0908.326.779 - 0906.362.707
 

Những điều bạn cần biết khi tiến hành công bố thực phẩm theo Nghị Định 15/2018

14/07/2020    4.91/5 trong 57108 lượt 
Những điều bạn cần biết khi tiến hành công bố thực phẩm theo Nghị Định 15/2018
Có thể hiểu công bố thực phẩm là thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm với cơ quan có thẩm quyền, để được cấp giấy phép lưu hành trên toàn quốc. Khi sản xuất, nhập khẩu thực phẩm nhưng chưa được công bố, mà đưa ra thị trường tiêu thụ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Để hiểu rõ hơn về quy định cũng như thủ tục công bố thực phẩm, Quý doanh nghiệp có thể tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi.

***CÁC LOẠI THỰC PHẨM CẦN CÔNG BỐ CHẤT LƯỢNG NGHỊ ĐỊNH 15/2018***

Căn cứ tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm quy định các thực phẩm cần thực hiện công bố thực phẩm bao gồm:
1. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe là những sản phẩm được dùng để bổ sung thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày nhằm duy trì, tăng cường, cải thiện các chức năng của cơ thể người dùng.
2. Thực phẩm dinh dưỡng dùng cho mục đích y tế đặc biệt đây là những thực phẩm có thể ăn bằng đường miệng hoặc bằng ống xông, theo chỉ định của nhân viên y tế.
3. Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt dùng cho những người ăn kiêng và các đối tượng khác theo quy định của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế.
4. Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ em đến 36 tháng tuổi.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc công bố thực phẩm có 02 trường hợp là tự công bố sản phẩm và đăng ký bản công bố sản phẩm, khi khách hàng nhờ đến các dịch vụ công bố bên ngoài bắt buộc phải có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho cơ quan thẩm quyền cấp.

** Cơ quan có thẩm quyền công bố thực phẩm Trường hợp tự công bố thực phẩm:

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/ thành phố nơi cá nhân, tổ chức đặt cơ sở sản xuất.

** Trong trường hợp đăng ký bản công bố sản phẩm:

- Cơ quan có thẩm quyền giải quyết là cơ quan nhà quản lý nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/ thành phố chỉ định đối với thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt và sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.
- Bộ Y tế là cơ quan có thẩm quyền giải quyết đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới.

I. THỦ TỤC TỰ CÔNG BỐ THỰC PHẨM:

1/ Trường hợp tự công bố thực phẩm

Các sản phẩm thực phẩm đã qua chế biến, đóng gói, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm và các dụng cụ chứa đựng, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

2/ Hồ sơ tự công bố thực phẩm

- Bản tự công bố thực phẩm theo mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định Nghị định số 15/2018/NĐ-CP;
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm được cơ quan có thẩm quyền cấp, trong thời hạn 01 năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ (bản chính hoặc bản sao hợp lệ);

3/ Trình tự thực hiện tự công bố thực phẩm

Chủ thể có trách nhiệm công bố, tiến hành công bố thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở doanh nghiệp và công bố trên Hệ thống thông tin dữ liệu về an toàn thực phẩm.

II. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BẢN TỰ CÔNG BỐ:

1/ Trường hợp đăng ký bản công bố thực phẩm

Với những thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn kiêng đặc biệt; Sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ em đến 36 tháng tuổi và Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới khi cá nhân.

2/ Hồ sơ đăng ký bản công bố thực phẩm

- Bản công bố thực phẩm theo mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP;
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do/ Giấy chứng nhận xuất khẩu/ Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ hay xuất khẩu cấp;
- Phiếu kiểm nghiệm an toàn thực phẩm được cấp bởi phòng kiểm nghiệm chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận ISO 17025 (bản chính hoặc bản sao chứng thực);
- Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc thành cấu tạo nên thực phẩm đó;
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (có xác nhận của cá nhân, tổ chức);

3/ Trình tự đăng ký bản công bố thực phẩm

- Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ đăng ký bản công bố trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc nộp trực tiếp tại trụ sở, nếu ở xa có thể gửi qua đường bưu điện đến cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận.
- Trong thời hạn 07 làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ cơ quan tiếp nhận sẽ thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép tiếp nhận đăng ký bản công bố thực phẩm.
- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan tiếp nhận có văn bản thông báo nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý khi không đồng ý với hồ sơ hay yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong thời gian luật định.
- Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về công bố thực phẩm, nếu còn băn khoăn gì hãy liên hệ ngay với ATV MEDIA qua Hotline 0908.326.779 hoặc qua hòm thư điện tử [email protected] để được giải đáp và hỗ trợ thực hiện thủ tục pháp lý.
Đăng ký tự công bố mứt các loại
Đăng ký tự công bố bột ngũ cốc dinh dưỡng
Đăng ký tự công bố nước uống dinh dưỡng
Đăng ký tự công bố sữa tươi, công bố sữa tiệt trùng
Đăng ký tự công bố kẹo, công bố bánh snack
Đăng ký tự công bố mực khô, công bố cá khô
Đăng ký tự công bố trái cây tươi
Đăng ký tự công bố thịt đông lạnh, công bố thịt xông khói
Đăng ký tự công bố xúc xích
Đăng ký tự công bố hạt điều rang muối
Đăng ký tự công bố gạo, công bố tiêu
Đăng ký tự công bố sâm hàn quốc
Đăng ký tự công bố nấm linh chi tươi khô xắt lát
Đăng ký tự công bố đông trùng hạ thảo
Đăng ký tự công bố yến tổ, công bố yến tinh chế
ATV MEDIA