Vào lúc 9h sáng nay ngày 19/10/2017, tại Chất lượng Việt Nam sẽ diễn ra giao lưu trực tuyến: "Nhận diện công cụ mã số mã vạch đối với chất lượng và an toàn thực phẩm theo chuỗi”.
Theo nhận định của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, xu thế phát triển của thị trường, bên cạnh yêu cầu ngày càng cao về chất lượng hàng hóa, người tiêu dùng còn muốn biết nhiều hơn về quá trình sản xuất, đóng gói, vận chuyển đến bày bán trên kệ, đặc biệt là những mặt hàng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe như thực phẩm. Việc truy xuất nguồn gốc dần trở thành tiêu chuẩn bắt buộc vì những lợi ích thực tế mà nó mang lại.
Nhằm đẩy mạnh hoạt động mã số mã vạch (MSMV) tại Việt Nam, đặc biệt là đẩy mạnh việc nghiên cứu triển khai áp dụng các tiêu chuẩn của Hệ thống GS1 vào các lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe, xác định nguồn gốc, chống hàng giả… đồng thời giải quyết các vấn đề mà xã hội, doanh nghiệp quan tâm về chất lượng hàng hóa và an toàn thực phẩm.
Vào lúc 9h sáng nay (19/10), Chất lượng Việt Nam sẽ tổ chức giao lưu trực tuyến: "Nhận diện công cụ mã số mã vạch đối với chất lượng và an toàn thực phẩm theo chuỗi”.
Chương trình sẽ cung cấp cho người dân, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, của các cơ quan chức năng thông tin về các quy định pháp quy, quy định kĩ thuật liên quan việc sử dụng MSMV.
Làm rõ vai trò, ý nghĩa của cơ sở dữ liệu quốc gia về MSMV của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; Khả năng áp dụng MSMV kết hợp cùng công nghệ thông tin sẽ giúp nâng cao chất lượng hàng hóa thông qua khả năng tạo thuận lợi cho việc xác định nguồn gốc, triệu hồi sản phẩm lỗi, chống hàng giả, góp phần đảm bảo an toàn thực phẩm theo chuỗi.
Đồng thời, phân tích một số hiểu nhầm của người dân, doanh nghiệp, cơ quan chức năng về MSMV…
Tham dự chương trình có những khách mời:
- TS. Hà Minh Hiệp - Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
- Ông Vũ Vinh Phú - Chuyên gia kinh tế
- Bà Phạm Thị Lý - Giám đốc Trung tâm Doanh nghiệp hội nhập và Phát triển
- Ông Lê Minh Đức - Chủ tịch HĐQT - Công ty Cổ phần XNK D.O Pro
- Ông Đỗ Duy Đăng - Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Xác thực số
- Ông Vũ Hoàng Dương - Phó trưởng phòng Văn phòng MSMV - Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
Tôi xin hỏi bà Lý, tem truy xuất nguồn gốc là loại tem gì và được sử dụng như thế nào để kiểm tra nguồn gốc sản phẩm?
Bà Phạm Thị Lý - Giám đốc Trung tâm Doanh nghiệp hội nhập và Phát triển
Với sáng chế quy trình xác thực chống hàng giả, tem truy xuất của chúng tôi là tem truy xuất có xác thực lại, có cấu tạo nhiều lớp. Lớp thứ nhất là lớp hiển thị, ở đây người tiêu dùng được cung cấp các thông tin về sản phẩm hàng hóa (SPHH). Các thông tin này được nhà sản xuất cung cấp và chịu trách nhiệm pháp lý về sự minh bạch và chính xác. Lớp thứ hai là lớp bảo mật, đây là những thông tin duy nhất về SPHH của nhà sản xuất được mã hóa theo thuật toán ngẫu nhiên mà chỉ hệ thông Check.net.vn mới có. Tại thời điểm xác thực, người tiêu dùng dùng điện thoại smartphone tải phần mềm Checkvn kiểm tra thông tin.
