0908.326.779 - 0906.362.707
 

Kinh doanh thực phẩm đông lạnh 2022 cần xin những giấy phép gì?

15/12/2021    4.86/5 trong 320 lượt 
Kinh doanh thực phẩm đông lạnh 2022 cần xin những giấy phép gì?
Những năm gần đây, các mặt hàng thịt bò nhập khẩu từ Úc, Mỹ đã được nhiều người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng và tin dùng trong bữa ăn gia đình. Chính vì vậy, kinh doanh thực phẩm đông lạnh đang là cơ hội cho rất nhiều người muốn kiếm thêm thu nhập hay có mong muốn làm giàu.
Tuy nhiên, Bất kỳ cơ sở nào hoạt động trong lĩnh vực này đều phải đảm bảo các điều kiện theo yêu cầu của pháp luật. Vậy, Buôn bán thực phẩm đông lạnh cần xin những giấy phép gì?
- Pháp luật quy định về nghĩa vụ thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh khi kinh doanh để theo đó cơ sở kinh doanh thực phẩm cần phải có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm. Giấy phép kinh doanh này có được thông qua hai hình thức: Thứ nhất là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi đăng ký thành lập công ty, và thứ hai là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ cá thể thông qua thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể.
- Sau khi hoàn thành thủ tục về đăng ký kinh doanh thì căn cứ vào quy mô kinh doanh mà bạn sẽ phải quan tâm đến quy định về an toàn thực phẩm. Bởi theo quy định tại Luật an toàn thực phẩm thì kinh doanh thực phẩm đông lạnh như thịt là lĩnh vực ngành nghề kinh doanh có điều kiện về giấy phép an toàn thực phẩm. Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm chính là điều kiện bắt buộc cơ sở sản xuất; kinh doanh thực phẩm; trong đó có cơ sở kinh doanh thịt đông lạnh, phải có trước khi bắt đầu kinh doanh. Trường hợp chủ cơ sở cố tình kinh doanh cơ sở mà không có Giấy chứng nhận sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.
- Về điều kiện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở kinh doanh thực phẩm đông lạnh, sẽ có ba điều kiện mà cơ sở kinh doanh cần đáp ứng bao gồm:

1. Điều kiện về địa điểm dùng làm cơ sở sản xuất, kinh doanh

- Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;
- Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
- Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;
- Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
- Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Điều kiện này chủ yếu được thẩm tra trong quá trình kiểm tra trực tiếp địa điểm kinh doanh thực phẩm của cơ quan nhà nước. Do vậy chủ cơ sở kinh doanh cần cân nhắc chọn địa chỉ trụ sở phù hợp khi đăng ký kinh doanh. Tại ATV MEDIA khi triển khai dịch vụ thành lập công ty cho khách hàng, các chuyên viên pháp lý luôn nắm cụ thể, chi tiết hoạt động kinh doanh khách hàng triển khai để đảm bảo thực hiện việc đăng ký công ty được đầy đủ.

2. Điều kiện về quy trình bảo quản thực phẩm

- Nơi bảo quản và phương tiện bảo quản phải có diện tích đủ rộng để bảo quản từng loại thực phẩm riêng biệt, có thể thực hiện kỹ thuật xếp dỡ an toàn và chính xác, bảo đảm vệ sinh trong quá trình bảo quản;
- Ngăn ngừa được ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, côn trùng, động vật, bụi bẩn, mùi lạ và các tác động xấu của môi trường; bảo đảm đủ ánh sáng; có thiết bị chuyên dụng điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm và các điều kiện khí hậu khác, thiết bị thông gió và các điều kiện bảo quản đặc biệt khác theo yêu cầu của từng loại thực phẩm;

3. Điều kiện về vận chuyển thực phẩm

- Phương tiện vận chuyển thực phẩm được chế tạo bằng vật liệu không làm ô nhiễm thực phẩm hoặc bao gói thực phẩm, dễ làm sạch;
- Bảo đảm điều kiện bảo quản thực phẩm trong suốt quá trình vận chuyển theo hướng dẫn của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh;
- Không vận chuyển thực phẩm cùng hàng hoá độc hại hoặc có thể gây nhiễm chéo ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm.
* Thông thường cơ quan cấp phép sẽ kiểm tra các điều kiện đã nói vào các giao đoạn khác nhau của thủ tục xin giấy phép, nên khi thực hiện thủ tục xin giấy phép đủ điều kiện an toàn thực phẩm chủ cơ sở bắt buộc phải có các tài liệu cơ bản sau:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Giấy phép này có thời hạn 03 năm và phải thực hiện gia hạn trước 06 tháng nếu tiếp tục sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
** Một số chia sẻ nhanh về điều kiện kinh doanh thực phẩm để cộng đồng tham khảo, cộng đồng doanh nghiệp tại HCM và các tỉnh lân cận cần thuê dịch vụ đăng ký kinh doanh để hoàn thành trọn gói thủ tục hãy liên hệ dịch vụ pháp lý của Công ty ATV MEDIA – Đơn vị có trên 15 năm kinh nghiệm thực hiện công việc cho khách hàng trong và ngoài nước. Đối với công ty vốn nước ngoài, công ty hỗ trợ cả thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư và xin giấy phép phân phối bán lẻ thực phẩm với thời gian nhanh, chi phí cạnh tranh. Thông tin liên hệ trên webiste www.ATV.com.vn
ATV MEDIA