0908.326.779 - 0906.362.707
 

Dịch vụ giấy phép an toàn thực phẩm (ATTP) cho hộ kinh doanh, công ty

19/05/2020    4.91/5 trong 72706 lượt 
Dịch vụ giấy phép an toàn thực phẩm (ATTP) cho hộ kinh doanh, công ty
Tại sao tất cả các cơ sở kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống cần xin cấp giấy loại giấy chứng nhận này? Tờ giấy này không chỉ quan trọng với cơ sở kinh doanh mà còn có ý nghĩa với người tiêu dùng. ATV cung cấp dịch vụ TRỌN GÓI cho loại giấy phép ATTP này

I. Ý NGHĨA CỦA GIẤY CHỨNG NHẬN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

1. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm

Một cơ sở được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm giống như lời cam kết, sự đảm bảo của đơn vị kinh doanh, sản xuất về vấn đề vệ sinh, an toàn với sức khỏe người tiêu dùng. Do đó, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là loại giấy tờ rất quan trọng với các cơ sở kinh doanh, sản xuất thực phẩm, dịch vụ ăn uống.

2. Đối với người tiêu dùng

Không chỉ giữ vai trò quan trọng với đơn vị kinh doanh, sản xuất, giấy chứng nhận này còn có ý nghĩa đặc biệt với người tiêu dùng. Nạn thực phẩm bẩn đang là một vấn đề nhức nhối, rất khó để người tiêu dùng có thể phân biệt được giữa thực phẩm bẩn và sạch. Chính vì vậy, giấy chứng nhận vệ sinh ATTP giống như một lời bảo đảm, cơ sở để người tiêu dùng có thể an tâm

II. DOANH NGHIỆP CẦN CÓ NHỮNG ĐIỀU KIỆN GÌ ĐỂ XIN GIẤY PHÉP ATTP:

Để tiến hành các thủ tục pháp lý xin giấy phép đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhà hàng, quán ăn, quán cà phê (cafe), quán trà sữa, quán cơm...hoặc các loại hình sản xuất thực phẩm, nước uống...thì Quy doanh nghiệp cần đáp ứng tối thiểu 03 yêu cầu sau

1. Điều kiện về Con người:

- Những nhân viên tiếp xúc trực tiếp trong các khâu chế biến thực phẩm, tiếp xúc trực tiếp thực phẩm phải được khám sức khoẻ ATTP theo Thông tư 14/BYT. Và những con người này phải tham gia thi tập huấn kiến thức ATTP tại các cơ quan quản lý (nếu có)
- Người phụ trách chung về ATTP có thể là Chủ doanh nghiệp (giám đốc) hoặc được công ty Uỷ quyền phụ trách 

2. Điều kiện về Cơ sở vật chất - trang thiết bị tại chỗ:

- Quy trình chế biến thực phẩm phải đáp ứng nguyên tác 01 chiều
- Có phân khu vực rõ ràng, tránh nhiễm chéo
- Phân biệt thực phẩm sống, chín, bảo quản phù hợp trong từng loại thực phẩm
- Có kho chứa riêng biệt nguyên liệu, bao bì, phụ gia, gia vị...
- Có ghi chép và lưu mẫu cho từng món chế biến
- Dụng cụ, thiết bị tham gia sản xuất phải sạch sẽ, chất liệu phù hợp và có kiểm định
- Tường, trần, nền sử dụng chất liệu dễ lau chùi, sáng màu
- Có trang bị các loại đèn diệt côn trùng và động vật giây hại, có kế hoạch diệt côn trùng định kỳ

3. Điều kiện Về nguyên liệu - bao bì:

- Nguyên liệu đầu vào phải có ghi chép và lưu trừ các giấy tờ liên quan nguồn gốc xuất xứ, hạn sử dụng, công bố chất lượng, kiểm nghiệm CoA..
- Bao bì phải có hợp đồng mua bán, kiểm nghiệm đầy đủ
Dịch vụ giấy phép an toàn thực phẩm (ATTP) cho hộ kinh doanh, công ty

III. QUY TRÌNH TƯ VẤN GIẤY PHÉP ATTP TỪ ATV:

Quy trình, thủ tục cấp giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm không quá khó khăn nếu như chúng ta nắm rõ về các bước thực hiện. Để giúp các bạn có thể nắm một cách chi tiết, chúng tôi – ATV MEDIA xin cung cấp đến bạn đọc những bước trong quy trình bao gồm:

1. Có đầy đủ giấy tờ về sức khỏe, kiến thức ATVSTP

- Đây là một trong những điều kiện đầu tiên mà chủ công ty, kinh doanh thực phẩm cần cung cấp để đăng ký cấp giấy phép.
- Người đăng ký trực tiếp tham gia kinh doanh, buôn bán cần có đủ sức khỏe để tham gia ngành nghề này. Bạn cần đến các cơ sở y tế khám chữa bệnh để khám và lấy giấy khám sức khỏe tại đây.
- Ngoài ra, bạn cũng cần tham gia các lớp tập huấn về An toàn thực phẩm và làm một bài test sau quá trình tập huấn. Nếu kết quả đạt >80% bạn mới qua được bước đầu tiên trong thủ tục cấp giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm.

2. Nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận ATVSTP

Bước tiếp theo, người kinh doanh sẽ cần chuẩn bị hồ sơ và nộp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền về cấp giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm. Những giấy tờ cần phải có theo quy định như sau:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm theo mẫu quy định ban hành;
- Giấy đăng ký kinh doanh liên quan đến mặt hàng thực phẩm của bạn (bản sao);
- Bản chi tiết về sơ đồ bảo quản, chế biến thực phẩm tại cơ sở của bạn;
- Bản vẽ thiết kế mặt bằng cơ sở, bản kê khai cơ sở vật chất;
- Giấy chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở, doanh nghiệp cùng các nhân viên làm việc tại đây (bản sao);
- Quá trình kiểm tra, xác minh hồ sơ của cơ quan có thẩm quyền
- Quá trình xác minh, kiểm tra thông tin hồ sơ là bước không thể thiếu trong thủ tục cấp giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm. Việc này sẽ do cơ quan cơ thẩm quyền tiến hành bằng cách cử người xuống kiểm tra trực tiếp tại cơ sở.
-Trường hợp cơ sở đủ điều kiện, khớp với hồ sơ sẽ được cấp giấy phép kinh doanh. Ngược lại nếu không đủ điều kiện sẽ bị phạt tùy mức độ nghiêm trọng.

3. Cấp giấy phép An toàn VSTP

- Giấy chứng nhận ATVSTP sẽ có giá trị 3 năm kể từ thời điểm được cấp. Sau khi cấp, cơ quan giám sát sẽ xuống kiểm tra lần nữa, nếu cơ sở vi phạm vấn đề gì sẽ thu hồi lại Giấy phép ATVSTP.

4. Thờ hạn sử dụng giấy phép ATTP:

Theo quy định, thời hạn sử dụng của giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là 3 năm tính từ ngày được cấp. Trước khi giấy chứng nhận hết hạn, đơn vị kinh doanh cần phải xin giấy phép cấp lại. Nếu giấy chứng nhận đã hết hạn mà chưa được cấp phép thì đơn vị kinh doanh, sản xuất có thể bị phạt hành chính
quy trinh xin giay phep attp

IV. ĐỐI TƯỢNG CẦN LÀM THỦ TỤC GIẤY CHỨNG NHẬN ATVSTP

Việc làm các thủ tục cấp giấy chứng nhận ATVSTP được coi là điều kiện bắt buộc để các cơ sở kinh doanh thực phẩm có thể đi vào hoạt động. Vậy những đối tượng nào bắt buộc và đối tượng nào không cần làm giấy cấp phép An toàn VSTP?

1. Cơ sở không cần xin giấy chứng nhận ATVSTP

Tại khoản 1, điều 12 của Nghị định 15/2018/NĐ-CP, các cơ sở không nằm trong danh sách phải làm Giấy chứng nhận An toàn vệ sinh thực phẩm bao gồm:
- Những cơ sở sản xuất, buôn bán, sơ chế thực phẩm nhỏ lẻ;
- Các cửa hàng kinh doanh, sản xuất thực phẩm mà không có địa điểm cố định;
- Kinh doanh mặt hàng thực phẩm đóng gói sẵn và nhỏ lẻ;
- Kinh doanh, sản xuất các dụng cụ hay vật liệu đóng gói thực phẩm;
- Kinh doanh nhà hàng trong hệ thống khách sạn, bán thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể;

2. Cơ sở cần có giấy cấp phép ATVSTP

Những cơ sở cần làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận ATVSTP quy định tại Khoản 1, điều 11, Nghị định 15/2018/NĐ-CP bao gồm:
- Tất cả các cơ sở kinh doanh, buôn bán thực phẩm không nằm trong danh sách các trường hợp được quy định ở khoản 1, điều 12 của Nghị định 15/2018/NĐ-CP đã được nêu trên.
- Ngoài ra, các cơ sở này cũng cần đáp ứng đủ điều kiện mới được cấp giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm.
Giấy chứng nhận ATVSTP là gì? Đây chính là giấy tờ được cơ quan có thẩm quyền cấp cho hộ kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống. Vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những vấn đề được người tiêu dùng quan tâm hàng đầu. Với nạn thực phẩm bẩn nhức nhối, tràn lan khắp thị trường thì việc lựa chọn được đơn vị cung cấp thực phẩm sạch, an toàn là rất cần thiết.
ATV MEDIA – tự tin với đội ngũ luật sư và chuyên viên giàu kinh nghiệm, nắm chắc các quy định của pháp luật –là nơi tin cậy để quý khách hàng giao phó công việc của mình. Sử dụng dịch vụ của chúng tôi, công việc của khách hàng sẽ được đảm bảo dựa trên cơ sở pháp lý vững chắc.
Dịch vụ tư vấn giấy phép Vệ sinh an toàn thực phẩm TRỌN GÓI - BẢO ĐẢM ĐẠT 100% & không phát sinh chi phí trong suốt thời gian xin giấy chứng nhận ATTP
Dịch vụ giấy phép an toàn thực phẩm (ATTP) cho hộ kinh doanh, công ty
 
 
ATV - Partner for Your Success!
ATV MEDIA