Ở lớp thứ nhất, người tiêu dùng sẽ biết các thông tin về SPHH: nhãn mác, chất lượng, giá cả, nhà sản xuất, hạn sử dụng... Ở lớp này, lời thoại của tem sẽ nhắc khách hàng: "để tránh mua phải hàng giả, đề nghị quý khách cào lớp nhũ để xác thực". Tại thời điểm đưa ra quyết định mua hàng, người tiêu dùng được phép cào lớp nhũ bảo mật để tiếp tục đọc con tem bảo mật. Chỉ một lần duy nhất trong toàn bộ vòng đời của sản phẩm. Nếu sản phẩm là hàng thật thì sẽ xuất hiện trên màn hình điện thoại của khách hàng dấu chỉ tự hào thương hiệu Việt Nam kèm theo lời thoại "sản phẩm được bảo vệ bởi IDE" đồng nghĩa với việc đó là sản phẩm chính hãng được bảo vệ bởi quy trình xác thực chống hàng giả. Nếu không xuất hiện dấu chỉ tự hào thương hiệu Việt Nam trên màn hình điện thoại tại lần xác thực này thì hàng hóa đó là hàng hóa không chính hãng. Lời thoại sẽ nhắc nhở khách hàng "sản phẩm này không nằm trong hệ thống bảo vệ của IDE" hoặc "sản phẩm này đã bán đề nghị quý khách kiểm tra lại" đồng nghĩa với việc đây là sản phẩm đã qua sử dụng hoặc sản phẩm nhái.
Tại thời điểm xác thực khi dấu chỉ tự hào thương hiệu Việt Nam được xuất hiện trên màn hình điện thoại của khách hàng thì hệ thống của IDE cũng xóa đi thông tin bảo vệ sản phẩm và báo về cho nhà sản xuất biết được một sản phẩm của nhà sản xuất đã được bán cho khách hàng tại đâu vào thời điểm nào. Đối với khách hàng, nếu đăng nhập đầy đủ các thông tin có sẵn trên màn hình điện thoại ở lần xác thực thì khách hàng sẽ khẳng định được quyền sở hữu của mình đối với sản phẩm bằng cách nhập thông tin, số điện thoại và ấn nút gửi đi. Các thông tin này sẽ là thông tin để khách hàng được hưởng các chế độ chăm sóc hậu mãi, khuyến mại, tích thưởng, bảo hành theo chính sách của nhà sản xuất đưa ra.
Tất cả các lần kiểm tra sau lần xác thực thông tin đều trả lời cho người kiểm tra sản phẩm này đã bán cho người đã xác thực trước đó vào ngày, giờ, tháng, năm. Điều này triệt tiêu khả năng tem truy xuất bị tái sử dụng.
Tôi được biết rằng mới đây, Chính phủ đã triển khai dán tem truy xuất lên các mặt hàng thực phẩm, đặc biệt là
thịt heo, rau quả… Xin ông Hà Minh Hiệp cho biết, Bộ KH&CN có vai trò gì trong việc triển khai hoạt động này?
TS. Hà Minh Hiệp - Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
TS. Hà Minh Hiệp cho biết, Bộ KH&CN đã có kế hoạch triển khai nghiên cứu và đánh giá nhiều giải pháp, công nghệ để có thể phổ biến áp dụng nhằm cải tiến các hệ thống TXNG ở Việt Nam
Thực tế vấn đề truy xuất nguồn gốc, đặc biệt về thực phẩm nhận được sự quan tâm của toàn xã hội, do vậy không chỉ chính phủ, nhiều cơ quan, đơn vị ngành địa phương đã chủ động nghiên cứu, triển khai các giải pháp TXNG. Đối với tem truy xuất, đây chỉ là một thành phần trong hệ thống TXNG và vừa qua chúng ta thấy chính quyền thành phố HCM là địa phương đi đầu trong việc triển khai chương trình dán tem TXNG lên các sản phẩm thịt heo, rau củ quả tiêu thụ trên địa bàn thành phố. Bên cạnh đó một số hợp tác xã và các công ty lớn như Vinmart cũng đã triển khai tem TXNG cho toàn bộ chuỗi cung ứng sản phẩm rau, củ quả của họ, hiện tại một số tỉnh thành cũng đang có kế hoạch TXNG sản phẩm giống như Tp.HCM cụ thể Cần Thơ, Bến Tre...
