Công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm

Sản phẩm thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn; phụ gia thực phẩm; chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; dụng cụ tiếp súc với thực phẩm, vật liệu bao gói thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm (sau đây còn gọi chung là sản phẩm) chưa có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường cho đến khi quy chuẩn kỹ thuật tương ứng được ban hành và có hiệu lực.
các hình thức công bố chất lượng sản phẩm

III. Công bố hợp quy

Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn; phụ gia thực phẩm; chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; dụng cụ tiếp xúc với thực phẩm, vật liệu bao gói thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm (sau đây còn gọi chung là sản phẩm) đã có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố hợp quy và đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.

IV. Những sản phẩm nào cần phải thực hiện công bố?

Công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm hiện có 2 hình thức là tự công bố và công bố. Và tùy theo từng đối tượng sản phẩm mà doanh nghiệp thực hiện công bố hoặc tự công bố sản phẩm theo quy định của Nhà nước.

1. Đối tượng cần đăng ký bản công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm?

Theo điều 6 của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính Phủ ban hành nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm, đối tượng cần đăng ký công bố sản phẩm bao gồm:
- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe
- Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, thực phẩm dinh dưỡng y học
- Sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ dưới 36 tháng tuổi
- Phụ gia sản phẩm có công dụng mới hoặc không nằm trong nhóm phụ gia được phép sử dụng, không đúng đối tượng theo quy định của Bộ y tế.

2. Đối tượng tự công bố

Căn cứ vào khoản 1 Điều 4 Nghị định 15/2018/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 02/02/2018, đối tượng nằm trong danh sách tự công bố chất lượng sản phẩm như sau:
- Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn
- Các loại phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến
- Dụng cụ chứa/ bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
- Sản phẩm chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc sản phẩm phục vụ cho việc sản xuất sử dụng trong nội bộ, không tiêu thụ ra thị trường bên ngoài được miễn thực hiện tự công bố.
- Công bố chất lượng sản phẩm là việc làm không thể thiếu của các doanh nghiệp khi muốn đưa sản phẩm, hàng hóa ra thị trường tiêu thụ.
Hướng dẫn làm thủ tục công bố sản phẩm

V. Hướng dẫn làm thủ tục công bố sản phẩm

Tương ứng với 2 hình thức công bố chất lượng sản phẩm thì quy trình và hồ sơ để thực hiện công bố cũng khác nhau. Sau đây chúng tôi xin đưa ra quy trình thực hiện và thành phần hồ sơ chung dành cho tất cả sản phẩm thuộc nhóm đăng ký bản công bố và tự công bố.

1. Thủ tục đăng ký bản công bố:

- Bản công bố sản phẩm theo Mẫu số 02
- Giấy chứng nhận lưu hành từ do/ Giấy chứng xuất khẩu/ Giấy chứng nhận y tế cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu sản phẩm (đối với sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài)
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm
- Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc các thành phần có trong sản phẩm
- Giấy chứng nhận cơ thực hành tốt sản xuất hoặc giấy chứng nhận tương đương

2. Thủ tục tự công bố:

- Bản tự công bố sản phẩm theo mẫu 01 của Nghị định 15/2018/NĐ-CP.2. 
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm chất lượng của sản phẩm được trong vòng 12 tháng tính từ ngày kiểm nghiệm đến ngày nộp hồ sơ.
- Giấy phép đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

VI. Dịch vụ làm giấy công bố sản phẩm

1. Công bố thực phẩm

- Bản công bố theo Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP
- Bản kê khai thông tin chi tiết về sản phẩm
- Kế hoạch giám sát định kỳ
- Mẫu sản phẩm lưu hành tại nước xuất xứ
- Nội dung nhãn phụ sản phẩm
- Mẫu sản phẩm hoàn chỉnh đối với các sản phẩm lần đầu tiên được nhập về Việt Nam
- Giấy phép kinh doanh. Để có được giấy phép, nếu là thương nhân nhập khẩu từ nước ngoài phải có ngành nghề kinh doanh thực phẩm: đồ uống, sữasản phẩm từ sữa, thực phẩm chức năng. Nếu là công ty sản xuất thì phải có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm cùng chi tiết cụ thể sản phẩm sẽ được công bố theo dự kiến.
- Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất kinh doanh đã đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

2. Quy trình thực hiện

- Chuẩn bị hồ sơ, thủ tục công bố mỹ phẩm theo quy định
- Tiến hành đăng ký tạo tài khoản trên hệ thống cấp số tiếp nhận phiếu công bố mỹ phẩm sau đó nộp hồ sơ online
- Sau khi tổ chức, cá nhân xác nhận nộp hồ sơ, hồ sơ sẽ được chuyển đến chuyên viên kiểm tra để thẩm định về tính hợp lệ và hợp pháp. Nếu hồ sơ đủ điều kiện sẽ có thông báo trả kết quả

