0908.326.779 - 0906.362.707
 

Lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng

26/03/2019    4.6/5 trong 5 lượt 
Lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng
Sáng 22-3-2019. Báo SGGP Điện tử tổ chức buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề “An toàn thực phẩm trường học trước nguy cơ dịch bệnh”. Tại buổi giao lưu trực tuyến, các chuyên gia, nhà quản lý đã giải đáp nhiều thắc mắc và tư vấn giải pháp để bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trước nguy cơ dịch bệnh hiện nay

Trước nguy cơ lây lan trên diện rộng của các loại dịch bệnh như tả heo châu Phi, sán heo, lở mồm long móng trên gia súc, cúm gia cầm... đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn thực phẩm, bữa ăn của các gia đình, trong đó đáng quan ngại là bữa ăn và sức khỏe của học sinh trong các trường học.

Để có những thông tin tư vấn tốt nhất về an toàn thực phẩm, cách phòng chống dịch bệnh liên quan đến ăn uống đảm bảo bữa ăn dinh dưỡng cho con em mình, BáoSGGP tổ chức buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề “An toàn thực phẩm trường học trước nguy cơ dịch bệnh”.

Tham gia buổi giao lưu có các chuyên gia đến từ Ban quản lý An toàn thực phẩm TPHCM, Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, Sở Giáo dục - Đào tạo, Chi cục Chăn nuôi và Thú y TPHCM, Trung tâm dinh dưỡng TPHCM và Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.

Buổi giao lưu diễn ra lúc 9 giờ sáng 22-3, trên Báo SGGP Online.

Tại buổi giao lưu trực tuyến, các chuyên gia, nhà quản lý đã giải đáp nhiều thắc mắc và tư vấn giải pháp để bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trước nguy cơ dịch bệnh hiện nay.

 
 
 

 

Bạn Michael Nguyễn, Mỹ có hỏi:

 

Là một Việt kiều sống xa quê hương, tôi rất thèm được ăn những món ăn của VN. Nhưng mỗi khi về, tôi thường được người thân khuyên không nên ăn những thực phẩm hàng quán ngoài đường vì dễ bị ngộ độc, đau bụng hay thậm chí có chất gây ung thư. Vậy xin hỏi ông/bà là người quản lý như thế nào để giảm tình trạng này. Và cho tôi hỏi thêm là tại sao Việt Nam không quản lý chặt những thực phẩm hay những chất phụ gia dùng cho thực phẩm được nhập khẩu từ Trung Quốc.

 

Bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban ATTP

 

Về câu hỏi quản lý thức ăn đường phố, quý độc giả có thể tham khảo câu trả lời trước.
Hiện nay, thực phẩm cũng như các phụ gia dùng cho thực phẩm đều được tăng cường quản lý theo pháp luật về ATTP, kể cả các sản phẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc. Chúng tôi đang hết sức nỗ lực phối hợp với các ngành, các cấp (hải quan, công an, quản lý thị trường...) để từng bước kiểm soát tình hình sản xuất, lưu thông, phân phối các phụ gia trên thị trường, tuy nhiên chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn đối với các mặt hàng nhập khẩu tiểu ngạch, xách tay, buôn lậu và cần nổ lực hơn nữa trong thời gian tới.
Giao lưu trực tuyến “An toàn thực phẩm trường học trước nguy cơ dịch bệnh” ảnh 1Một cơ sở cung cấp thức ăn không đảm bảo ATTP. Ảnh: HOÀNG HÙNG

 

Bạn Phùng Thị Thanh Hoa, Quận 7 có hỏi:

 

Để một suất ăn cho học sinh đảm bảo cả về mặt dinh dưỡng và ATTP, liệu có nên xây dựng một khung giá thành cho mỗi một suất ăn hay không?

 

Bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban ATTP

Đây cũng là một vấn đề rất đáng quan tâm, nhất là về mức giá sàn (giá tối thiểu) để có một suất ăn đảm bảo an toàn và dinh dưỡng, còn mức giá thành cho mỗi suất ăn còn tùy thuộc nhiều vào điều kiện kinh tế và đóng góp của phụ huynh, mức đóng góp của nhà nước (nếu có) và chỉ số giá cả của từng địa phương. Điều quan trọng là phải công khai, minh bạch giá cả các thành phần của bữa ăn, để có sự đồng thuận giữa phụ huynh và nhà trường, tránh các chi phí vô lý, chi phí cho các tầng nấc trung gian... sẽ làm giảm chất lượng của suất ăn.

Bạn Ngọc Tú, Phú Nhuận, TPHCM có hỏi:

 

Xin hỏi nếu các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại trường học và xác định được nguyên nhân thì trách nhiệm của các bên sẽ thế nào? Những học sinh bị ngộ độc thực phẩm có được quyền lợi gì?

 

Bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban ATTP

 

Việc xác định nguyên nhân vụ ngộ độc thực phẩm phải được các cơ quan thực hiện theo đúng quy định của Bộ Y tế. Đơn vị được xác định là cơ sở gây ra ngộ độc thực phẩm phải chịu toàn bộ trách nhiệm liên quan đến vụ việc, chịu trách nhiệm trước pháp luật về ATTP về vi phạm của mình và toàn bộ các chi phí liên quan đến ngộ độc thực phẩm, nhất là chi phí điều trị cho người bị ngộ độc.

 

Bạn Trần Văn Tiếp, Gò Vấp, TPHCM có hỏi:

 

Xin cho biết, muốn được chứng nhận là sản phẩm không có hàn the thì phải gởi mẫu sản phẩm đến cơ quan nào.

 

Bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban ATTP

 

Hiện nay, theo quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP, các cơ sở sản xuất thực phẩm phải tự công bố và chịu trách nhiệm với cơ quan chức năng về chất lượng sản phẩm thực phẩm do đơn vị mình sản xuất.
Hàn the là hóa chất không được phép sử dụng trong thực phẩm. Để chứng minh sản phẩm không có thành phần hàn the, quý độc giả có thể gửi mẫu kiểm nghiệm tại các cơ sở kiểm nghiệm hợp pháp trên địa bàn TP và tự công bố về tiêu chuẩn của sản phẩm do cơ sở mình sản xuất không có hàn the.
Quý độc giả có thể truy cập website của Ban QL ATTP để được biết danh sách các cơ sở kiểm nghiệm (http://bqlattp.hochiminhcity.gov.vn/ArticleDetail.aspx?NewsID=2647)

 

Bạn Võ Thanh Tú, Quận 12 có hỏi:

 

Tôi hay đi chợ và lưu trữ thực phẩm trong tủ lạnh để sử dụng trong tuần. Nhà tôi có 2 con nhỏ, việc sử dụng những thực phẩm đông lạnh để lâu có tốt không?

 

BSCk1 Phan Thị Hiền Thu, Trưởng khoa Truyền thông giáo dục sức khỏe, Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM

 

Cảm ơn câu hỏi của bạn!
Trong điều kiện bạn không đi chợ hàng ngày được thì việc trữ các thực phẩm để sử dụng dần là giải pháp bắt buộc, tất nhiên thực phẩm khi để lạnh và rã đông sẽ thất thoát 1 phần dinh dưỡng có trong thực phẩm, đặc biệt là các vitamin. Để việc sử dụng thực phẩm đông lạnh an toàn thì ta cần có vài lưu ý sau:
Thứ 1, trước khi cấp đông, bạn cần chia thực phẩm thành từng phần đủ ăn cho mỗi bữa để khi cần sử dụng chỉ lấy đúng phần cần dùng ra rã đông. Tránh việc rã đông nhiều lần, như vậy sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm.
Thứ 2, thực phẩm đông lạnh cần được bỏ hộp hay bỏ vào các loại bao bì chịu lạnh có hút chân không, tránh để thực phẩm bị oxy hóa.
Thứ 3, thời gian trữ các thực phẩm cũng không nên quá lâu. Với thịt heo, bò đã xay, các loại thủy hải sản nên dưới 6 tháng, thịt bò nguyên miếng có thể để an toàn trong 8 tháng, hoặc thịt cừu để được 12 tháng (với nhiệt độ - 12 độ C).

 

Bạn Hoạ Mi, Bình Chánh, TPHCM có hỏi:

TPHCM có những biện pháp phòng chống dịch tả như thế nào? Hiện nay, dịch sán và lở mồng long móng có xuất hiện trong đàn heo của TPHCM không? TPHCM một ngày tiêu thụ khoảng 10.000 con heo trong đó 2/3 là nhập từ tỉnh về. TPHCM kiểm soát như thế nào?

Ông Huỳnh Tấn Phát, Phó Chi cục trưởng Chi cục chăn nuôi và thú y

 

Kiểm soát bệnh sán dây: đối với khu vực phía Nam, chăn nuôi heo công nghiệp rất phát triển, 100% nguồn heo nhập về TP giết mổ được chăn nuôi công nghiệp. TP có 11 cơ sở giết mổ heo, bình quân mỗi ngày khoảng 7000. Qua nhiều năm kiểm soát thì chưa ghi nhận trường hợp thịt heo nhiễm ấu trùng sán dây tại các cơ sở giết mổ. Cán bộ thú y sẽ cắt khám tại 3 vị trí có nguy cơ nhiễm ấu trùng sán dây cao nhất là cơ nhai, cơ lưỡi, cơ hoành để kiếm soát loại thải các quầy thịt nhiễm ấu trùng giun sán. Do đó, người tiêu dùng có thể yên tâm sử dụng thịt heo qua kiểm soát giết mổ.
Với tình hình bệnh lở mồm long móng, hiện nay, các tỉnh xung quanh có xảy ra bệnh này tại một số hộ chăn nuôi. Tại TP, trong những tháng vừa qua đã phát hiện xử lý 2 trường hợp vận chuyển heo bệnh từ Đồng Nai nhập về các cơ sở giết mổ, xử lý tiêu hủy 155 con heo bệnh. Ngoài ra, cũng phát hiện một số trường hợp đưa sản phẩm thịt heo bệnh vào các chợ đầu mối. Riêng các hộ chăn nuôi trên địa bàn TP thì chưa ghi nhận trường hợp heo bệnh.
Giao lưu trực tuyến “An toàn thực phẩm trường học trước nguy cơ dịch bệnh” ảnh 1Ông Nguyễn Tấn Phong, Tổng Biên tập Báo SGGP tặng hoa cho các khách mời. Ảnh: CAO THĂNG
 

 

Bạn Thanh Hoa. Quận 5 có hỏi:

 

Con tôi đang đi học trường tiểu học ở quận 5. Tôi dặn con không được ăn món có thịt heo tại trường, vì thật sự lo lắng. Tôi muốn biết con đường đi của nguồn thịt heo vào các trường học tại thành phố mình cụ thể ra sao? Cảm ơn các chuyên gia!

