0908.326.779 - 0906.362.707
 

Mẫu giấy cam kết an toàn thực phẩm năm 2022

11/09/2022    4.65/5 trong 18 lượt 
Mẫu giấy cam kết an toàn thực phẩm năm 2022
Mẫu giấy cam kết an toàn thực phẩm (hay bản cam kết an toàn thực phẩm) được quy định và là giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương với giấy phép an toàn thực phẩm để chứng minh rằng cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã đáp ứng các điều kiện quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm và được tiến hành hoạt động trên thị trường.
Xin chào Luật sư, hiện nay tôi được phòng y tế quận yêu cầu làm bản cam kết an toàn thực phẩm, nhưng hiện tại cửa hàng nhà tôi mới mở được một thời gian không biết mẫu giấy cam kết an toàn thực phẩm làm như thế nào?

1. Căn cứ pháp lý

Luật an toàn thực phẩm năm 2010

2. Đối tượng làm mẫu giấy cam kết an toàn thực phẩm

Mẫu giấy cam kết an toàn thực phẩm (hay bản cam kết an toàn thực phẩm) được quy định và là giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương với giấy phép an toàn thực phẩm để chứng minh rằng cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã đáp ứng các điều kiện quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm và được tiến hành hoạt động trên thị trường.
Nếu như giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm được dành cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ ăn uống, và một số trường hợp ngoại lệ không cần xin cấp nhưng vẫn phải đảm bảo tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm. Thì những đối tượng ngoại lệ được nhắc đến ở trên cần ký bản cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm, bao gồm:
+) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ
+) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định
+) Sơ chế nhỏ lẻ
+) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ
+) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn
+) Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm
+) Kinh doanh thực ăn đường phố
Ở một số cơ sở kinh doanh được cấp chứng chỉ an toàn vệ sinh thực phẩm như: Thực hành sản xuất tốt (GMP); Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát ( HACCP); Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000; Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS); Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC); Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương,… thì cũng không cần ký giấy cam kết an toàn thực phẩm.

3. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước bằng hình thức ký bản cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm

Các loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh thực phẩm rất đa dạng.
Hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm vô cùng đa dạng và phong phú. Có những cơ sở hoạt động theo mô hình thành lập công ty thực phẩm. Nhưng cũng có nhiều cơ sở lựa chọn loại hình thành lập hộ kinh doanh cá thể để sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Nhiều công ty, hộ kinh doanh lại kinh doanh dịch vụ nhà hàng quán ăn.
Các chủng loại thực phẩm trên thị trường vô cùng phong phú.
Lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thực phẩm cũng rất đa dạng. Nhiều chủng loại thực phẩm trên thị trường thuộc nhiều thẩm quyền quản lý của các bộ ngành khác nhau.
Có loại thực phẩm thuộc sự quản lý của ngành nông nghiệp như rau củ quả, thịt gia súc gia cầm, thủy sản. Nhiều loại thực phẩm lại thuộc sự quản lý của ngành y tế như nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, thực phẩm chức năng, nước uống đóng chai, bao bì thực phẩm. Nhiều loại thực phẩm lại thuộc thẩm quyền quản lý của ngành công thương như sữa và các sản phẩm từ sữa, kem, rượu bia, bánh kẹo, nước giải khát
Quy định ký bản cam kết an toàn thực phẩm là cần thiết đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ.
Trên thực tế có rất nhiều trường hợp sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ cá nhân hoặc hộ cá thể. Tiêu chí quản lý của nhà nước đối với các đối tượng này là: Vẫn đảm bảo kiểm soát chặt chẽ, xong hướng tới việc đơn giản hóa thủ tục hành chính. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các cá nhân và các hộ nhỏ lẻ phát triển sản xuất, kinh doanh.
Quy định ký giấy cam kết an toàn thực phẩm được xem là hình thức quản lý linh hoạt hơn, đơn giản hơn xong vẫn đảm bảo được yếu tố kiểm soát chất lượng thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh.

