0908.326.779 - 0906.362.707
 

Cảnh báo những nguy cơ tiềm ẩn từ thực phẩm handmade

20/11/2021    4.6/5 trong 5 lượt 
Cảnh báo những nguy cơ tiềm ẩn từ thực phẩm handmade
Người tiêu dùng mua thực phẩm handmade (sản phẩm tự làm) chủ yếu do tâm lý số đông và đặt toàn bộ “niềm tin” vào người bán

Cuối năm là thời điểm các mặt hàng handmade như các loại mứt, ô mai, bánh kẹo... rầm rộ xuất hiện trên thị trường với mọi hình thức mua - bán hàng.

Sở dĩ, người tiêu dùng mua thực phẩm handmade là muốn tìm một sản phẩm tươi mới, không có chất bảo quản, hóa chất. Nhưng liệu chúng có đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTT) hay không?

1. Chưa đảm bảo ATTT

Thực phẩm handmade đang có xu hướng phát triển vì người dân có xu hướng lo ngại khâu vệ sinh, an toàn thực phẩm của các công ty sản xuất ít tên tuổi tung ra các mặt hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Đồ thực phẩm handmade được tiêu thụ chủ yếu qua người quen giới thiệu, truyền miệng và bảo đảm uy tín bằng lòng tin.

Cảnh báo những nguy cơ tiềm ẩn từ thực phẩm 'handmade' - 1

Thực phẩm handmade tự mình làm sẽ đảm bảo hơn.

Tuy nhiên, thực phẩm handmade nếu gia đình tự làm và sử dụng thì tương đối an toàn vì có thể kiểm soát được nguồn gốc và chất lượng sản phẩm.

Trong khi đó, tất cả những loại thực phẩm gắn mác “handmade” đều được người bán quảng cáo là không chất phụ gia, không chất bảo quản, phẩm màu độc hại và đặc biệt bảo đảm ATTT.

Nhưng, nếu biết danh mục các yêu cầu đối với sản xuất hàng hóa thực phẩm, từ việc chứng minh thành phần nguồn gốc, đến quy trình sản xuất đóng gói, dán nhãn, quy trình bảo quản, phân phối… đòi hỏi phải đạt các tiêu chuẩn khắt khe ra sao, thì chắc hẳn người tiêu dùng sẽ không dễ đặt niềm tin vào những loại thực phẩm không hề được kiểm tra, kiểm soát.  

Do đó, những sản phẩm handmade thường tiềm ẩn những mối nguy hại về ATTT do điều kiện chế biến, không kiểm soát được nguồn gốc thực phẩm, thời gian bảo quản ngắn dẫn đến sản phẩm dễ bị hỏng.

Bên cạnh đó, nhiều sản phẩm handmade không có nhãn mác, thông tin nguồn gốc xuất xứ, thành phần, nguyên liệu, hạn sử dụng. Người bán hàng chỉ cam kết chất lượng bằng miệng và gần như nếu xảy ra bất cứ sự cố nào thì người tiêu dùng hoàn toàn chịu trách nhiệm.

2. Chưa có tiêu chuẩn quản lý

Thách thức lớn nhất trong vấn đề quản lý ATTT ở nước ta là tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, quy trình sản xuất lạc hậu, công nghệ kém từ không ít các hộ kinh doanh… đã dẫn đến tình trạng mất vệ sinh ATTT, nhất là khi các thói quen, tập quán canh tác, sản xuất, mua bán, tiêu dùng nhỏ lẻ… vẫn phổ biến ở nhiều địa phương.

Cảnh báo những nguy cơ tiềm ẩn từ thực phẩm 'handmade' - 2

Thận trọng khi mua thực phẩm handmade không rõ nguồn gốc xuất xứ. (Ảnh minh họa)

Hơn nữa, mỗi gia đình làm sản phẩm handmade sẽ có kỹ thuật riêng, khó có thể kiểm soát được theo quy chuẩn vệ sinh ATTT. Chưa kể, các nguyên liệu như rau, củ, quả, đường, bột khi được chế biến trong điều kiện môi trường chật hẹp, thì khó bảo đảm an toàn, không thể loại trừ nguy cơ gây ngộ độc.

Với quy mô nhỏ nên phần lớn các mặt hàng handmade đều có thể điều chỉnh theo khẩu vị, giá cả phần lớn thấp hơn siêu thị vì không phải thuê mặt bằng, tiếp thị. Do đó, khó có thể kiểm soát được theo quy chuẩn vệ sinh ATTT.

Như vậy, khi mua đồ handmade, người tiêu dùng cần đặc biệt quan tâm đến nhãn mác, nguồn gốc và thương hiệu của sản phẩm. Đồng thời, nói không với những thực phẩm tự chế biến không rõ chất lượng, thành phần, nguyên liệu, không đủ tiêu chuẩn... Hãy là người tiêu dùng thông minh và đặt niềm tin đúng chỗ.

NHẬT LỆ