 

Ông Trần Nguyên Thục, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở GD-ĐT TPHCM

 

Cảm ơn chị Hoa đã quan tâm vấn đề này.
Chị không cần thực sự quá lo lắng về vấn đề trên. Vì hiện nay, nguồn thực phẩm và đặc biệt là thịt heo đang được các cơ quan hữu quan của TPHCM kiểm soát khá chặt chẽ để đảm bảo nguồn gốc thịt heo có nguồn gốc truy xuất rõ ràng và được cung cấp bởi các đơn vị đã được cấp giấy chứng nhận ATTP

 

Bạn Phan Thị Tưởng có hỏi:

 

Được biết, TPHCM đang thí điểm mô hình trường học đảm bảo tỷ lệ 100% thực phẩm xuất xứ an toàn, hiện mới được triển khai ở một số quận nội thành. Vậy trong năm học tới có nhân rộng toàn TP hay có thêm quy định quản lý nào hay không?

 

Ông Trần Nguyên Thục, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở GD-ĐT TPHCM

 

Trong năm học tới, Sở GD-ĐT vẫn thực hiện theo kế hoạch liên tịch với Ban ATTP TP sẽ thực hiện đảm bảo ATTP, dự kiến mở rộng tại các quận, huyện khác.

 

Bạn Nguyễn Thị Thanh Trà, Quận Bình Thạnh có hỏi:

 

Thưa bác sĩ, biện pháp nào phòng bệnh sán dây lợn? Nếu vô tình ăn thịt lợn gạo đã nấu chín có nguy hiểm không?

 

BS Thân Đức Dũng, Trưởng khoa Vi sinh, BV Nhi đồng Thành phố

 

Các biện pháp phòng chống bệnh sán dải và ấu trùng sán dải heo:
Biện pháp chung là tuyên truyền, giáo dục sức khỏe về phòng chống bệnh cho cộng đồng.
- Đối với bệnh do sán dải trưởng thành: Không ăn thịt heo, gan heo chưa nấu chín như nem, thính, nem chua, thịt heo tái, gan tái; kết hợp với các ngành chức năng kiểm tra chặt chẽ các lò mổ heo, loại bỏ các con vật mang ấu trùng sán; quản lý phân tốt: luôn sử dụng hố xí hợp vệ sinh, không để heo thả rông ăn phân người; tốt nhất không nuôi heo thả rông.
- Đối với bệnh ấu trùng sán heo: Không ăn rau sống, không uống nước lã; quản lý phân tốt, nhất là phân của người nhiễm ấu trùng sán dải heo; phát hiện và điều trị sớm những người mắc bệnh ấu trùng sán dải và xử lý những con sán được tẩy ra, đặc biệt sán dải heo để ngăn ngừa mắc bệnh ấu trùng sán heo theo cơ chế tự nhiễm.

 

Bạn Trần Nguyệt Quyên có hỏi:

 

Hiện nay, một số trường tiểu học ở quận 1 có cho phụ huynh đăng ký vào trường tham quan bữa ăn của con nhưng sao có trường thực hiện, trường không thực hiện? Quy định của ngành thế nào hay trách nhiệm chỉ được giao hoàn toàn về cho hiệu trưởng? Khi có sự cố ngộ độc thực phẩm, ai sẽ là người chịu trách nhiệm và phụ huynh có quyền khiếu kiện nhà trường (trong trường hợp học sinh bị thiệt hại lớn về sức khỏe) hay không?

 

Ông Trần Nguyên Thục, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở GD-ĐT TPHCM

 

Theo những câu trả lời trên, trên tinh thần chỉ đạo của Sở GD-ĐT khuyến khích phụ huynh học sinh cùng tham gia giám sát bữa ăn bán trú của học sinh tại trường với ban giám sát ATTP của từng trường. Vì vậy, phụ huynh muốn tham quan, giám sát bữa ăn của con em, đề nghị phụ huynh liên lạc với ban đại diện cha mẹ học sinh và ban kiểm soát ATTP nhà trường để cùng tham gia.

 

Bạn Phạm Văn Sơn có hỏi:

 

Để đảm bảo một suất ăn cho học sinh đảm bảo cả về mặt dinh dưỡng và ATTP, liệu có nên xây dựng một khung giá thành cho mỗi một suất ăn hay không?

 

Ông Trần Nguyên Thục, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở GD-ĐT TPHCM

 

Theo các câu trả lời ở phần trên, phần mềm dinh dưỡng thực đơn Ajinomoto đã triển khai thực hiện trong các trường học trên địa bàn TP, đã quy định khá chi tiết các loại thực phẩm cần thiết để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng cho một bữa ăn của học sinh bán trú; đồng thời phần mềm cũng tính toán được khung giá chung cho từng bữa ăn.

 

Bạn Minh Hiền, Tân Bình có hỏi:

 

Tôi là một phụ huynh học sinh, hàng ngày đưa con đi học thấy tại các cổng trường có rất nhiều loại quà bánh không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhưng lại rất bắt mắt thu hút học sinh. Nhiều cháu đã mua quà bánh ăn và bị đau bụng, ngộ độc khi trở về nhà. Vậy công tác kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cổng trường có được triển khai không, vì tôi thấy các hàng quà bánh chỉ dọn ra một lúc khi các cháu vào học và tan trường, rất khó kiểm soát. Xin hỏi những thực phẩm trên có đảm bảo an toàn sức khỏe cho người sử dụng không? Chúng tôi rất lo lắng cho tình trạng sức khỏe của con em mình?

 

Bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban ATTP

 

Hàng rong xung quanh trường học được quản lý như các cơ sở thức ăn đường phố với trách nhiệm chính trên địa bàn thuộc về chính quyền địa phương. Thức ăn đường phố phải đảm bảo các tiêu chí về ATTP, về nguồn gốc thực phẩm, về điều kiện vệ sinh, về người kinh doanh (sức khỏe, kiến thức về ATTP).
Giao lưu trực tuyến “An toàn thực phẩm trường học trước nguy cơ dịch bệnh” ảnh 1Học sinh đang mua thức ăn trước cổng trường. Ảnh: HOÀNG HÙNG
Mặc dù Ban QL ATTP phối hợp với chính quyền địa phương đã rất nỗ lực cải thiện tình hình ATTP đối với thức ăn đường phố như từng bước xây dựng tuyến thức ăn đường phố điểm (nhất là khu vực xung quanh trường học); tăng cường tập huấn cho người kinh doanh; tăng cường thanh kiểm tra, nhắc nhở, trang bị test nhanh phát hiện hàn the, formol, độ sạch dụng cụ...; hỗ trợ, trang bị các vật dụng, bảo hộ cho người kinh doanh nhằm giảm thiểu các nguy cơ mất vệ sinh...
Tuy nhiên, số lượng cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố quá lớn (trên 20.000 cơ sở), thường xuyên thay đổi, ý thức người kinh doanh chưa cao và đa số có hoàn cảnh khó khăn. Vì vậy, việc bảo đảm ATTP cho thức ăn đường phố bắt buộc đòi hỏi thời gian và có sự chung tay của cộng đồng, đặc biệt quý vị phụ huynh trong việc giáo dục con em lựa chọn thực phẩm. 

 

Bạn Mai Thị Chung, Quận 10 có hỏi:

 

Thưa bác sĩ, gia đình tôi rất hay dùng thịt heo quay mua ở ngoài chợ nhưng từ khi có thông tin dịch tả heo và sán heo, tôi rất lo. Với thịt heo đã qua chế biến chín (là quay) thì liệu có nguy cơ truyền bệnh sán heo, hay tả sang cho người dùng không?

 

BSCk1 Phan Thị Hiền Thu, Trưởng khoa Truyền thông giáo dục sức khỏe, Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM

 

Cảm ơn câu hỏi của bạn!
Nếu thịt heo đã qua chế biến mà được nấu chín hoàn toàn thì không có nguy cơ truyền bệnh sán heo hay bệnh tả cho người dùng. Tuy nhiên, thực phẩm khi mua ngoài chợ nên chú ý khâu lây nhiễm chéo, ví dụ như thịt heo quay để cạnh quầy thực phẩm sống, bàn hay tủ để thịt heo quay không được sạch, tay của người bán hàng sờ vào thực phẩm sống. 
Vì vậy, khi mua thực phẩm chế biến sẵn ngoài chợ, chị cần chú ý những điều nêu trên. Dụng cụ đựng thực phẩm và trước khi ăn nên hâm nóng lại để an toàn cho gia đình.

 

Bạn Thanh Hải, Bình Tân có hỏi:

 

Hiện nay, trong chăn nuôi đã có công nghệ như thế nào để phòng chống các loại dịch, bệnh?

 

Ông Huỳnh Tấn Phát, Phó Chi cục trưởng Chi cục chăn nuôi và thú y

 

Xin cảm ơn câu hỏi của bạn Thanh Hải!
Hiện nay, người chăn nuôi có thể kiểm soát dịch bệnh qua các biện pháp như bố trí trang trại ở các khu vực xa dân cư, chuồng trại áp dụng các công nghệ chuồng kín, kiếm soát được khí hậu chuồng nuôi theo mô hình nuôi công nghiệp. Thực hiện chăn nuôi cùng vào - cùng ra, để trống chuồng sau mỗi đợt nuôi, thực hiện tiêu độc khử trùng trước khi nhập đàn nuôi mới, áp dụng lịch tiêm phòng các bệnh có nguy cơ cao nếu có vaccine phòng bệnh, áp dụng các biện phát an toàn sinh học để giảm nguy cơ xảy ra dịch bệnh.

 

Bạn Mai Qui có hỏi:

 

Mấy ngày nay, theo dõi trên báo chí, tôi thấy Bộ GD-ĐT nói có chủ trương khuyến khích ban đại diện cha mẹ học sinh cùng tham gia quản lý chất lượng thực phẩm ở trường học nhưng thực tế việc này triển khai thế nào? Tôi có hai con đang học tiểu học nhưng chưa một lần được tham gia bữa ăn trưa ở trường cùng con. Vậy vai trò đồng giám sát của chúng tôi được quy định và thực hiện thế nào?

