Nghị định này quy định điều kiện về sản xuất, kinh doanh, quảng cáo, kiểm nghiệm thực phẩm và chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy, tổ chức kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất,
kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
4. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh
dịch vụ ăn uống và kinh doanh thức ăn đường phố;
5. Điều kiện xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm và sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ;
6. Điều kiện đối với cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm;
7. Điều kiện đối với tổ chức thực hiện kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu;
8. Điều kiện chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy đối với thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm,
vật liệu bao gói,
dụng cụ tiếp xúc với thực phẩm.
9. Trình tự, thủ tục cấp, cấp đổi, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; dụng cụ, vật liệu bao gói
chứa đựng thực phẩm; thực phẩm chức năng; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.
12. Trình tự, thủ tục chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước và cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng về an toàn thực phẩm.
13. Trình tự, thủ tục chỉ định tổ chức thực hiện kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu.
14. Trình tự, thủ tục chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy đối với thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vật liệu bao gói, dụng cụ tiếp xúc với thực phẩm.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam tham gia sản xuất, kinh doanh, quảng cáo và kiểm nghiệm thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân).
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thực phẩm bổ sung (Supplemented Food) là thực phẩm thông thường được bổ sung vi chất và các yếu tố có lợi cho sức khoẻ như vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzym, probiotic, prebiotic và chất có hoạt tính sinh học khác.
2. Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ (Health Supplement, Food Supplement, Dietary Supplement) là sản phẩm được chế biến dưới dạng viên nang, viên hoàn, viên nén, cao, cốm, bột, lỏng và các dạng chế biến khác có chứa một hoặc hỗn hợp của các chất sau đây:
a) Vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzym, probiotic và chất có hoạt tính sinh học khác;
b) Hoạt chất sinh học có nguồn gốc tự nhiên từ động vật, chất khoáng và nguồn gốc thực vật ở các dạng như chiết xuất, phân lập, cô đặc và chuyển hóa.
3. Thực phẩm dinh dưỡng y học còn gọi là thực phẩm dinh dưỡng dùng cho mục đích y tế đặc biệt (Food for Special Medical Purposes, Medical Food) là loại thực phẩm có thể ăn bằng đường miệng hoặc bằng ống xông, được chỉ định để điều chỉnh chế độ ăn của người bệnh và chỉ được sử dụng dưới sự giám sát của nhân viên y tế.
4. Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt (Food for Special Dietary Uses) dùng cho người ăn kiêng, người già và các đối tượng đặc biệt khác theo quy định của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (CODEX) là những thực phẩm được chế biến hoặc được phối trộn theo công thức đặc biệt nhằm đáp ứng các yêu cầu về chế độ ăn đặc thù theo thể trạng hoặc theo tình trạng bệnh lý và các rối loạn cụ thể của người sử dụng. Thành phần của thực phẩm này phải khác biệt rõ rệt với thành phần của những thực phẩm thông thường cùng bản chất, nếu có.
5. Bằng chứng khoa học là các thông tin, tài liệu khoa học từ các công trình nghiên cứu khoa học được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về nghiên cứu khoa học nghiệm thu hoặc được các tạp chí khoa học trong, ngoài nước công bố hoặc tài liệu về y học cổ truyền, cây thuốc, vị thuốc được công bố trên các ấn bản khoa học.
6. Lượng dùng khuyến cáo hằng ngày cho người Việt Nam (RNI - Recommended Nutrition Intakes) là nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam do Viện Dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế) công bố.
7. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ là cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm ở quy mô hộ gia đình, hộ cá thể có hoặc không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thực phẩm.
8. Điều kiện bảo quản đặc biệt đối với thực phẩm là việc sử dụng các trang thiết bị để điều chỉnh, duy trì các yêu cầu về nhiệt độ, khoảng nhiệt độ, độẩmvà các yếu tố khác trong bảo quản sản phẩm của nhà sản xuất nhằm bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm.
9. Kinh doanh thức ăn đường phố là loại hình kinh doanh thực phẩm, thức ăn, đồ uống để ăn ngay, uống ngay được bán rong trên đường phố hay bày bán tại những địa điểm công cộng (bến xe, bến tầu, nhà ga, khu du lịch, khu lễ hội) hoặc ở những nơi tương tự.
10. Cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nướclà cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm được Bộ Y tế chỉ định phục vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Thử nghiệm phục vụ quản lý nhà nước bao gồm thử nghiệm phục vụ các hoạt động: thanh tra, kiểm tra, giám sát, phân tích nguy cơ,
công bố sản phẩm hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
11. Cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng là cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm của Nhà nước được Bộ Y tế chỉ định thực hiệnthử nghiệm phục vụ giải quyết nội dung có tranh chấp về an toàn thực phẩm.
12. Phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận: là phòng kiểm nghiệm, được công nhận bởi tổ chức công nhận và độc lập với tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm.
22. Phòng kiểm nghiệm được thừa nhận: là phòng kiểm nghiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm được công nhận bởi tổ chức công nhận và phòng kiểm nghiệm được cơ quan có thẩm quyền tại nước ngoài chỉ định.
13. Hệ thống quản lý chất lượng bao gồm hệ thống tài liệu quản lý và kỹ thuật nhằm đảm bảo chất lượng, chính xác, minh bạch
kết quả kiểm nghiệm, toàn bộ hồ sơ liên quan đến hoạt động kiểm nghiệm và đảm bảo chất lượng kết quả kiểm nghiệm thực hiện tại cơ sở với phạm vi đăng ký như: nhân sự, trang thiết bị, cơ sở vật chất, phương pháp kiểm nghiệm.
14. Thử nghiệm thành thạo là việc thực hiện các phép thử trên cùng một mẫu bởi hai hay nhiều cơ sở kiểm nghiệm theo các điều kiện định trước nhằm đánh giá khả năng thực hiện phép thử đó của cơ sở kiểm nghiệm.
15. Tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định là tổ chức đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 68 của Nghị định này và được Bộ Y tế chỉ định để thực hiện việc chứng nhận sản phẩm phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước.
16. Thừa nhận kết quả chứng nhận hợp quy là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân hoạt động tại Việt Nam chấp nhận kết quả chứng nhận hợp quy do tổ chức đánh giá sự phù hợp của quốc gia, vùng lãnh thổ khác thực hiện.
17. Công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm: là việc tổ chức, cá nhân
tự công bố sản phẩm phù hợp với quy định an toàn thực phẩm đối với sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
18. Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu: là mức hoặc định lượng các chất quyết định giá trị dinh dưỡng và tính chất đặc thù của sản phẩm để nhận biết, phân loại và phân biệt với thực phẩm cùng loại.
19. Bản thông tin chi tiết về sản phẩm: là bản yêu cầu kỹ thuật của một sản phẩm (có chung tên sản phẩm,
nhãn hiệu, tiêu chuẩn chất lượng chủ yếu, tiêu chuẩn về hóa
lý, vi sinh vật) do tổ chức, cá nhân xây dựng và công bố phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCKT) tương ứng hoặc phù hợp với các quy định an toàn thực phẩm của Việt Nam (trong trường hợp sản phẩm chưa có QCKT) hoặc phù hợp với quy định của Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex) trong trường hợp Việt Nam chưa có quy định