Tuy không trực tiếp tham gia hỗ trợ triển khai các chương trình Tem TXNG riêng lẻ, địa phương nêu trên, nhưng Bộ KH&CN cũng đã có những nghiên cứu tìm hiểu nắm bắt công nghệ, hỗ trợ tư vấn, giải đáp thắc mắc các vấn đề liên quan về MSMV mã hóa trên Tem TXNG, đặc biệt tư vấn các đơn vị cung cấp giải pháp hệ thống Tem TXNG. Bộ KH&CN khuyến nghị các bên triển khai hệ thống TXNG bằng Tem sử dụng các loại MSMV chuẩn quốc tế, cụ thể là MSMV GS1 để đảm bảo tính thống nhất, tránh trùng lắp nâng cao khả năng tương thích, tích hợp với các hệ thống khác, cho phép truy vấn thông tin truy xuất bằng nhiều phương tiện đọc, quét mã...
Ngoài ra, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ KH&CN đã tổ chức đoàn kiểm tra đánh giá liên ngành về thực trạng tình hình triển khai Tem TXNG ở Tp.HCM để báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước những thực trạng bất cập của chương trình tem TXNG của Thành phố mà báo chí phản ánh. Trong quá trình kiểm tra, cán bộ đoàn kiểm tra của Bộ KH&CN đã tư vấn, góp ý cho các bên liên quan của chương trình về những điểm hạn chế trong quá trình triển khai chương trình tem TXNG của thành phố và khuyến nghị sử dụng các loại MSMV GS1 cũng như tích hợp hệ thống thông tin TXNG của các đơn vị giải pháp với hệ thống cơ sở dữ liệu MSMV quốc gia của Bộ KH&CN đang quản lý.
Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Khoa học và Công nghệ/Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng nghiên cứu xây dựng đề án tổng thể triển khai quản lý thống nhất và thúc đẩy áp dụng hiệu quả Tem truy xuất nguồn gốc tại Việt Nam. Hiện tại Tổng cục đang tập trung nghiên cứu xây dựng đề án, đồng thời triển khai việc rà soát, hoàn thiện hệ thống các tiêu chuẩn quốc gia liên quan đến các công cụ áp dụng trên Tem TXNG (mã số, mã vạch, hình thức, nội dung thông tin trên Tem TXNG...).
Bộ KHCN đã có kế hoạch triển khai nghiên cứu và đánh giá nhiều giải pháp và công nghệ để có thể phổ biến áp dụng nhằm cải tiến các hệ thống TXNG ở Việt Nam
Xin cho biết hiện nay mã số mã vạch GS1 do Tổng cục cấp được doanh nghiệp gắn trên sản phẩm có truy xuất được nguồn gốc sản phẩm hay không
Ông Vũ Hoàng Dương - Phó trưởng phòng Văn phòng MSMV - Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
Tổng cục cấp mã số doanh nghiệp GS1 cho các doanh nghiệp đăng ký MSMV ở Việt Nam, các doanh nghiệp hoàn toàn được chủ động tạo các loại MSMV theo tiêu chuẩn của tổ chức GS1 cho các đối tượng cần quản lý của mình. Các tiêu chuẩn của tổ chức GS1 hiện nay hoàn toàn có thể sử dụng làm công cụ phục vụ xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc.
Tôi xin hỏi ông Đăng, việc gắn tem truy xuất lên sản phẩm sẽ tăng thêm chi phí, theo ông có giải pháp nào giảm được chi phí này để người tiêu dùng hưởng lợi hay không?