 

Ông Trần Nguyên Thục, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở GD-ĐT TPHCM

 

Việc giám sát bữa ăn bán trú của học sinh được thực hiện trên cơ sở thông qua ban đại diện cha mẹ học sinh và nhà trường. Vì vậy, phụ huynh học sinh muốn tham gia vào việc giám sát cần thông  qua chi hội phụ huynh học sinh của lớp để phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh của nhà trường cùng tham gia giám sát với ban giám sát ATTP của nhà trường.

 

Bạn Hoạ Mi, Bình Chánh, TPHCM có hỏi:

 

TPHCM có những biện pháp phòng chống dịch tả như thế nào? Hiện nay, dịch sán và lở mồng long móng có xuất hiện trong đàn heo của TPHCM không? TPHCM một ngày tiêu thụ khoảng 10.000 con heo trong đó 2/3 là nhập từ tỉnh về. TPHCM kiểm soát như thế nào?

 

Ông Huỳnh Tấn Phát, Phó Chi cục trưởng Chi cục chăn nuôi và thú y

 

Cảm ơn câu hỏi của bạn Họa Mi!
Về các biện pháp phòng chống dịch tả heo châu Phi, bạn có thể theo dõi các câu trả lời bên trên.
Vấn đề kiểm soát bệnh sán, đối với TPHCM và các tỉnh phía Nam khá phát triển về chăn nuôi heo công nghiệp. 100% nguồn heo nhập về TP để giết mổ và tiêu thụ là được nuôi công nghiệp, do đó nguy cơ nhiễm ấu trùng sán là rất thấp. Hiện nay, TP đã có 11 cơ sở giết mổ tập trung với số lượng giết mổ là trên 7000 con 1 đêm.
Qua thực tế, nhiều năm chưa phát hiện quầy thịt heo nhiễm ấu trùng sán dây. Trong quy trình kiểm soát giết mổ, cán bộ thú y sẽ thực hiện cắt khám ở các vị trí có nguy cơ nhiễm ấu trùng sán dây cao nhất là cơ nhai, cơ lưỡi và cơ hoành để giám sát, xử lý các trường hợp nhiễm ấu trùng giun sán.

 

Bạn Kim Thoa, 32 tuổi, công nhân có hỏi:

 

Hiện tại, các cơ sở nấu ăn trường học đã thực hiện việc gắn camera giám sát việc nấu ăn chưa? Mỗi năm, phụ huynh chúng tôi đóng rất nhiều thứ tiền cơ sở vật chất, nếu có camera ngay cơ sở chế biến thực phẩm nữa thì chúng tôi sẽ an tâm hơn. Đa phần các vụ việc vi phạm an toàn thực phẩm đều được phát hiện khi báo chí vào cuộc điều tra hoặc tin báo từ người dân. Thiết nghĩ nếu trang bị camera thì sẽ hạn chế được tình trạng này.

 

Ông Trần Nguyên Thục, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở GD-ĐT TPHCM

 

Như phần trả lời trên thì ngành GD-ĐT khuyến khích các trường học đề nghị ban đại diện cha mẹ học sinh cùng tham gia giám sát bữa ăn bán trú của học sinh. Vì thế, phụ huynh học sinh có thể tham gia vào ban giám sát này để đảm bảo tối ưu nhất trong việc thực hiện bữa ăn bán trú an toàn, chất lượng cho học sinh.

 

Bạn Người đi chợ, 43 có hỏi:

 

Cho tôi hỏi bà Phạm Khánh Phong Lan, cứ cho là hiện nay các cơ sở giết mổ và chợ đầu mối... được siết chặt kiểm tra đi; nhưng nguồn thực phẩm như xúc xích, thịt nguội... thì được kiểm soát cụ thể như thế nào?

 

Bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban ATTP

 

Xúc xích, thịt nguội... là các thực phẩm chế biến từ thịt, được doanh nghiệp sản xuất, tự công bố chất lượng theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP. Cơ sở sản xuất phải đáp ứng các tiêu chuẩn về đủ điều kiện vệ sinh ATTP (thể hiện bằng giấy phép có thời hạn 3 năm) và sẽ chịu quy trình hậu kiểm của cơ quan quản lý bao gồm: nguồn gốc nguyên liệu, phụ gia, quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng.
Các sản phẩm xúc xích, thịt nguội nhập khẩu cũng phải đáp ứng các tiêu chuẩn của hồ sơ nhập khẩu, công bố chất lượng sản phẩm với cơ quan chức năng.
Trong quá trình lưu hành, phân phối trên thị trường, các sản phẩm nhập khẩu cũng như sản xuất trong nước được thường xuyên hoặc đột xuất lấy mẫu kiểm tra chất lượng ATTP và bị xử lý nếu có vi phạm. Các cơ sở kinh doanh, phân phối thực phẩm phải chứng minh được nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm và không được kinh doanh hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng, quá hạn dùng.

 

Bạn Huỳnh Thị Thu An có hỏi:

 

Nếu như bữa ăn trưa được các trường quan tâm, chăm chút thì bữa xế ở nhiều trường học hiện nay lại được tổ chức rất sơ sài, thậm chí đối phó theo kiểu mua bánh ngọt, kem, yaourt, xúc xích, pizza… cho học sinh ăn, vừa ít tiền vừa đỡ thời gian chế biến nhưng không có lợi cho sức khỏe học sinh. Vậy vấn đề kiểm soát chất lượng các loại thức ăn sẵn này thế nào? Ngành giáo dục có quy định gì về tỷ lệ giữa thức ăn sẵn với thức ăn tươi sống được nấu chín cho học sinh?  

 

Ông Trần Nguyên Thục, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở GD-ĐT TPHCM

 

Việc thực hiện bữa ăn xế cho học sinh bán trú theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Quốc gia và Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM, bữa ăn xế cho học sinh là bữa ăn nhẹ. Vì vậy, trường học thường chuẩn bị hoặc chế biến các món ăn đơn giản. Tuy nhiên, ngành GD-ĐT cũng khuyến nghị các món ăn phải đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm theo đúng quy định và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Bữa ăn bán trú cho học sinh được quy định rất rõ theo phần mềm dinh dưỡng đã được xây dựng bởi Bộ Y tế và Bộ GD-ĐT, Viện Dinh dưỡng Quốc gia. Vì thế, các trường học áp dụng đúng quy định theo phần mềm dinh dưỡng là đã đảm bảo dinh dưỡng cho học sinh.

 

Bạn Phượng Vỹ, nội trợ có hỏi:

 

Việt Nam nói chung và TPHCM vẫn còn hiện tượng chăn nuôi nhỏ lẻ. Điều đó đã làm cho dịch bệnh bùng phát nhanh. TPHCM có kế hoạch như thế nào về chăn nuôi tập trung để hướng đến an toàn?

 

Ông Huỳnh Tấn Phát, Phó Chi cục trưởng Chi cục chăn nuôi và thú y

 

Cảm ơn câu hỏi của bạn Phượng Vỹ!
TP đang có trên 3900 hộ chăn nuôi heo và có trên 3000 hộ nuôi nhỏ lẻ, trong thời gian vừa qua TP tập trung hướng dẫn các hộ chăn nuôi thực hiện các biện pháp an toàn sinh học để phòng chống bệnh. Cụ thể là phát hành trên 4000 tờ bướm hướng dẫn an toàn sinh học trong chăn nuôi, soạn bài phát thanh hướng dẫn các biện phát phòng chống dịch bệnh, cấp phát thuốc tiêu độc khử trùng cho các hộ chăn nuôi.
TP cũng ban hành các quy định giảm dần các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu vực dân cư, hướng đến chăn nuôi tập trung, sản xuất giống, giảm dần chăn nuôi heo thịt trên địa bàn TP.

 

Bạn Minh Nhứt, Quận 8 có hỏi:

 

Tôi nghe nói hoạt động kiểm tra của các cơ quan chức năng chỉ là xuống nhìn ngó qua loa hoặc xem xét lúc đó rồi về, có phải điều đó đã làm dân khốn đốn với thực phẩm không an toàn?

 

Bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban ATTP

 

Rất hoan nghênh quý độc giả quan tâm đến công tác thanh tra, kiểm tra về ATTP. Chúng tôi hy vọng sẽ có dịp để quý độc giả thực sự quan sát và nắm bắt hoạt động thanh tra, kiểm tra ATTP chứ không chỉ "nghe nói".
Thời gian qua, công tác thanh tra, kiểm tra đã được tăng cường với hệ thống các Đội Quản lý ATTP của Ban được bố trí, chịu trách nhiệm trên địa bàn từng quận-huyện, phối hợp với lực lượng kiểm tra liên ngành của địa phương. Chúng tôi khẳng định, các mức xử phạt về vi phạm ATTP là đủ sức răn đe và mức phạt áp dụng của TP là rất cao so với các địa phương khác. Các vi phạm về ATTP diễn ra rất phức tạp, tinh vi và các đối tượng khá manh động, đôi khi đòi hỏi phải có cả sự phối hợp của các lực lượng khác (Công an, Quản lý thị trường) ngoài các lực lượng thanh tra chuyên ngành về ATTP.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc áp dụng mức phạt nặng với các đối tượng buôn bán nhỏ lẻ, hàng rong, thức ăn đường phố, chợ tự phát là rất khó thực hiện, đòi hỏi phải kết hợp cùng với công tác thuyết phục, giáo dục, thay đổi nhận thức của người kinh doanh cũng như của cộng đồng.
Rất hoan nghênh góp ý của quý độc giả đến những hạn chế của công tác thanh tra, kiểm tra. Thời gian qua chúng tôi đã có chiến lược đồng hành cùng lực lượng truyền thông, báo chí trong hoạt động thanh tra, kiểm tra để bảo đảm tính minh bạch, tuyên truyền kịp thời và công khai kết quả xử lý trên trang thông tin điện tử của Ban (http://bqlattp.hochiminhcity.gov.vn/).
Tất cả nhằm tăng cường tính hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra, một phần rất quan trọng của công tác quản lý nhà nước về bảo đảm ATTP.
Giao lưu trực tuyến “An toàn thực phẩm trường học trước nguy cơ dịch bệnh” ảnh 1Cơ quan chức năng kiểm tra tại một bếp ăn. Ảnh: HOÀNG HÙNG

 

Bạn Thuỳ Chi, 34 tuổi, Hóc Môn có hỏi:

 

TPHCM có kế hoạch kiểm soát như thế nào về heo từ các tỉnh có vùng dịch đi ngang để xuống các tỉnh miền Tây hoặc vào TPHCM?

