0908.326.779 - 0906.362.707
 

Cơ sở sản xuất yến sào cần chuẩn bị những giấy tờ gì để xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm?

06/10/2022    5/5 trong 54 lượt 
Cơ sở sản xuất yến sào cần chuẩn bị những giấy tờ gì để xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm?
Cơ sở sản xuất yến sào cần chuẩn bị những giấy tờ gì để xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm?
Cơ sở sản xuất yến sào có thuộc diện phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm không? Nếu có thì điều kiện, trình tự thủ tục cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất yến sào là gì? Cơ sở sản xuất yến sào không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm bị phạt bao nhiêu tiền?

I. Cơ sở sản xuất yến sào có thuộc diện phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm không?

Căn cứ Điều 11 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định:
"Điều 11. Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này.
2. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật an toàn thực phẩm. Riêng đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phải tuân thủ các yêu cầu quy định tại Điều 28 Nghị định này."
Theo đó, nếu đơn vị chị không thuộc các đối tượng tại Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì phải tiến hành thủ tục xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Căn cứ STT 3 Mục XVII Phụ lục III ban hành kèm Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì Tổ yến và các sản phẩm từ tổ yến (Trừ đối tượng được sử dụng là dược liệu, thực phẩm chức năng do Bộ Y tế quản lý.) thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Cơ sở sản xuất yến sào có thuộc diện phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm không?

II. Cơ sở sản xuất yến sào có thuộc diện phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm không?

Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất yến sào cần thực hiện những gì?
Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (sau đây gọi là Giấy chứng nhận ATTP) được quy định tại Điều 17 Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT, cụ thể:
"Điều 17. Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (sau đây gọi là Giấy chứng nhận ATTP)
1. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP: Là các cơ quan thẩm định quy định tại Điều 5 Thông tư này theo nguyên tắc cơ quan nào thẩm định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản thì cơ quan đó cấp Giấy chứng nhận ATTP.
2. Giấy chứng nhận ATTP có hiệu lực trong thời gian 03 năm. Mẫu Giấy chứng nhận ATTP quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP bao gồm
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP theo mẫu tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản thuyết minh về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở theo Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận ATTP
a) Cơ sở nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP cho cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP quy định tại khoản 1 Điều 17 của Thông tư này. Hồ sơ có thể được nộp theo một trong các hình thức sau: trực tiếp, gửi qua Fax, E-mail, mạng điện tử (sau đó gửi hồ sơ bản chính); gửi theo đường bưu điện;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP của cơ sở, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP phải xem xét tính đầy đủ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cơ sở nếu hồ sơ không đầy đủ;
c) Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP thực hiện thẩm tra hồ sơ thẩm định, xếp loại cơ sở và cấp Giấy chứng nhận ATTP trong 07 ngày làm việc (nếu cơ sở đã được thẩm định và xếp loại A hoặc B); hoặc tổ chức đi thẩm định thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở và cấp Giấy chứng nhận ATTP nếu đủ điều kiện trong thời hạn 15 ngày làm việc (trường hợp cơ sở chưa được thẩm định, xếp loại). Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận ATTP thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do."
Theo đó, cơ sở sản xuất yến sào cần đáp ứng các quy định về trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm theo Điều 17 Thông tư trên.

III. Cơ sở sản xuất yến sào không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm bị phạt bao nhiêu tiền?

Tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 115/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP, vi phạm quy định về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm như sau:
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng đã hết hiệu lực, trừ trường hợp không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Như vậy, cơ sở sản xuất yến sào trong trường hợp chưa có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm mà đã kinh doanh thì sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng (đây mà mức phạt áp dụng cho tổ chức)
ATV - Partner for Your Success!
ATV CONSULT