0908.326.779 - 0906.362.707
 

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (Cập nhật 2022)

21/10/2020    4.91/5 trong 77002 lượt 
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (Cập nhật 2022)
Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những loại giấy phép quan trọng và bắt buộc đối với hầu hết các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Dưới đây là toàn bộ thủ tục cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.

I. Ai phải xin Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm?

Theo Điều 11, 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đều phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ một số trường hợp sau:
- Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
- Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
- Sơ chế nhỏ lẻ;
- Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
- Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
- Nhà hàng trong khách sạn;
- Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
- Kinh doanh thức ăn đường phố.
- Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn ( HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (Cập nhật 2022)

II. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

1. Hồ sơ xin Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
* Thành phần hồ sơ
Theo khoản 1 Điều 36 Luật An toàn thực phẩm 2010, hồ sơ bao gồm những giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

2. Trình tự cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Bước 1: Nộp hồ sơ
Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 6 Thông tư 43/2018/TT-BCT, nơi nộp hồ sơ được quy định như sau:
* Nộp hồ sơ tại Ban quản lý ATTP

3. Những trường hợp sau đây nộp hồ sơ tại Bộ Công Thương, cụ thể:

- Cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm có công suất thiết kế:
+ Rượu: Từ 03 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;
+ Bia: Từ 50 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;
+ Nước giải khát: Từ 20 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;
+ Sữa chế biến: Từ 20 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;
+ Dầu thực vật: Từ 50 ngàn tấn sản phẩm/năm trở lên;
+ Bánh kẹo: Từ 20 ngàn tấn sản phẩm/năm trở lên;
+ Bột và tinh bột: Từ 100 ngàn tấn sản phẩm/năm trở lên.
- Chuỗi cơ sở kinh doanh thực phẩm (trừ chuỗi siêu thị mini và chuỗi cửa hàng tiện lợi có diện tích tương đương siêu thị mini theo quy định của pháp luật); cơ sở bán buôn thực phẩm (bao gồm cả thực phẩm tổng hợp) trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
* Nộp tại Sở Công Thương hoặc Bộ phận một cửa theo quy định của UBND cấp tỉnh:
- Cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm có công suất thiết kế thấp hơn;
- Cơ sở kinh doanh thực phẩm của thương nhân bán buôn hoặc đại lý bán buôn trên địa bàn 01 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc cơ sở bán lẻ thực phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố đó.
Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ
Khi nộp hồ sơ bộ phận tiếp nhận sẽ ghi vào sổ và đưa phiếu tiếp nhận hồ sơ (trong đó ghi rõ ngày hẹn trả kết quả hồ sơ).
Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Bước 3: Trả kết quả
Trong thời hạn 15 ngày từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì cơ quan nhà nước phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Như vậy, thời hạn thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là 15 ngày làm việc. Thời hạn có hiệu lực của Giấy chứng nhận là 03 năm.
Xin giấy phép an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất hạt điều rang muối
Xin giấy phép an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất gia vị
Xin giấy phép an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất bánh kem
Xin giấy phép an toàn thực phẩm cho quán ăn
Xin giấy phép an toàn thực phẩm cho cơ sở đóng trà
Xin giấy phép an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất trái cây sấy
Xin giấy phép an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất đậu hủ
Xin giấy phép an toàn thực phẩm cho cơ sở đóng gói trái cây tươi
Xin giấy phép an toàn thực phẩm cho cơ sở đóng gói nấm linh chi
Xin giấy phép an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất đông trùng hạ thảo
Xin giấy phép an toàn thực phẩm cho cơ sở đóng gói mật ong
Xin giấy phép an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất nước mắm
Xin giấy phép an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất nước đá viên
Xin giấy phép an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất bún
Xin giấy phép an toàn thực phẩm cơ sở đóng gói thịt đông lạnh
Xin giấy phép an toàn thực phẩm cơ sở kinh doanh rau củ quả thịt
Xin giấy phép an toàn thực phẩm sơ chế đóng gói Yến Sào, Yến tinh chế
Xin giấy phép an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất yến nước yến hủ
Xin giấy phép an toàn thực phẩm sản xuất bia tươi
Xin giấy phép an toàn thực phẩm cho sản xuất trà túi lọc
Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm sản xuất cafe bột cafe hạt
Xin giấy phép an toàn thực phẩm cho siêu thị cửa hàng tiện lợi
ATV MEDIA