0908.326.779 - 0906.362.707
 

Quy định về đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm ở đâu?

10/09/2022    4.65/5 trong 18 lượt 
Quy định về đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm ở đâu?
Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều các cơ quan đăng ký giấy vệ sinh an toàn thực phẩm, nên có rất nhiều những cơ sở kinh doanh/ cơ sở sản xuất phân vân không biết nên chọn cơ sở nào.

1. Căn cứ pháp lý

Luật An toàn thực phẩm 2010
Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?
Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là sự đảm bảo cho doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm, đồng thời giúp nhà nước quản lý dễ dàng, các biện pháp can thiệp được xử lý kịp thời, tạo sự an tâm cho khách hàng.
Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm hay còn gọi là giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống nên việc xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là một bước quan trọng để doanh nghiệp được phép kinh doanh.

2. Đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm ở đâu

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định cụ thể:
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho các cơ sở sau đây:
+ Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do Sở Kế hoạch Đầu tư và Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
+ Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyền) quận, huyện,thị xã và thành phố thuộc tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có quy mô kinh doanh từ 200 suất ăn/lần phục vụ trở lên.
– Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyền) quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyền) quận, huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có quy mô kinh doanh dưới 200 suất ăn/lần phục vụ.

3. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Bước 1: Nộp hồ sơ
Chủ cơ sở hoặc người được ủy quyền nộp 01 bộ hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền. Hồ sơ gồm có:
Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP (Theo mẫu).
Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
01 bản thuyết minh về cơ sở vật chất (bản vẽ sơ đồ mặt bằng sản xuất kinh doanh; mô tả quy trình chế biến thực phẩm), trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định
Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kimh doanh thực phẩm do sở y tế cấp huyện trở lên cấp
Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm cảu chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm.
Bước 2: Thẩm định hồ sơ
Trong thời gian 05-10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cơ sở nếu hồ sơ không hợp lệ hoặc cần sửa đổi, bổ sung.
Bước 3: Thẩm định cơ sở
Sau khi xem xét hồ sơ nếu thấy hồ sơ hợp lệ; cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tiến hành hoạt động thẩm định cơ sở trong vòng 15 ngày làm việc.
Bước 4: Cấp giấy chứng nhận
Sau quá trình kiểm tra hồ sơ pháp lý và thẩm định trực tiếp tại cơ sở.
Trường hợp cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm .
Trường hợp cơ sở chưa đủ điều kiện an toàn thực phẩm; biên bản thẩm định ghi rõ phải chờ hoàn thiện phải ghi rõ nội dung và thời gian hoàn thiện nhưng không quá 60 ngày. Sau khi cơ sở báo cáo hoàn thiện; đoàn thẩm định sẽ tiến hành thẩm định lại các nội dung chưa đạt.
Nếu cơ sở không đạt yêu cầu về điều kiện an toàn thực phẩm; cơ quan có thẩm quyền sẽ thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý địa phương để giám sát; và yêu cầu cơ sở không được tiếp tục hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận.

4. Những chi phí làm giấy vệ sinh an toàn thực phẩm

- Chi phí thẩm định
Chi phí để đăng ký làm giấy vệ sinh an toàn thực phẩm tùy thuộc vào quy mô của tổ chức và mức độ phức tạp của quy trình. Dưới đây là các chi phí cần phải bàn đến khi bắt đầu triển khai kế hoạch xin giấy chứng nhận, bao gồm chi phí bắt buộc và chi phí phát sinh:
1.000.000 đồng /lần/cơ sở đối với các cơ sở kinh doanh thực phẩm
700.000 đồng /lần/cơ sở đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phục vụ dưới 200 suất ăn
1000.000 đồng lần/cơ sở đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phục vụ trên 200 suất ăn
3.000.000 đồng /lần/cơ sở đối với cơ sở sản xuất thực phẩm (trừ cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe
22.500.000 đồng lần/Cơ sở đối với cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo hướng dẫn thực hành sản xuất tốt (GMP)
- Chi phí khắc phục tồn đọng cơ sở
Để đăng ký làm giấy vệ sinh an toàn thực phẩm, ngoài việc chuẩn bị hồ sơ và nộp lên cơ quan có thẩm quyền, doanh nghiệp cần phải đáp ứng các điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của nhà nước.
Trường hợp nếu cơ quan chức năng gửi biên bản yêu cầu khắc phục tồn đọng cơ sở, tùy theo mức độ mà doanh nghiệp có thể tốn ít hay nhiều chi phí để sửa chữa.
- Chi phí kiểm nghiệm
Đối với các cơ sở sản xuất còn bắt buộc phải có giấy kiểm nghiệm chứng minh nguồn nước sản xuất đáp ứng QCVN. Chi phí kiểm nghiệm sẽ khác nhau tùy thuộc vào trung tâm kiểm nghiệm mà doanh nghiệp lựa chọn. Tuy nhiên cần lưu ý giấy kiểm nghiệm phải được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được nhà nước công nhận thì kết quả mới có giá trị pháp lý.
- Chi phí đi lại
Một chi phí phát sinh khác mà doanh nghiệp thường bỏ qua đó là chi phí đi lại. Chi phí đi lại này bao gồm việc nộp hồ sơ, công chứng giấy tờ, kiểm nghiệm nước,… Chưa kể đến trường hợp hồ sơ bị hủy hoặc không hợp lệ thì doanh nghiệp phải tốn chi phí đi lại để tái nộp hồ sơ
Mời bạn xem thêm bài viết

5. Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm ở đâu”. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến việc công chứng, công chứng ủy quyền tại nhà, Thành lập công ty , tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; hồ sơ đổi căn cước công dân gắn chíp; Xác nhận tình trạng hôn nhân, Đăng ký hộ kinh doanh, đăng ký nhãn hiệu, … Quý khách vui lòng liên hệ ATVC để được hỗ trợ, giải đáp.

6. Câu hỏi thường gặp

Câu 1: Mức phạt khi không có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm ?
Đối với hành vi kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì sẽ bị xử phạt hành chính theo Điểm c Khoản 1 Điều 24 Nghị định 178/2013/NĐ-CP:
” Điều 24. Vi phạm quy định về giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
1. Xử phạt đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống vi phạm quy định về giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của cấp xã theo một trong các mức sau đây:
c) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định hoặc có nhưng đã hết thời hạn trên 03 tháng;”
Như vậy của hàng bạn mở dịch vụ điểm tâm ăn sáng, cơm trưa bình dân là địa điểm cố định, cần phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Câu 2: Những đối tượng sản xuất, kinh doanh thực phẩm không cần xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm?
Theo Khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định những Cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bao gồm:
“1. Các cơ sở sau đây không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
b) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
c) Sơ chế nhỏ lẻ;
d) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
đ) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
e) Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
g) Nhà hàng trong khách sạn;
h) Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
i) Kinh doanh thức ăn đường phố;
k) Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn ( HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.”
Các cơ sở quy định ở trên tuy không phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng phải tuyệt đối phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng.
ATV - Partner for Your Success!