 

Ông Huỳnh Tấn Phát, Phó Chi cục trưởng Chi cục chăn nuôi và thú y

 

Xin cảm ơn câu hỏi của bạn Thùy Chi!
Hiện nay, TPHCM có bố trí các đoàn kiểm tra lưu động và 4 trạm kiểm dịch để giám sát, kiểm tra nguồn heo nhập vào các cơ sở giết mổ và quá cảnh TP về các tỉnh. Từ ngày 25-2 đến nay, các hộ kinh doanh giết mổ đã thực hiện ngưng tiếp nhận nguồn heo từ các tỉnh phía Bắc, là khu vực đang có bệnh để giết mổ, kinh doanh tại TP. 

 

Bạn Lâm Sang, 36 tuổi, Bến Tre có hỏi:

 

Tôi muốn đặt câu hỏi cho đại diện Sở GD-ĐT TPHCM. Tuần qua, khi dịch tả heo châu Phi lan rộng ở nhiều tỉnh, thành, một số trường tiểu học tư thục đã loại bỏ hoàn toàn thịt heo trong thực đơn bán trú, đây là sự linh động của các đơn vị. Nhưng ở góc độ quản lý chung của ngành đã có những chỉ đạo gì trong việc tổ chức bữa ăn bán trú cho học sinh (vì thịt heo hiện nay vẫn là món ăn xuất hiện thường xuyên nhất ở các trường mầm non và tiểu học)

 

Ông Trần Nguyên Thục, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở GD-ĐT TPHCM

 

Cảm ơn câu hỏi của bạn.
Hiện nay, ngành GD-ĐT tăng cường chỉ đạo công tác kiểm soát nguồn thực phẩm vào các bếp ăn ở các trường học và cũng khuyến cáo các trường học chú ý trong việc lựa chọn nguồn thực phẩm an toàn. Tuy nhiên, Sở GD-ĐT không chỉ đạo loại bỏ hoàn toàn thịt heo trong bữa ăn bán trú, khuyến cáo các đơn vị chú trọng lựa chọn nguồn thực phẩm đạt chuẩn và đảm bảo truy xuất được nguồn gốc rõ ràng để tránh tình trạng ngộ độc cho học sinh. 

 

Bạn Hoài Nhân, Thủ Đức có hỏi:

 

Trong trường hợp dịch tả bùng phát ở các tỉnh miền Tây và TPHCM, Chi cục Chăn nuôi và Thú y ứng phó ra liền ra sao xin cho biết?

 

Ông Huỳnh Tấn Phát, Phó Chi cục trưởng Chi cục chăn nuôi và thú y

 

Xin cảm ơn câu hỏi của bạn!
Khi dịch bệnh dịch tả heo châu Phi xảy ra tại các tỉnh miền Tây, TPHCM sẽ tổ chức các chốt chặn tại các tuyến cửa ngỏ từ miền Tây về TP, bố trí các lực lượng gồm CSGT và ban an toàn thực phẩm, thú y, thanh niên xung phong trực 24/24. Kiểm soát tất cả các phương tiện vận chuyển heo sống và sản phẩm thịt heo. Các trường hợp vận chuyển không có giấy kiểm dịch sẽ bị xử lý vi phạm hành chính và tịch thu tiêu hủy. TP sẽ chủ động làm việc với các tỉnh có dịch, xác định, khoanh vùng các địa bàn không được xuất heo và sản phẩm thịt heo vào thị trường TP. Chuẩn bị các nguồn thịt heo an toàn phục vụ thị trường.
Dịch bệnh xảy ra tại TP là sẽ khoanh vùng, tiêu hủy ngay những trường hợp heo mắc bệnh đầu tiên trong vòng 24 giờ từ khi có kết quả xét nghiệm. Bố trí lực lượng chốt chặn tại xã có dịch và những xã liền kề trong bán kính 3km, không vận chuyển heo và sản phẩm thịt heo ra khỏi vùng dịch. TP sẽ cấp phát thuốc tiêu độc khử trùng cho các hộ nuôi heo trong vùng dịch để chủ động bảo vệ đàn heo của mình. Hỗ trợ thiệt hại cho người chăn nuôi có heo bệnh phải tiêu hủy. 

 

Bạn Lê Thiên Nhiên có hỏi:

 

Việc ăn uống ngoài đường với những thực phẩm kém vệ sinh sẽ có những tác dụng xấu gì? Tôi và nhiều thực khách lại thấy thức ăn đường phố rất phong phú và ngon mắt

 

BSCk1 Phan Thị Hiền Thu, Trưởng khoa Truyền thông giáo dục sức khỏe, Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM

 

Cảm ơn câu hỏi của bạn!
Việc ăn uống ngoài đường với những thực phẩm kém vệ sinh sẽ gây những tác hại tại chỗ và lâu dài: Người ăn có thể bị rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy nếu thực phẩm có nhiễm vi sinh vật có hại, ngoài ra có thể bị nhiễm các loại ký sinh trùng đường ruột khác như các loại giun đũa, giun tóc, amip, trùng roi đường ruột... chứ không chỉ sán heo. Chưa kể những thực phẩm kém vệ sinh có thể chứa những độc tố và hóa chất gây hại tới hệ thần kinh của người và nếu tích tụ lâu dài sẽ tác nhân dẫn đến một số bệnh ung thư. 
Giao lưu trực tuyến “An toàn thực phẩm trường học trước nguy cơ dịch bệnh” ảnh 1Học sinh mua thức ăn ngoài đường. Ảnh: HOÀNG HÙNG
 

 

Bạn Thu Hiền, 32 tuổi, quận Gò Vấp có hỏi:

 

Tôi thấy phòng y tế ở nhiều trường học hiện nay tổ chức rất sơ sài. Vậy ngành giáo dục đã có những biện pháp gì để bảo đảm an toàn cho học sinh khi phát hiện có ca bệnh dịch đầu tiên?

 

Ông Trần Nguyên Thục, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở GD-ĐT TPHCM

 

Cảm ơn câu hỏi của bạn!
Hiện nay, theo quy định của thông tư liên tịch giữa Bộ Y tế và Bộ GD-ĐT, tất cả các trường học đều phải có phòng y tế hoặc góc y tế phục vụ, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh. Theo đó, nhân viên y tế phải đạt trình độ từ trung cấp y sĩ trở lên; nếu đơn vị trường học nào không có nhân viên y tế đạt chuẩn thì phải hợp đồng với trạm y tế địa phương để thực hiện việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh.
Vì thế, trong những trường hợp phát hiện những ca dịch bệnh đầu tiên thì nhân viên y tế thực hiện nghiệp vụ sơ cấp cứu ban đầu; đồng thời, báo ngay với phụ huynh và liên hệ với trung tâm y tế hoặc bệnh viện gần nhất để chuyển học sinh đến điều trị trong trường hợp cần thiết.

 

Bạn Lâm Hà, 35 tuổi có hỏi:

 

Chào anh/chị, Cho tôi hỏi nếu tôi ăn thức ăn ở ngoài đã nấu chín, thì tôi có nguy cơ bị nhiễm sán lợn không? Cám ơn.

 

BSCk1 Phan Thị Hiền Thu, Trưởng khoa Truyền thông giáo dục sức khỏe, Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM

 

Cảm ơn câu hỏi của bạn!
Nếu thức ăn đã nấu chín thì không có nguy cơ bị nhiễm sán lợn. Tuy nhiên, thực phẩm mua bên ngoài thì rất cần chú ý đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm từ các dụng cụ và tay người bán hàng. Đặc biệt, nếu ăn thức ăn ở ngoài kèm rau sống và nước chưa được nấu chín thì hoàn toàn có nguy cơ nhiễm ấu trùng sán lợn.

 

Bạn Hoài Thương, nội trợ có hỏi:

 

Thịt tươi và thịt mát, thịt cấp đông thì khác nhau ở điểm nào? ưu nhược điểm của 2 loại này? Công nghiệp giết mổ thịt mát hiện nay ở TPHCM như thế nào?

 

Ông Huỳnh Tấn Phát, Phó Chi cục trưởng Chi cục chăn nuôi và thú y

 

1. Về phân biệt thịt tươi, thịt mát, thịt cấp đông : Thịt tươi là thịt gia súc, gia cầm được giết mổ và tiêu thụ ngay; Thịt mát là thịt được giết mổ, pha lóc và bảo quản ở nhiệt độ từ 0 đến 8 độ C; Thịt cấp đông là thịt gia súc, gia cầm sau khi giết mổ, pha lóc sẽ được đưa vào kho lạnh để cấp đông và được bảo quản ở nhiệt độ dưới âm 16 độ C.
Ưu và nhược điểm của các loại thịt này đối với thịt tươi nếu bảo quản, giết mổ hợp vệ sinh thì bảo đảm độ tươi ngon, dinh dưỡng, tuy nhiên thời gian bảo quản ngắn; đối với thịt mát thì thời gian bảo quản có thể dài hơn, giảm được sự vấy nhiễm vi sinh vật đây là hướng phát triển kênh tiêu thụ thịt gia súc, gia cầm hiện nay; riêng thịt cấp đông mục tiêu hướng đến là kéo dài thời gian bảo quản phục vụ tới thị trường xuất khẩu..
2. Công nghiệp giết mổ, tiêu thụ thịt mát tại TP đã có những bước phát triển, đặc biệt là sản phẩm thịt gia cầm sau khi giết mổ được đóng bao bì, hút chân không và bảo quản ở nhiệt độ từ 0 đến 8 độ C đối với thịt heo và thịt trâu bò đã được thực hiện tại các kênh tiêu thụ hiện đại như hệ thống siêu thị, các cửa hàng chuyên doanh. Xu hướng này sẽ tiếp tục nhân rộng trong thời gian tới.