3. Công bố thực phẩm chức năng

- Bản đăng ký công bố thực phẩm chức năng được soạn theo Mẫu số 02 Nghị định 38/2012/NĐ-CP
- Bản kê khai thông tin sản phẩm soạn theo Mẫu số 03b Nghị định 38/2012/NĐ-CP
- Giấy chứng nhận sản phẩm lưu hành tự do
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm chức năng có đầy đủ chỉ tiêu kiểm nghiệm bắt buộc theo từng sản phẩm theo quy định, thời gian trong vòng 12 tháng kể từ ngày kiểm nghiệm đến ngày nộp hồ sơ công bố
- Bản kế hoạch giám sát định kỳ
- Nhãn sản phẩm lưu hành tại nước xuất xứ và nhãn phụ bằng tiếng Việt;
- Mẫu sản phẩm hoàn chỉnh
- Tài liệu khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc công dụng của mỗi thành phần tạo nên sản phẩm
Hướng dẫn làm thủ tục công bố thực phẩm chức năng

4. Có nên lựa chọn dịch vụ công bố sản phẩm trọn gói hay không?

Hiện nay, các công ty, cơ sở sản xuất hoặc kinh doanh sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài liên tục được thành lập, đồng nghĩa với nhu cầu thực hiện công bố sản phẩm cũng ngày càng tăng cao. Chính vì vậy các đơn vị dịch vụ công bố sản phẩm trọn gói cũng xuất hiện ngày càng dày đặc trên khắp cả nước, đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Tp. HCM.
Lợi ích của việc chọn dịch vụ công bố sản phẩm
Với dịch vụ công bố, quý khách sẽ nhận được rất nhiều lợi ích sau đây:
- Tư vấn toàn bộ vấn đề pháp lý liên quan đến mỗi sản phẩm
- Hướng dẫn chi tiết cách chuẩn bị các tài liệu pháp lý, hỗ trợ soạn thảo hồ sơ đầy đủ, chính xác nhất
- Đại diện doanh nghiệp nộp hồ sơ và đóng phí lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để hồ sơ nhanh chóng được chấp thuận
- Nhận kết quả và trả kết quả cho khách hàng
- Dịch vụ công bố sản phẩm là giải pháp hữu hiệu dành đối với tất cả doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hiện nay. Tuy nhiên mỗi đơn vị dịch vụ có cách làm việc, tiến độ thực hiện, mức giá khác nhau, chúng ta nên chọn đơn vị dịch vụ nào để vừa đảm bảo chất lượng tốt, vừa đảm bảo giá cả phải chăng nhất?

VII. Câu hỏi thường gặp:

1. Tự công bố sản phẩm là gì?

Tự công bố sản phẩm chính là việc doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đăng ký các sản phẩm hàng hóa nằm trong hoạt động kinh doanh của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền một cách tự nguyện mà không bị nhà nước ép buộc. Tuy nhiên các sản phẩm này phải nằm trong nhóm những sản phẩm không bắt buộc phải đăng ký công bố chất lượng sản phẩm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ ban hành về quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm.
Trong khoản 1 Điều 4 Nghị định 15/2018/NĐ-CP có ghi rõ nhưng đối tượng nằm trong danh sách tự công bố chất lượng sản phẩm như sau:
Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn
Các loại phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến
Dụng cụ chứa/ bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm

2. Thành phần hồ sơ công bố sản phẩm là gì?

- Phiếu đăng ký lưu hành mỹ phẩm
- Giấy ủy quyền của nhà sản xuất/ chủ sở hữu sản phẩm
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do (với sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu)
- Bản thông tin và công thức thành phần của sản phẩm
- Tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp thử
- Tài liệu khoa học chứng minh công dụng đặc biệt của sản phẩm
- Tài liệu nghiên cứu độ ổn định của sản phẩm
- Cam kết về công thức không chứa chất cấm và tuân thử theo giới hạn hàm lượng các chất bị hạn chế theo công thức đã công bố

3. Lợi ích nhận được khi doanh nghiệp thực hiện công bố chất lượng sản phẩm?

Việc công bố chất lượng sản phẩm không chỉ để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng mà còn thúc đẩy hoạt động kinh doanh tốt hơn. Các sản phẩm khi được công bố sẽ nhận được sự chú ý nhiều hơn, tạo được niềm tin, khách hàng sẽ yên tâm khi lựa chọn và sử dụng.
Hơn nữa đây cũng là một lợi thế rất lớn trong cạnh tranh với những sản phẩm cùng loại mà chưa được công bố bởi giữa 2 sản phẩm này thì sản phẩm được công bố với cơ quan nhà nước chắc chắn sẽ đảm bảo hơn. Từ đó doanh số bán hàng ngày càng tăng, lợi nhuận thu về hơn cả mong đợi.
ATV - Partner for Your Success!
ATV CONSULT