0908.326.779 - 0906.362.707
 

Giấy phép vệ sinh An toàn thực phẩm cho kinh doanh nhà hàng

10/01/2017    4.91/5 trong 312 lượt 
Giấy phép vệ sinh An toàn thực phẩm cho kinh doanh nhà hàng
Để xin chứng nhận ATTP nhà hàng cần phải làm gì?
“Nhà hàng là loại hình kinh doanh các sản phẩm ăn uống nhằm thu hút lợi nhuận, phục vụ nhiều đối tượng và nhu cầu của khách hàng với nhiều loại hình khác nhau”
Trước và ngay cả sau khi mở nhà hàng, quán ăn vấn đề hoàn thiện các thủ tục giấy tờ luôn làm bạn phải đau đầu và suy nghĩ không thể yên tâm làm việc được, trong đó Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (gọi tắt là giấy chứng nhận ATTP) là một trong những yêu cầu bắt buộc và không thể bỏ qua đối với những doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này.
Bảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại nhà hàng là vấn đề hết sức quan trọng mà các chủ doanh nghiệp không thể bỏ qua

1. Căn cứ vào:

Luật An toàn thực phẩm số 55/2010
Thông tư 16/2012/TT-BYT
Thông tư  15/2012/TT-BYT
Để được phép kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng ăn uống thì các chủ nhà hàng phải tiến hành xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Việc xin giấy phép này sẽ được tiến hành tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm ngay trên địa bàn mà nhà hàng đó đang thực hiện hoạt động kinh doanh

2. Chuẩn bị cơ sở

- Căn cứ Điều 5 Thông tư số 30/2012/QĐ-BYT, ATV Media tóm tắt một số yêu cầu bắt buộc đối với suất ăn công nghiệp như sau:
- Cơ sở bố trí ở địa điểm có địa chỉ cố định; thiết kế có nơi bán hàng, nơi chế biến thức ăn chín, pha chế đồ uống; nơi vệ sinh dụng cụ, nơi rửa tay cho khách và bảo đảm vệ sinh sạch sẽ.
- Nơi chế biến thức ăn chín, pha chế, chiết rót đồ uống phải sạch sẽ, cách biệt nguồn ô nhiễm (cống rãnh, rác thải, công trình vệ sinh…).
- Nơi ăn uống phải sạch, thoáng mát, không có ruồi, bọ, côn trùng, động vật; dụng cụ, trang thiết bị để bày biện thức ăn, đồ uống phải cao hơn mặt đất ít nhất 60cm.
- Có đủ nước sạch để chế biến thức ăn chín, pha chế đồ uống, vệ sinh dụng cụ và rửa tay cho khách; có đủ nước đá sạch để ăn uống theo quy định.
- Có đủ dụng cụ chế biến thức ăn chín, pha chế đồ uống, dụng cụ chứa đựng, bảo quản, bao gói an toàn; bát đũa, cốc, chén ăn uống phải được rửa sạch, lau khô trước khi sử dụng; không dùng tay trực tiếp để bốc, chia thức ăn chín.
- Thức ăn chín, rượu, bia, nước giải khát, trà, cà phê kinh doanh phải có nguồn gốc, bảo đảm an toàn theo quy định; chỉ sử dụng phụ gia thực phẩm trong danh mục cho phép của Bộ Y tế.
- Thực phẩm chín, thức ăn chín phải để trong tủ kính, thiết bị bảo quản chống được ruồi, nhặng, bụi bẩn, côn trùng, động vật gây hại; không được bán thức ăn có dấu hiệu ôi thiu, quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc.
- Chủ cơ sở và người kinh doanh thức ăn chín, phục vụ ăn uống phải khám sức khoẻ và được cấp Giấy chứng nhận đủ sức khoẻ theo quy định. Khám sức khoẻ ở các cơ quan y tế từ cấp quận, huyện và tương đương trở lên.
- Chủ cơ sở, người kinh doanh thức ăn chín, phục vụ ăn uống phải học tập và được cấp Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền cấp, học tập bổ sung và cập nhật kiến thức hằng năm.
- Cơ sở có đủ dụng cụ chứa đựng rác thải và được chuyển đi trong ngày; nước thải được thu gom vào trong hệ thống cống rãnh công cộng không được gây ô nhiễm môi trường.
Việc đáp ứng được những điều kiện trên sẽ góp phần giúp chủ quán ăn thuận lợi trong quá trình xin cấp Giấy phép an toàn thực phẩm đồng thời tạo niềm tin cho thực khách về chất lượng và độ an toàn của các loại món ăn

3. Xây dựng hồ sơ xin cấp chứng nhận an toàn thực phẩm

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ( giấy phép kinh doanh) có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm (Bản sao có xác nhận của chủ cơ sở)
- Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng cơ sở
- Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng khu vực xung quanh
- Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm (hoặc quy trình bảo quản, phân phối)
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.
- Giấy xác nhận kiến thức An toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm
- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm
 

4. Chương trình tư vấn Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho kinh doanh nhà hàng tại ATV Media

- Tiếp nhận tài liệu, thông tin và nhu cầu của doanh nghiệp: Giấy phép kinh doanh, nghành nghề, địa điểm, nhân sự, cơ sở vật chất…
- Tư vấn miễn phí và toàn diện các vấn đề pháp lý, các điều kiện đảm bào An toàn thực phẩm và quy trình xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP.
- Khảo sát cơ sở, tư vấn và cùng doanh nghiệp khắc phục các tồn tại về cơ sở vật chất: Sắp xếp quy trình theo nguyên tắc một chiều, dụng cụ, trang thiết bị, các điều kiện về tường, trần, nền, hệ thống thống gió, hệ thống điện, chất thải, kho bãi…
- Cung cấp và hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện các thủ tục hành chính: Sổ lưu mẫu, sổ kiểm tra nguyên liệu đầu vào, sổ theo dõi chế biến, sổ quản lý sức khoẻ nhân viên…
- Sắp xếp lớp học tập huấn kiến thức ATTP và cấp chứng chỉ và Tư vấn, hướng dẫn việc khám sức khỏe (khi doanh nghiệp chưa có)
- Xây dựng và nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP tại cơ quan quản lý, đóng phí tại cơ quan quản lý
- Tiếp đoàn thẩm định cơ sở cùng người quản lý ATTP của Công ty.
- Ra giấy và nhận giấy chứng nhận ATTP gửi cho doanh nghiệp.

* Doanh nghiệp cần cung cấp

- Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc sản xuất chế biến thực phẩm (sao y 02 bản)
- Thẻ tập huấn và thẻ khám sức khỏe của chủ doanh nghiệp, quản lý và nhân viên. Nếu chưa có thẻ hoặc hết hạn ATV Media sẽ tổ chức lớp tập huấn và cấp thẻ.
- Từ hồ sơ doanh nghiệp cung cấp, ATV Media sẽ xây dựng bộ hồ sơ xin Giấy phép An toàn thực phẩm cho kinh doanh nhà hàng đầy đủ, tiến hành nộp hồ sơ – ra giấy phép cho doanh nghiệp

* Thời gian ra giấy chứng nhận

Từ 15 – 20 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ (nhiều trường hợp có thể sớm hơn)
Để được hướng dẫn chi tiết về cách khắc phục cơ sở nhanh và hiệu quả, đủ điều kiện xin Giấy phép An toàn thực phẩm cho kinh doanh nhà hàng, Quý doanh nghiệp hãy gọi ngay cho chúng tôi
ATV Media