 

Bạn Nguyễn Quốc Huy có hỏi:

 

Cho tôi hỏi những loại thực phẩm tốt cho việc thức đêm? (Vì con của tôi hay thức khuya học bài)

 

BSCk1 Phan Thị Hiền Thu, Trưởng khoa Truyền thông giáo dục sức khỏe, Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM

 

Cảm ơn câu hỏi của bạn!
Đối với trẻ cần học bài khuya, một bữa ăn tối sẽ giúp con có đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho hoạt động trí não. Bữa ăn tối không chỉ là một loại thực phẩm mà vẫn cần được cân đối giữa các nhóm thực phẩm (nhóm tinh bột, nhóm đạm, nhóm chất béo và rau củ quả...).
Nhóm tinh bột được ví như "xăng cho não" giúp não bé có năng lượng hoạt động tức thì, nhóm chất đạm cung cấp các axit amin cho hoạt động trí não, phốt pho, lipid từ nhóm chất béo như "người bạn chí cốt" cho trí nhớ. Tuy nhiên, nếu ăn quá no sẽ làm cho máu dồn xuống dạ dày, "xử lý" thức ăn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của não.
Vì vậy, khi trẻ học khuya nên cho trẻ ăn một bữa khuya nhẹ như một tô phở gà, tô bún bò nhỏ, một ly sữa hay một chén chè đậu, thêm một phần trái cây nhỏ như một quả táo, một quả chuối cũng giúp cung cấp thêm vitamin và khoáng chất cho trẻ. 

 

Bạn Nguyễn Tuyết Di có hỏi:

 

Thời gian gần đây xuất hiện nhiều vụ ngộ độc thực phẩm cho học sinh nhưng nguyên nhân không phải do thức ăn chế biến trong trường mà do giáo viên hoặc học sinh mua vào trường ăn. Như vậy, phải chăng ý thức của cả hai lực lượng này chưa tốt? Có cách nào kiểm soát nguồn thực phẩm mua từ ngoài đem vào trường ăn? Khi học sinh bị ngộ độc từ thực phẩm giáo viên mua từ ngoài trường đem vào, giáo viên đó sẽ bị xử lý thế nào hoặc ai là người chịu trách nhiệm sức khỏe cho học sinh?

 

Ông Trần Nguyên Thục, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở GD-ĐT TPHCM

 

Hiện nay, ngành GD-ĐT quản lý ATTP theo các quy định của ngành y tế và phối hợp với Ban ATTP TP kiểm soát chủ yếu trong khu vực trường học (bếp ăn và căng tin). Vì thế, ngành GD-ĐT cũng đã phối hợp với Công an TPHCM ký liên tịch đề nghị nhà trường phối hợp với chính quyền địa phương, hạn chế tối đa việc buôn bán hàng rong trước cổng trường và khuyến cáo phụ huynh, học sinh kể cả giáo viên không mua thực phẩm bên ngoài nhà trường ở những nơi không an toàn. Đồng thời, ban giám hiệu nhà trường cũng có biện pháp nhắc nhở, tuyên truyền thường xuyên đối với cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh nhà trường không mua thực phẩm bên ngoài nhà trường ở những nơi không an toàn.

 

Bạn Nguyễn Hải Biên, Quận 9, TPHCM có hỏi:

 

Tôi xin hỏi 1 chuyện ngoài lề không liên quan đến an toàn thực phẩm trường học, rất mong báo SGGP và Ban Quản lý ATTP trả lời giúp: Hiện nay, nước uống tinh khiết cũng có nhiều vấn đề. Người ta quảng cáo nào là nước tinh khiết, siêu sạch, nước khoáng nhưng thực tế khi gia đình tôi mang đi kiểm nghiệm thì trong thành phần nước có cả loại vi khuẩn có trong phân người và nhiều loại độc hại khác. Vậy chúng tôi phải kêu ai? Ai bảo vệ người dân chúng tôi trước những loại nước khoác áo "tinh khiết" này?

 

Bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban ATTP

 

Việc sản xuất, lưu thông, phân phối nước uống tinh khiết phải đảm bảo các quy định của pháp luật và tiêu chuẩn đã công bố. Ban QL ATTP có nhiệm vụ định kỳ và đột xuất thanh kiểm tra quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm, trong thời gian qua, chúng tôi cũng đã phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm.
Với kết quả tự giám sát và kiểm nghiệm của người dân, sẽ tăng cường tính hiệu quả và độ phủ của công tác thanh kiểm tra, đề nghị quý độc giả gửi các kết quả kiểm nghiệm cụ thể và phản ánh về Ban QL ATTP, Chúng tôi sẽ xử lý theo đúng quy trình.

 

Bạn Công Khá, Tân Bình, TPHCM có hỏi:

 

Biểu hiện của trẻ khi bị nhiễm sán heo, sán chó... nói chung? Chữa trong bao lâu và trường hợp nguy hiểm nhất có thể xảy ra với cháu là gì, xin cho biết. Cảm ơn các chuyên gia.

 

BS Thân Đức Dũng, Trưởng khoa Vi sinh, BV Nhi đồng Thành phố

 

Biểu hiện của trẻ bị nhiễm sán heo, sán chó nói riêng và nhiễu ký sinh trùng nói chung thường không rõ ràng. Một số trường hợp có biểu hiện lâm sàng là đau bụng, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, nhức đầu, biếng ăn, xanh xao, đau dưới hậu môn về đêm...
Dấu hiệu chính là thấy đốt sán theo phân ra ngoài.
Một số trường hợp nhiễm giun sán có những biểu hiện nguy hiểm khi ấu trùng di chuyển lên các cơ quan khác nhau của cơ thể.
Ví dụ:
- Ấu trùng sán dải heo khi di chuyển lên não có thể gây nên cơn động kinh, liệt, rối loạn ý thức và có những cơn nhức đầu dữ dội.
- Nếu ấu trùng cư trú ở mắt thì gây nang trong hốc mắt, trong mí mắt và kết mạc làm tăng nhẵn áp, giảm thị lực, mù...
- Nếu ấu trùng di chuyển đến cơ vân ở da thì xuất hiện các nang ở dưới da có thể làm giật cơ, nhức đầu mãn tính.
- Nếu nang ấu trung vào cơ tim có thể làm tim đập nhanh, thay đổi tiếng tim, làm người bệnh có dấu hiệu khó thở, ngất xỉu...
Giao lưu trực tuyến “An toàn thực phẩm trường học trước nguy cơ dịch bệnh” ảnh 1Ảnh: HOÀNG HÙNG

 

Bạn Trần Thu Hà, Quận 4, TPHCM có hỏi:

 

Vào lớp học của con tôi, tôi thấy bình nước uống rất cũ kỹ, nhãn mác bong tróc, tôi rất lo lắng về ATTP nước uống trong trường học. Vậy vấn đề này được kiểm soát như thế nào thưa ông? Ông có thể cung cấp tỷ lệ các cơ sở sản xuất nước uống đóng bình vi phạm trên địa bàn TPHCM?

 

Bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban ATTP

 

Hiện này, Ban Quản lý ATTP và các quận, huyện đang tăng cường thanh, kiểm tra công tác đảm bảo ATTP trong trường học, trong đó, bao gồm cả nguồn gốc và chất lượng của nước uống sử dụng trong trường. Chúng tôi cũng thường xuyên và đột xuất lấy mẫu kiểm nghiệm chất lượng nước uống và xử lý vi phạm.
Xin quý độc giả phản ánh rõ những ghi nhận nghi ngờ về chất lượng nước uống tại cơ sở trường học nào để chúng tôi có thể kiểm tra cụ thể.

 

Bạn Lê Kiệm có hỏi:

 

Tôi thấy gần trường con tôi có mấy xe bán cháo sườn, cháo dinh dưỡng lưu động. Những loại cháo này có thực sự dinh dưỡng không?

 

BSCk1 Phan Thị Hiền Thu, Trưởng khoa Truyền thông giáo dục sức khỏe, Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM

 

Cảm ơn câu hỏi của bạn!

Thực sự rất khó để kiểm chứng cháo dinh dưỡng, hay cháo sườn lưu động có đủ chất dinh dưỡng hay không. Trừ khi bạn được chứng kiến quy trình nấu cũng như những loại thực phẩm mà họ cho vào cháo. 

Về mặt chuyên môn, một chén cháo đủ dinh dưỡng dung tích 200ml cho trẻ mầm non bao gồm: 30 gram gạo, 30-35 gram chất đạm (thịt, cá, tôm, trứng...), 20-30 gram rau củ, 10ml dầu ăn hoặc chất béo.
Do vậy, để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho bữa ăn của con, mẹ cần quan sát và ăn thử để cảm nhận chính xác nhé!

 

 

Bạn Quỳnh Tú có hỏi:

 

Ngành giáo dục đã có quy định cấm bán nước ngọt có ga trong trường học nhưng mong Sở GD hãy làm một cuộc khảo sát sẽ thấy tất cả trường học hiện nay vẫn bán thức uống này. Vì sao quy định đã có mà không triển khai trong thực tế?

 

Ông Trần Nguyên Thục, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở GD-ĐT TPHCM

 

Sở GD-ĐT đã ban hành kế hoạch 522/2018 về an toàn thực phẩm trong trường học, trong đó quy định rất rõ việc cấm bán nước ngọt có ga trong các trường học, vì thế tất cả các trường trên địa bàn TP đều nắm và phải thực hiện đúng quy định này. Trong quá trình thực hiện, nếu đơn vị trường học nào để căng tin bán nước ngọt có ga thì ban giám hiệu nhà trường phải chịu trách nhiệm với ngành GD-ĐT theo đúng quy định.

 

Bạn Bình Ngọc, Quận Phú Nhuận có hỏi:

 

Những người trực tiếp tham gia chế biến thức ăn cho học sinh cần đáp ứng những yêu cầu gì để đảm bảo ATTP trong trường học? Liệu họ có được đào tạo để nhận biết được thực phẩm độc hại?

 

Bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban ATTP

 

Người trực tiếp tham gia chế biến thực phẩm cho học sinh cần phải đáp ứng các yêu cầu về sức khỏe và kiến thức về ATTP.
Hàng năm, Ban Quản lý ATTP phối hợp với Sở GD-ĐT TP, tổ chức tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm cho hiệu trưởng, người trực tiếp chế biến tại các cơ sở bếp ăn tập thể, căng tin trong trường học (hiện TP có 1620 cơ sở bếp ăn tập thể, 318 cơ sở nhận suất ăn sẵn, 883 căng tin để phục vụ cho học sinh).
Trong năm 2018, Ban Quản lý ATTP đã tổ chức trên 20 lớp tập huấn cho toàn bộ hiệu trưởng, người trực tiếp chế biến trong trường học: các kiến thức về pháp luật ATTP; quy trình bảo đảm an toàn thực phẩm đối với bếp ăn tập thể; kiến thức thực hành, nhận biết, lựa chọn, chế biến, bảo quản thực phẩm đảm bảo an toàn; kiến thức phòng chống ngộ độc thực phẩm...
Giao lưu trực tuyến “An toàn thực phẩm trường học trước nguy cơ dịch bệnh” ảnh 1Bà Phạm Khánh Phong Lan tại buổi giao lưu. Ảnh: CAO THĂNG

 

Bạn Nguyễn Thị Liên Hoa có hỏi:

 

TP đang chủ trương giảm các loại bao ni lông, ống hút nhựa để bảo vệ môi trường nhưng căng tin trường học vẫn sử dụng đại trà. Ngành có những kế hoạch gì để giáo dục ý thức cho học sinh?