4. Mẫu bản cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở dịch vụ ăn uống

Giấy cam kết an toàn thực phẩm thực thuộc các lĩnh vực quản lý của các bộ ngành khác nhau, như Nông nghiệp, Y tế, Công thương.
- Bản cam kết về ATTP lĩnh vực Công Thuơng
Theo quy định của Bộ Công Thương.
Áp dụng cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ các mặt hàng như kem; sữa; bánh kẹo; nước giải khát; kinh doanh siêu thị, tạp hóa…
- Bản cam kết vệ sinh an toàn thực phẩm lĩnh vực Nông nghiệp
Theo quy định của Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn.
Áp dụng cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ các mặt hàng như: Rau củ, thịt gia súc, gia cầm, thủy sản…
- Bản cam kết an toàn thực phẩm lĩnh vực Y tế
Theo quy định của Bộ Y tế.
Áp dụng cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống; sản xuất nguyên liệu, phụ gia thực phẩm; sản xuất nước uống đóng chai
Ví dụ về bản cảm kết bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở dịch vụ ăn uống
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN CAM KẾT BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM
ĐỐI VỚI CƠ SỞ DỊCH VỤ ĂN UỐNG
Ngày ….. tháng …..năm ……., tại: ………………………………………………………
Người đại diện: ………………………………………………………………………………
Loại hình cung cấp/kinh doanh: ………………………………………………………..
Địa chỉ/địa điểm: …………………………………………………………………………….
CAM KẾT
Thực hiện đúng các quy định về điều kiện an toàn thực phẩm trong cung cấp dịch vụ ăn uống và chịu hoàn toàn trách nhiệm về những hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật với những nội dung sau:
(1) Cơ sở tuân thủ đầy đủ các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, nguồn nước sạch để chế biến thức ăn, nước đá sạch.
(2) Chủ cơ sở và người trực tiếp cung cấp dịch vụ ăn uống có đủ Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm; kết quả khám sức khoẻ và phiếu xét nghiệm cấy phân theo quy định.
(3) Cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm với cơ quan chức năng có thẩm quyền của địa phương theo đúng quy định.
UBND………………….…….
(CƠ QUAN CHỨC NĂNG)
(ký & ghi họ tên) ĐẠI DIỆN CƠ SỞ
(ký & ghi họ tên)
5. Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Mẫu giấy cam kết an toàn thực phẩm”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. 

6. Câu hỏi thường gặp

Sự khác nhau giữa thủ tục ký bản cam kết an toàn vệ sinh thực phẩm với thủ tục xin giấy phép ATTP?
+) Thủ tục ký cam kết ATTP, đoàn thẩm định sẽ không cần xuống thẩm định, đánh giá cơ sở giống như thủ tục cấp giấy phép ATTP.
+) Bản chất của thủ tục ký cam kết an toàn thực phẩm là cơ sở tự cam kết và tự chịu trách nhiệm về cam kết của mình trong vấn đề ATTP.
+) Cơ quan quản lý nhà nước sẽ hậu kiểm trong quá trình cơ sở hoạt động sau này.
+) Tuy nhiên dù ký cam kết an toàn thực phẩm hay xin giấy phép ATTP thì cơ sở vẫn cần đáp ứng các điều kiện chung về nhân sự, cơ sở vật chất, hồ sơ nguồn gốc an toàn thực phẩm như nhau.
Điều kiện cơ sở sản xuất, kinh doanh phải đảm bảo khi đăng ký bản cam kết an toàn thực phẩm(giấy phép an toàn thực phẩm)
Sản xuất, kinh doanh thực phẩm luôn chịu sự giám sát chặt chẽ của nhà nước. Đơn giản vì thực phẩm là loại hàng hóa thiết yếu. Nó có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người. Sản xuất thực phẩm; sơ chế, chế biến thực phẩm là công đoạn ban đầu để tạo nên một sản phẩm thực phẩm. Kinh doanh thực phẩm là hoạt động thương mại để giới thiệu thực phẩm tới tay người tiêu dùng.
Giấy cam kết an toàn thực phẩm hay giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm đều có giá trị pháp lý như nhau. Mặc dù tên gọi và hình thức khác nhau nhưng nó đều có giá trị chứng minh rằng: Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã đáp ứng các điều kiện quy định về ATTP.
Để được ký bản cam kết ATTP, cơ sở cũng cần đáp ứng các điều kiện tương tự như giấy phép ATTP. Các điều kiện cần thiết để ký cam kết bao gồm:
+) Điều kiện về nhân sự: Khám sức khỏe; Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm.
+) Điều kiện hồ sơ nguồn gốc: Hợp đồng mua bán, hóa đơn, giấy tờ pháp lý của nhà cung cấp nguyên vật liệu…
+) Điều kiện về cơ sở vật chất: Sạch sẽ, kiên cố, phân khu riêng biệt, nguyên tắc 1 chiều…
ATV - Partner for Your Success!
ATV CONSULT