0908.326.779 - 0906.362.707
 

Tỷ lệ đăng ký và bảo hộ sáng chế tại Việt Nam còn thấp

15/11/2019    4.6/5 trong 5 lượt 
Tỷ lệ đăng ký và bảo hộ sáng chế tại Việt Nam còn thấp
Trong khuôn khổ hoạt động nghiên cứu và đào tạo về quản trị tài sản trí tuệ, Viện Khoa học sở hữu trí tuệ phối hợp thường niên với Sở khoa học và Công nghệ TP. HCM và Viện Quản trị tài sản trí tuệ Minh Đức tổ chức Hội thảo "Bảo hộ sáng chế và vai trò kinh tế của nhãn hiệu

Hội thảo nhằm trao đổi, thảo luận các khía cạnh pháp lý, kinh tế của hai loại tài sản trí tuệ này và khuyến nghị việc nâng cao chất lượng, vai trò của nhãn hiệu, sáng chế trong nền kinh tế.

8f6cef3ff79e11c0488f

Hội thảo có sự tham gia của đại diện các trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp, cơ quan quản lý... 

Mở đầu chương trình, ông Nguyễn Hữu Cẩn, Phó Viện trưởng (VIPRI) đã có những đánh giá cụ thể về chất lượng sáng chế được bảo hộ ở Việt Nam từ góc độ thương mại hoá.

Theo thống kê, tỉ lệ chấp nhận bảo hộ sáng chế tại nước ta còn rất thấp, xu hướng bảo hộ chủ yếu là giải pháp hữu ích. Từ năm 2009-2018, tổng đơn đăng kí sáng chế của người Việt Nam là 4558, số văn bằng được bảo hộ là 691. Trong khi đó, người nước ngoài có tới 39891 đơn đăng ký và có 12252 văn bằng được bảo hộ.

5035f757eff609a850e7

Ông Nguyễn Hữu Cẩn, Phó Viện trưởng (VIPRI) 

Bên cạnh đó, phạm vi bằng sáng chế của Việt Nam áp dụng cũng ít. Và trung bình tuổi đời thực tế của sáng chế được bảo hộ là 62,16 tháng, của bằng độc quyền giải pháp hữu ích là 68,23 tháng.

Ông Cẩn cho biết, mức độ sử dụng sáng chế trong các ngành công nghiệp được lựa chọn ưu tiên phát triển đến năm 2035 là hạn chế. Chủ yếu là ở các ngành: Máy móc thiết bị phục vụ nông nghiệp, phụ tùng cơ khí, thép chế tạo, đóng tàu và kim loại màu.

"Trước tình hình này, chúng ta cần nhanh chóng thúc đẩy động lực, nâng cao chất lượng hoạt động sáng chế, chú trọng tính hữu ích. Bên cạnh đó, cần tăng cường sự gắn kết giữa hoạt động sáng tạo và nhu cầu của thị trường/ ngành công nghiệp. Và hiện nay, Viện KHSHTT đã thiết lập nền tảng thông tin IPPlatform nhằm hỗ trợ hoạt động quản trị tài sản trí tuệ của doanh nghiệp", ông Cẩn phân tích.

Với kinh nghiệm của một doanh nghiệp, ông Thân Thế Hào, Giám đốc SHTT Công ty TNHH Ninh Phong đã chia sẻ một số kinh nghiệm trong việc nâng cao chất lượng đơn đăng kí sáng chế.

b5d47ca16400825edb11

 Ông Thân Thế Hào, Giám đốc SHTT Công ty TNHH Ninh Phong

Ông Hào cho rằng quá trình rà soát và bổ sung đơn đăng ký sáng chế mới là hết sức cần thiết trong quá trình thương mại hoá sáng chế. Bên cạnh đó, cần tra cứu thông tin sáng chế và cập nhật thông tin về thị trường ngành, tiêu chuẩn ngành khi dự thảo đơn sáng chế mới. Việc xác định đối tượng khai thác khí viết yêu cầu bảo hộ cũng là một trong những yếu tố quan trọng.

Ngoài ra, để đơn đạt chất lượng cao, các cá nhân/ doanh nghiệp cần có lộ trình đăng ký và công bố đơn mới hợp lý tránh bộc lộ các thông tin quá sớm. Và cuối cùng là cần phân tích rõ lợi ích của việc nộp đơn hay giữ dưới dạng bí mật kinh doanh.

Từ góc độ của một doanh nghiệp, ông Ngô Đắc Thuần – Chủ tịch HĐQT Công ty IP Group đã chia sẻ những kinh nghiệm về đăng ký bảo hộ sáng chế tại Hoa Kỳ. Theo đó, hồ sơ đăng ký sẽ được nộp online tại USPTO và có thể kiểm tra tình trạng đơn cũng như nhận các công văn qua Private account number of USPTO.

afea75606dc18b9fd2d0

  Ông Ngô Đắc Thuần – Chủ tịch HĐQT Công ty IP Group

Chủ đơn có thể lựa chọn hình thức duyệt đơn nhanh thông qua “Track 1 request”. Thời gian thẩm định trung bình là 12 tháng. Trong quá trình thẩm định, các công văn/giấy tờ từ USPTO sẽ gửi qua đường bưu điện cho chủ đơn.

Trình bày tham luận tại hội thảo, bà Nguyễn Thị Minh Hằng – Trường phòng Nghiên cứu khoa học (VIPRI) đã chỉ ra những đóng góp của nhãn hiệu vào tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Cụ thể, trong giai đoạn 2011-2015, có 61 ngành công nghiệp chế biến, chế tạo sử dụng nhiều nhãn hiệu, trong đó cao nhất là ngành sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu. Các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo sử dụng nhiều nhãn hiệu đóng góp 8,31% GDP ở Việt Nam.

f6a5e7b90a18ec46b509

Top 10 ngành công nghiệp sử dụng nhãn hiệu có đóng góp nhiều nhất vào GDP (2011-2015) 

Theo bà Hằng, để nâng cao vai trò của nhãn hiệu đối với nền kinh tế thì việc cấp thiết nhất chính là thúc đẩy sử dụng nhãn hiệu cho các ngành công nghiệp. Ngoài ra, cần nâng cao chất lượng của hệ thống SHTT về nhãn hiệu; nâng cao hiệu quả sử dụng nhãn hiệu của mỗi doanh nghiệp. Cụ thể, việc sử dụng nhãn hiệu phải đi liền với việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Việc đăng ký, sử dụng nhãn hiệu cần phải có chiến lược rõ ràng để nhãn hiệu thực sự trở thành công cụ phát triển kinh tế đắc lực cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần có nhân lực về quản trị nhãn hiệu.

Đồng quan điểm với bà Hằng, bà Nguyễn Thụy Ánh Châu - Phụ trách pháp chế, công ty TNHH E-Land Việt Nam cho rằng nhãn hiệu không chỉ đơn thuần là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các tổ chức, cá nhân khác nhau mà còn góp công lớn tạo nên thành công cho doanh nghiệp nếu được quan tâm đầu tư đúng cách.

00ddf0bbe81a0e44570b

Trao giấy chứng nhận cho các quản trị viên tài sản trí tuệ 

Cũng trong khuôn khổ buổi hội thảo, các quản trị viên tài sản trí tuệ đã được trao giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo

Minh Tuệ