 

Ông Trần Nguyên Thục, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở GD-ĐT TPHCM

 

Hiện nay, ngành GD-ĐT đã phối hợp với Sở Tài nguyên Môi trường xây dựng kế hoạch liên tịch thực hiện giảm thiểu sử dụng túi ni lông, ống hút nhựa, kế hoạch này đã được tuyên truyền rộng rãi trong học sinh toàn ngành; trong đó có rất nhiều biện pháp như tổ chức các cuộc thi cấp TP, các cuộc thi ý tưởng sáng tạo về việc giảm thiểu sử dụng túi ni lông, ống hút nhựa của học sinh tại các trường học trên địa bàn TP.
Kế hoạch này thực hiện theo lộ trình nâng cấp cho từng cấp học. Với những biện pháp này, hy vọng trong thời gian tới sẽ từng bước giáo dục cho học sinh quen dần với việc giảm thiểu sử dụng túi ni lông, ống hút nhựa và thay dần bằng các sản phẩm thân thiện với môi trường. 
Giao lưu trực tuyến “An toàn thực phẩm trường học trước nguy cơ dịch bệnh” ảnh 1Ảnh: HOÀNG HÙNG
 

 

Bạn Lê Ý có hỏi:

 

Bọn cháu rất thích ăn ốc, theo BS ăn ốc có tốt không và việc sơ chế các loại ốc hiện nay có an toàn cho thực khách hay không?

 

BSCk1 Phan Thị Hiền Thu, Trưởng khoa Truyền thông giáo dục sức khỏe, Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM

 

Cảm ơn câu hỏi của bạn!
Về mặt dinh dưỡng ốc là thực phẩm có lượng đạm cao, đặc biệt giàu canxi (100gram ốc có thể cung cấp khoảng 1300mg canxi), tuy nhiên ốc sống trong môi trường nước thường bị ô nhiễm.
Vì vậy, để ăn ốc các bạn cần phải đảm bảo việc sơ chế (phải ngâm rửa thật kỹ, nhiều lần cho sạch và ốc thả hết bùn nhớt) và nấu chín khi ăn. Thông thường, ngoài hàng quán chỉ nấu vừa chín tới để ốc không bị khô, dai (ví dụ như sò huyết thường chỉ nhúng tái). Để an toàn khi ăn, các bạn nên yêu cầu được nấu, nướng, luộc chín kỹ để đảm bảo an toàn.

 

Bạn Trần Thị Diệu Trang có hỏi:

 

Hiện nay, tiền ăn và phí phục vụ bán trú của học sinh giữa các quận, huyện có khác nhau. Vậy kiểm soát thế nào để đảm bảo tính công khai, minh bạch, giá cả tương xứng chất lượng thực phẩm trong bữa ăn của học sinh?

 

Ông Trần Nguyên Thục, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở GD-ĐT TPHCM

Phí phục vụ bán trú ( trong đó có phí phục vụ bữa ăn cho học sinh) tùy điều kiện của mỗi quận huyện, đầu năm học trưởng phòng GD-ĐT phải có văn bản xin ý kiến của UBND quận huyện về mức thu hộ, chi hộ (trong đó có phí phục vụ cho bữa ăn bán trú). Vì thế, mức thu của mỗi quận huyện là có sự khác nhau. Trên cơ sở đó, ban giám hiệu nhà trường phải công khai mức quản lý các khoản thu chi phục vụ bán trú (trong đó có bữa ăn cho học sinh), ngay từ đầu năm học cho tất cả phụ huynh học sinh trong cuộc họp cha mẹ học sinh đầu năm và mỗi học kỳ. Vì thế, phụ huynh sẽ nắm rất rõ việc công khai mức thu này. Đồng thời, phụ huynh cũng là người tham gia giám sát chất lượng bữa ăn của học sinh.

Bạn Hải Dương, Ninh Thuận có hỏi:

Có nhiều thông tin cho rằng nếu trẻ nhỏ bị nhiễm sán heo thì rất dễ bị suy giảm thị lực, thậm chí là thần kinh do sán chạy vào mắt và ăn vào não. Có đúng vậy không thưa bác sĩ?

BSCk1 Phan Thị Hiền Thu, Trưởng khoa Truyền thông giáo dục sức khỏe, Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM

 

Cảm ơn câu hỏi của bạn
Khi trẻ bị nhiễm sán heo, đa phần ấu trùng sán heo sẽ ký sinh ở ruột non, như vậy, trẻ sẽ gặp vấn đề lớn nhất là bị "cạnh tranh" chất dinh dưỡng làm trẻ chậm tăng trưởng. Rất hiếm khi ấu trùng sán heo di chuyển lạc chỗ ra da (xuất hiện u nhỏ bằng hạt đỗ trên da, không ngứa, không đau), lên mắt (gây giảm thị lực, tăng nhãn áp...), lên não (dẫn đến viêm màng não). 
Do vậy, phụ huynh nên chú ý cho trẻ ăn thực phẩm chín, uống nước sạch được nấu chín, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Xổ giun định kỳ cho trẻ 6 tháng/lần. 

 

Bạn Huỳnh Nam, 57 có hỏi:

 

Tôi chỉ nghe truyền thông nói chung chung rằng tả heo không lây sang người. Điều này có nghĩa là ăn phải thịt heo nhiễm bệnh thì không bị ảnh hưởng gì đến sức khỏe? Còn nếu ảnh hưởng đến sức khỏe thì ảnh hưởng cụ thể ra sao, tôi muốn biết chi tiết. Trân trọng cảm ơn các chuyên gia.

 

Ông Huỳnh Tấn Phát, Phó Chi cục trưởng Chi cục chăn nuôi và thú y

 

1. Bệnh Dịch tả heo châu Phi đã xảy ra từ năm 1921 tại Kenya châu Phi từ đó đến nay bệnh đã lây sang nhiều nước châu Phi, châu Âu và châu Á trong đó có Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam ...Đến nay đã có nhiều nghiên cứu từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổ chức lương nông Liên Hiệp Quốc (FAO), Tổ chức Thú y thế giới (OIE) ghi nhận vi rút gây bệnh dịch tả heo châu Phi không gây bệnh cho người.
2. Việc kiểm soát dịch bệnh đã được quy định rất chặt chẽ, các trường hợp người chăn nuôi có heo bệnh phải khai báo cho chính quyền địa phương để lấy mãu xét nghiệm chẩn đoán xác định bệnh, nếu kết quả dương tính sẽ buộc tiêu hủy, chính phủ đã quy định mức hỗ trợ thiệt hại tương ứng 80% giá trị heo bị tiêu hủy theo giá thị trường; tại các địa phương, nếu có dịch thì chính quyền sẽ tổ chức các chốt chặn để nghiêm cấm việc vận chuyển heo ra khỏi vùng dịch; các trường hợp vận chuyển, kinh doanh, giết mổ kinh doanh heo bệnh, sản phẩm thịt heo bệnh sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính và tiêu hủy tang vật; do đó người tiêu dùng, người chăn nuôi nên bình tĩnh phối hợp chùng với chính quyền địa phương và ngành thú y trong công tác phòng chống dịch, chủ động cung cấp thông tin khi phát hiện heo bệnh, hộ kinh doanh giết mổ trái phép, các trường hợp kinh doanh thịt heo không đảm bảo an toàn thực phẩm. 
3. Để bảo vệ sức khỏe của mình người tiêu dùng nên chọn mua thịt heo có qua kiểm dịch, có nguồn gốc, thịt có màu tự nhiên, không nên sử dụng thịt không rõ nguồn gốc, không sử dụng thịt heo bệnh, heo chết không rõ nguyên nhân vì khi heo bệnh, heo chết mặc dù vi rút gây bệnh dịch tả heo không gây bệnh trên người nhưng sẽ phụ nhiễm các vi khuẩn khác ảnh hưởng sức khỏe con người.

 

Bạn Ngọc Tuấn,, Ninh Sơn, Ninh Thuận có hỏi:

 

Hiện nay, hầu hết các trường mầm non và tiểu học đều cho trẻ ăn bán trú tại trường. Xin ông/bà cho biết hoạt động quản lý và kiểm soát nguồn thực phẩm được đưa vào các bếp ăn trường học như thế nào?

 

Bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban ATTP

 

Bảo đảm ATTP trong trường học phải được thực hiện xuyên suốt và liên tục để thật sự có tác dụng, làm sao để ngăn ngừa sai phạm, đề phòng và giảm thiểu ngộ độc thực phẩm, đặc biệt đối với các cháu trường mầm non.

Ban ATTP và Sở GD-ĐT đã phối hợp triển khai Kế hoạch bảo đảm ATTP tại tất cả các cơ sở giáo dục trên địa bàn, với sự vào cuộc của UBND các quận, huyện theo chỉ đạo của UBND thành phố.

Chúng tôi tập trung vào các nội dung chủ yếu như : 1) Tập huấn tuyên truyền kiến thức ATTP, hướng dẫn triển khai quy trình bảo đảm ATTP như bố trí bếp ăn, quy trình nhận và xử lý thực phẩm; 2) Huấn luyện quy trình xử lý ngộ độc thực phẩm; 3) Tăng cường công tác giám sát hậu kiểm, thanh tra xử lý vi phạm; 4) Cải thiện nguồn nguyên liệu thực phẩm an toàn, chất lượng, cụ thể phải là thực phẩm được cung cấp từ các cơ sở nằm trong chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn của TP, hoặc cơ sở đạt các chứng nhận HACCP, ISO 22000:2005, VietGAP, GlobalGAP... 

 

Bạn Ngọc Trâm, Phan Thiết có hỏi:

 

Gia đình tôi hay sử dụng thịt vào các bữa ăn hàng ngày, giờ nghe thông tin không chỉ có lợn bị nhiễm sán mà còn có cả dịch tả lợn châu Phi. Quý báo có thể chia sẻ những cách để có thể nhận biết được thịt lợn an toàn?

 

Bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban ATTP

 

Trong tình hình có nhiều diễn biến phức tạp về dịch bệnh (tả heo châu Phi, lở mồm long móng, heo tai xanh...) và những thông tin nhiễm sán heo vừa qua, nhiều người tiêu dùng đã hoang mang. Do đó, để tự bảo vệ bản thân và gia đình, người tiêu dùng cần nắm vững các quy tắc lựa chọn thực phẩm sạch đối với mặt hàng thịt heo:
- Thịt heo tươi có độ đàn hồi, có màu đỏ hồng tự nhiên của thịt, không bị chảy nhớt, da heo không có những dấu hiệu xuất huyết lốm đốm (đối với bệnh tả heo châu Phi) hoặc các dấu hiệu bất thường khác.
- Phải mua thịt heo có nguồn gốc xuất xứ rỏ ràng ở những cơ sở hợp pháp, tin cậy (siêu thị, của hàng, các sạp ở chợ truyền thống...) tuyệt đối không mua hàng trôi nổi vì lý do giá rẻ..
- Thịt heo phải được chế biến đảm bảo nguyên tắc vệ sinh:
+ Rửa sạch trước khi chế biến (nên rửa bằng nước muối)
+ Nấu thịt chín kỹ, hạn chế ăn thịt tái, sống.
+ Sử dụng ngay sau khi chế biến, không bảo quản quá lâu.

 

Bạn Phan Huy có hỏi:

 

Hầu hết trường học hiện nay đều có một hiệu phó phụ trách bán trú. Nhưng người này phải quản lý rất nhiều việc, chưa kể những buổi họp hành ở sở, ngành. Trách nhiệm kiểm soát nguồn thực phẩm chủ yếu thuộc về cấp dưỡng nhưng trình độ những người này chỉ trung cấp. Sở GD có biện pháp gì để nâng cao trình độ và ý thức cho đội ngũ này?

 

Ông Trần Nguyên Thục, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở GD-ĐT TPHCM

Tất cả những nhân viên phụ trách cấp dưỡng đều phải tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức an toàn thực phẩm và dinh dưỡng, phải được cấp giấy chứng nhận theo đúng quy định. Vì thế, việc nâng cao trình độ bồi dưỡng đã được quy định rất rõ trong quá trình tập huấn. Đồng thời, giấy chứng nhận là có thời hạn. Hết thời hạn phải được tập huấn trở lại và cấp giấy chứng nhận mới.

Bạn Hữu Vy, Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3 có hỏi:

 

Nếu con tôi không may bị nhiễm sán heo do ăn phải thực phẩm không bảo đảm ở trường học thì chi phí xét nghiệm, điều trị cho con tôi do nhà trường hay, bảo hiểm y tế chi trả?

 

BS Thân Đức Dũng, Trưởng khoa Vi sinh, BV Nhi đồng Thành phố

 

Xét nghiệm sán dải heo hiện nay thường được dùng bằng phương pháp xét nghiệm miễn dịch ELISA có giá từ 290.000 đến 300.000 ngàn/1 xét nghiệm. Nếu cháu có BHYT thì sẽ được chi trả nếu thực hiện đúng tuyến.
Không thể xác định được cháu bị nhiễm từ nguồn nào cho nên trường học không có cơ sở để chi trả.

 

Bạn Nguyễn Thị Mai Anh có hỏi:

 

Cơ sở vật chất của nhiều trường học ở TPHCM hiện nay còn hạn chế nên phải đặt mua suất ăn sẵn cho học sinh. Ngoài việc chất lượng thực phẩm phụ thuộc hoàn toàn vào đơn vị cung cấp, học sinh còn phải đối mặt với nguy cơ thức ăn bị biến chất do quá trình vận chuyển và bảo quản, điều kiện hâm nóng, lưu trữ thức ăn còn nhiều hạn chế ở các trường học. Ông có ý kiến thế nào về vấn đề này?

 

Ông Trần Nguyên Thục, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở GD-ĐT TPHCM

Việc vận chuyển thức ăn phải đảm bảo theo quy định của Bộ Y tế, trong đó quy định khoảng cách từ đơn vị cung cấp đến các trường học trong phạm vi 10km để đảm bảo thời gian vận chuyển thức ăn dinh dưỡng đảm bảo chất lượng và được vận chuyển bằng xe chuyên dụng, đảm bảo với nhiệt độ bảo quản. Vì thế tất cả các đơn vị trường học phải thực hiện theo quy định này.

Bạn Duy Thượng, Phan Đình Phùng, Phú Nhuận có hỏi:

 

Bác sĩ ơi! Trẻ mắc giun kim thì tẩy giun thế nào cho hết? Tôi nghe hiệu thuốc nói tẩy 1 liều, xong cách hai tuần tẩy tiếp 1 liều nữa. Như vậy có hại cho trẻ không, thưa bác sĩ?

 

BS Thân Đức Dũng, Trưởng khoa Vi sinh, BV Nhi đồng Thành phố

 

Khi có chẩn đoán xét nghiệm là giun kim thì phác đồ điều trị hiện nay là: 
- Mebendazole 100mg, liều duy nhất, một lần trong ngày.
- Albendazole là thuốc được chọn để điều trị, dùng liều duy nhất 400mg hoặc 10-14mg/kg đối với trẻ em.
- Pyrantel pamoate (Combantrin) 10mg/kg, liều duy nhất, có thể nhắc lại mỗi 6 tuần cho tới khi nào môi trường chung quanh sạch.
Trong thời gian điều trị, điều quan trọng là tránh không để bị tái nhiễm. Trẻ em nên mặc quần áo bằng vải bông khi đi ngủ và mang bao tay, cắt ngắn móng tay. Cần điều trị cho các thành viên trong gia đình và trường học.

 

Bạn Thu Thảo, Bình Thạnh có hỏi:

 

Tôi thấy thành phố thường xuyên ra quân, chỉ đạo việc đảm bảo ATTP khu vực quanh cổng trường, nhưng tại nhiều cổng trường trên địa bàn, hàng ăn rong mất vệ sinh vẫn tồn tại, cơ quan quản lý có giải pháp gì?

 

Bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban ATTP

 

Vấn đề hàng rong xung quanh trường học nằm trong kế hoạch chung về quản lý thức ăn đường phố, với sự quản lý trực tiếp của chính quyền quận huyện, phường xã.
Trong thời gian qua, Ban Quản lý An toàn thực phẩm (Ban QL ATTP) đã phối hợp với UBND các quận - huyện để xây dựng các giải pháp cải thiện điều kiện ATTP đối với các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố trên toàn địa bàn TP theo các tiêu chí về ATTP đối với thức ăn đường phố:
- Tập huấn, tuyên truyền kiến thức về ATTP cho người kinh doanh thức ăn đường phố (với sự vào cuộc của các tổ chức hội, đoàn thể...)
- Yêu cầu khám sức khỏe theo quy định.
- Xây dựng các mô hình điểm về ATTP đối với kinh doanh thức ăn đường phố: Tuyến đường đảm bảo an toàn thực phẩm, Phố ẩm thực đảm bảo an toàn thực phẩm, phường - xã - điểm kiểm soát điều kiện ATTP thức ăn đường phố... Một số quận - huyện xây dựng các tuyến đường đảm bảo ATTP đối với cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố trước cổng trường.
- Hỗ trợ, trang bị các vật dụng, bảo hộ lao động cho người kinh doanh thức ăn đường phố nhằm giảm thiểu các nguy cơ mất vệ sinh ATTP....
- Tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm đối với cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố trên địa bàn TP, nhất là về nguồn gốc và chất lượng thực phẩm (với phương tiện là test nhanh).
Giao lưu trực tuyến “An toàn thực phẩm trường học trước nguy cơ dịch bệnh” ảnh 1Học sinh mua thức ăn bên ngoài cổng trường. Ảnh: HOÀNG HÙNG
Mặc dù, thời gian qua, tình hình đảm bảo ATTP đối với cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố từng bước được cải thiện, nhưng trên thực tế, do mô hình thức kinh doanh thức ăn đường phố rất cơ động, một số người kinh doanh chưa đủ ý thức và đa số có hoàn cảnh khó khăn, cho nên việc thanh tra, xử lý vi phạm chưa thực sự nghiêm khắc, đa số chỉ dừng lại ở mức độ hướng dẫn, nhắc nhở, xử phạt hành chính nhẹ...
Trong thời gian tới, với việc ra đời của Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định nghiêm khắc hơn về các mức xử phạt kể cả trong lĩnh vực kinh doanh thức ăn đường phố, Ban QLATTP sẽ phối hợp cùng các quận - huyện xử lý hiệu quả hơn các vi phạm ATTP.
Nhằm hỗ trợ cơ quan quản lý ATTP trong việc cải thiện ATTP hàng rong, quý phụ huynh nên hạn chế con em mình sử dụng hàng rong trước cổng trường khi quan sát thấy chưa đủ tin cậy về ATTP.

 

Bạn Phạm Hoàng Hải, Ninh Thuận có hỏi:

 

Có nhiều thông tin cho rằng nếu trẻ nhỏ bị nhiễm sán heo thì rất dễ bị suy giảm thị lực, thậm chí là thần kinh do sán chạy vào mắt và ăn vào não. Có đúng vậy không thưa bác sĩ?

 

BSCk1 Phan Thị Hiền Thu, Trưởng khoa Truyền thông giáo dục sức khỏe, Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM

 

Cảm ơn câu hỏi của bạn! Trẻ em bị nhiễm sán heo thì ảnh hưởng lớn nhất là sán heo sẽ "cạnh tranh" dinh dưỡng với trẻ làm trẻ thiếu hụt vi chất dinh dưỡng và chậm tăng trưởng. Chỉ một số trường hợp rất nhỏ sán có thể di chuyển lạc chỗ ra da, mắt, não, gây bệnh lý nghiêm trọng.

 

Bạn Hồng Hoa, Trảng Bàng, Tây Ninh có hỏi:

 

Bé nhà cháu 2 tuổi mà đi ngoài thi thoảng cháu thấy cái dây dài dài, liệu cháu có nên cho bé xét nghiệm kí sinh trùng không ạ hay cứ uống xổ giun bình thường, bé nhà cháu chưa tẩy giun bao giờ ạ.

 

BS Thân Đức Dũng, Trưởng khoa Vi sinh, BV Nhi đồng Thành phố

 

Cháu bé 2 tuổi nếu đi ngoài thấy hiện tượng nêu trên cần đem mẫu phân tới để bác sĩ xác định có phải là giun sán hay không. Từ đó, cho các xét nghiệm cần thiết và hướng điều trị phù hợp.
Tốt nhất, trẻ bắt đầu từ 2 tuổi trở lên thì nên xổ giun định kỳ 1 năm 2 lần.

 

Bạn Thủy An, 36 có hỏi:

 

Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có đặt trường hợp giả định dịch tả heo châu phi tràn vào TPHCM không, và kịch bản ứng phó cụ thể như thế nào?

 

Ông Huỳnh Tấn Phát, Phó Chi cục trưởng Chi cục chăn nuôi và thú y

 

1. Đến nay, TPHCM chưa ghi nhận trường hợp heo bệnh dịch tả heo châu Phi.
2. Các kịch bản ứng phó:
TP đã ban hành Quyết định 122/QĐ-UBND ngày 9-01-2019 về ban hành Kế hoạch hành động ứng phó bệnh dịch tả heo châu Phi trên địa bàn TP, trong đó có 3 kịch bản cụ thể gồm có:
- Bệnh xảy ra tại các tỉnh phía Bắc
- Bệnh xuất hiện tại các tỉnh miền Đông và Tây Nam bộ
- Bệnh xuất hiện tại TPHCM
Tương ứng với mỗi tình huống đã cụ thể hóa các giải pháp phòng chống dịch bệnh phù hợp. Hiện nay, các sở, ngành thành phố, UBND các quận, huyệt đang triển khai các giải pháp theo tình huống 1 đồng thời chủ động chuẩn bị nếu tình huống 2 xảy ra.
Các giải pháp tập trung hiện nay chủ yếu gồm:  Hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện các giải pháp an toàn sinh học để chống xâm nhập mầm bệnh vào các trang trại, hộ chăn nuôi, bảo vệ đàn giống; Kiểm soát vận chuyển nguồn heo nhập và quá cảnh TP; Kiểm soát giết mổ chặt chẽ và xử lý nghiêm các trường hợp giết mổ trái phép.

 

Bạn Nguyễn Tuấn Tú, Quận 12 có hỏi:

 

Phụ huynh thường râm ran câu chuyện “tiền hoa hồng” hiệu trưởng được “lại quả” khi ký hợp đồng với các đơn vị cung cấp suất ăn. Vậy có quy định gì khi một đơn vị trường học lựa chọn ký hợp đồng với một đơn vị cung cấp suất ăn sẵn? Cơ chế nào cho phụ huynh cùng giám sát biến động về giá cả?

 

Ông Trần Nguyên Thục, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở GD-ĐT TPHCM

 

Nhà trường muốn ký hợp đồng với đơn vị cung cấp suất ăn hoặc thực phẩm, chế biến bữa ăn cho học sinh thì phải tuân thủ theo liên tịch 1008 (năm 2017) giữa Ban An toàn Thực phẩm TPHCM và Sở GD-ĐT (đạt một trong năm chuẩn, ví dụ như chuỗi an toàn thực phẩm, ISO 22.000, HACCP, VietGAP, GlobalGAP) hoặc những chuẩn an toàn thực phẩm khác đối với nhóm thực phẩm đóng gói, nhóm thực phẩm chế biến.
Đầu năm học, nhà trường thành lập ban đại diện cha mẹ học sinh đồng thời trong hội nghị cha mẹ học sinh sẽ thỏa thuận thành phần ban đại diện cha mẹ học sinh cùng tham gia với ban giám sát an toàn thực phẩm của nhà trường, giám sát chất lượng bữa ăn và giá cả với đơn vị cung cấp.
Giao lưu trực tuyến “An toàn thực phẩm trường học trước nguy cơ dịch bệnh” ảnh 1Ông Nguyễn Tấn Phong, Tổng Biên tập Báo SGGP chụp ảnh với các khách mời. Ảnh: CAO THĂNG

 

Bạn Nguyễn Minh Hoàng, Biên Hòa, Đồng Nai có hỏi:

 

Bác ơi cho cháu hỏi làm sao mình có thể nhận biết được là bé bị giun sán ạ... (những biểu hiện gì ở bé làm cho mình biết được là bé đang bị giun sán)

 

BS Thân Đức Dũng, Trưởng khoa Vi sinh, BV Nhi đồng Thành phố

 

Những biểu hiện lâm sàng của bệnh giun sán thường không có triệu chứng rõ rệt. Một số trường hợp có biểu hiện đau bụng, rối loạn tiêu hóa, xanh xao, biếng ăn...
Dấu hiệu chính để phát hiện bệnh giun sán: thấy bé đi phân có đốt sán, hoặc xuất hiện các nang ở dưới da.
Do vậy, để xác định một bé có nhiễm giun sán hay không, các bậc phụ huỳnh ngoài các triệu chứng nêu trên cần đem bé tới các cơ sở y tế để có chuẩn đoán xác định và điều trị thích hợp.

 

Bạn Quách Thiện Toàn, Hóc Môn có hỏi:

 

Bác sĩ có thể cho biết nguyên nhân nào gây ra bệnh ấu trùng sán heo và những ai thường mắc bệnh ấu trùng sán heo?

 

BSCk1 Phan Thị Hiền Thu, Trưởng khoa Truyền thông giáo dục sức khỏe, Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM

 

Cám ơn câu hỏi của bạn
Ấu trùng sán heo có thể nhiễm vào cơ thể qua 3 cách: 
Thứ 1, người ăn phải thịt heo có nang sán chưa nấu chín.
Thứ 2, vô tình nuốt trứng sán có trong thức ăn, rau sống, nước uống hay tay có nhiễm trứng sán đưa vào miệng.
Thứ 3, tái nhiễm do nuốt đốt sán già vào dạ dày.
Đối tượng dễ bị mắc: Do ăn thịt tái như thịt heo, bò, trâu có bị nhiễm các loại ký sinh trùng, sán heo; Ăn các loại rau sống chưa được rửa sạch; Ăn nem chua là thực phẩm có nguy cơ nhiễm sán heo rất cao bởi món này được làm từ thịt heo sống lên men.
 

 

Bạn Trần Nam, Tân Bình, TPHCM có hỏi:

 

Tôi có thấy đại diện Bộ Y tế phát biểu trước báo chí là dù xét nghiệm dương tính với sán heo cũng chưa bị nhiễm bệnh và cũng không nhất thiết điều trị. Tại sao lại như vậy, xin bác sĩ giải thích cụ thể hơn để người dân chúng tôi yên tâm.

 

BS Thân Đức Dũng, Trưởng khoa Vi sinh, BV Nhi đồng Thành phố

 

Có 2 loại xét nghiệm để phát hiện bệnh sán dải heo:
- Phát hiện sán trưởng thành
- Phát hiện bệnh ấu trùng sán dải heo
Hiện nay, có hai nhóm xét nghiệm bệnh sán dải heo là trực tiếp và gián tiếp.
Tùy theo giai đoạn của bệnh mà chúng ta có thể sử dụng nào cho thích hợp. 
Khi chúng ta ăn thực phẩm nghi bị nhiễm sán heo. Nếu chúng ta thử xét nghiệm ngay lúc đó thì có 2 tình huống xảy ra:
- Xét nghiệm âm tính: cũng chưa kết luận bệnh nhân có bị phơi nhiễm với bệnh hay không
- Xét nghiệm dương tính: không thể kết luận bệnh nhân bị phơi nhiễm từ lúc nào.
Do đó, để làm xét nghiệm chuẩn đoán bệnh sán heo nói riêng và nhiễm ký sinh trùng nói chung thì phải dựa vào triệu chứng lâm sàng để có quyết định xét nghiệm nào cho phù hợp.

 

Bạn Lã Mai An, Quận 5 có hỏi:

 

Tôi thấy thực đơn ở trường công hiện nay rất đơn điệu, chất lượng bữa ăn ở các nơi không đồng đều. Vậy Sở GD quản lý thế nào trong việc các trường tổ chức thực đơn cho học sinh? Vì sao có nơi công khai hàm lượng dinh dưỡng, kê khai chi tiết từng thành phần nguyên liệu thực phẩm trên bảng tin trường nhưng có nơi không niêm yết?

 

Ông Trần Nguyên Thục, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở GD-ĐT TPHCM

 

Thứ nhất, Sở GD-ĐT thực hiện theo chỉ đạo của Bộ GD-ĐT triển khai thực hiện phần mềm dinh dưỡng Ajinomoto và triển khai đồng loạt tại 24 quận huyện từ năm 2016.
Thứ hai, bên cạnh những trường không thực hiện theo phần mềm dinh dưỡng Ajinomoto thì có một bộ phận phụ trách cấp dưỡng chịu trách nhiệm chính về việc lên thực đơn cho học sinh hàng ngày.
Tất cả các nơi đều công khai, tuy nhiên đơn vị nào có thực hiện phần mềm dinh dưỡng Ajinomoto thì công khai chi tiết từng thành phần dinh dưỡng của bữa ăn. Còn đơn vị nào không thực hiện phần mềm dinh dưỡng Ajinomoto thì chỉ công khai tên món ăn mà không công khai chi tiết thành phần dinh dưỡng.

 

Bạn Hoàng Sơn, Hoàng Hoa Thám, Tân Bình có hỏi:

 

Thưa bác sĩ những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh ấu trùng sán lợn như thế nào?

 

BS Thân Đức Dũng, Trưởng khoa Vi sinh, BV Nhi đồng Thành phố

 

Có 2 loại triệu chứng lâm sàng:
Thứ nhất là triệu chứng của nhiễm sán trưởng thành: đau bụng, đau tức bụng thượng vị, rối loạn tiêu hóa hoặc có triệu chứng thần kinh. Dấu hiệu chính là thấy đốt sán, một số trường hợp thì thấy trứng sán trong phận.
Thứ hai là triệu trứng nhiễm ấu trùng sán dải heo:
- Tại não: động kinh, liệt, nói ngọng, rối loạn ý thức và có những cơn nhức đầu dữ dội.
- Tại mắt: nang trong mí mắt, trong hốc mắt, kết mạc, chèn ép sau nhãn cầu, tăng nhãn áp, giảm thị lực...
- Cơ vân: xuất hiện các nang dưới da với kích thước 0,5 - 2 cm, di động dễ dàng, không ngứa, nang thường ở cơ bắp tay, chân hoặc cơ liên sường, cơ lưng, ngực...
- Cơ tim: có thể làm tim đập nhanh, biến đổi tiếng tim, làm người bệnh khó thở, ngất xỉu...
SGGPO