Ông Đỗ Duy Đăng - Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Xác thực số
Chi phí của tem hiện nay phụ thuộc vào các giải pháp của các đơn vị cung cấp dịch vụ. Chúng tôi biết đa số các đơn vị cung cấp tem đã được in sẵn cho khách hàng với giá khoảng 500 đến hơn 1.000 đồng, giá này đắt hay rẻ chưa bàn tới, nhưng chúng ta hãy xem xét bằng bài toán hiệu quả chi phí: Với sản phẩm có giá trị lớn (vài trăm nghìn, vài triệu đồng) thì giá này không đáng kể, nhưng với sản phẩm giá trị thấp (như rau, gia vị) chỉ 1 vài trăm đến vài ngàn đồng thì khoản tăng này là một chi phí đáng kể. Cộng dồn trên toàn xã hội thì đấy là cả 1 con số lớn.
Giải pháp của chúng tôi giải quyết vấn đề này bằng cách: Cấp các gói thuê bao phù hợp để khách hàng chủ động sử dụng dịch vụ hệ thống, chủ động xuất và in tem theo nhu cầu. Từ đó bỏ qua chi phí của các khâu trung gian và giá thành tem nhãn rất rẻ, chỉ vài chục đồng cho những tem có thiết kế in ấn đơn giản. Việc này hoàn toàn không ảnh hưởng tới giá trị sử dụng của tem truy xuất.
Với giá đó thì chi phí gắn tem truy xuất chỉ là chi phí phụ, gần như không làm tăng giá thành sản phẩm. Nhưng lại làm tăng giá trị sản phẩm rõ rệt, làm tăng niềm tin của người tiêu dùng vào sản phẩm. Các khách hàng sử dụng dịch vụ của chúng tôi sau một thời gian đều có phản hồi tốt: Sản lượng hàng bán ra nhiều hơn, tiếp cận trực tiếp được với nhiều khách hàng hơn và khi mua các sản phẩm cùng loại có xu hướng chọn những sản phẩm có dán tem truy xuất nguồn gốc.
Doanh nghiệp có lợi ích gì khi áp dụng giải pháp xác thực chống hàng giả?
Bà Phạm Thị Lý - Giám đốc Trung tâm Doanh nghiệp hội nhập và Phát triển
Về bản chất "Quy trình xác thực chống hàng giả" là một hệ thống CNTT kết nối trực tiếp nhà sản xuất với người tiêu dùng theo một quy trình chặt chẽ khiến kẻ thứ 3 là kẻ làm giả không thể xâm nhập. Khi ứng dụng "Quy trình xác thực chống hàng giả" với những chức năng của hệ thống, nhà sản xuất được marketing bán hàng, quản trị dòng hàng, bảo vệ thương hiệu, chống lấn vùng và điều nghiên thị trường. Các chương trình khuyến mại chăm sóc hậu mãi dều có thể được áp dụng.
Người tiêu dùng được bảo vệ quyền lợi khi ứng dụng "Quy trình xác thực chống hàng giả" tại thời điểm mua hàng. Người tiêu dùng tải phần mềm miễn phí Checkvn về điện thoại di động.
Lớp thứ nhất là lớp hiển thị, ở đây người tiêu dùng được cung cấp các thông tin về sản phẩm hàng hóa (SPHH). Các thông tin này được nhà sản xuất cung cấp và chịu trách nhiệm pháp lý về sự minh bạch và chính xác. Lớp thứ hai là lớp bảo mật, đây là những thông tin duy nhất về SPHH của nhà sản xuất được mã hóa theo thuật toán ngẫu nhiên mà chỉ hệ thông Check.net.vn mới có. Tại thời điểm xác thực, người tiêu dùng dùng điện thoại smartphone tải phần mềm Checkvn kiểm tra thông tin. Ở lớp thứ nhất, người tiêu dùng sẽ biết các thông tin về SPHH: nhãn mác, chất lượng, giá cả, nhà sản xuất, hạn sử dụng... Ở lớp này, lời thoại của tem sẽ nhắc khách hàng: "để tránh mua phải hàng giả, đề nghị quý khách cào lớp nhũ để xác thực".
Tại thời điểm đưa ra quyết định mua hàng, người tiêu dùng được phép cào lớp nhũ bảo mật để tiếp tục đọc con tem bảo mật. Chỉ một lần duy nhất trong toàn bộ vòng đời của sản phẩm. Nếu sản phẩm là hàng thật thì sẽ xuất hiện trên màn hình điện thoại của khách hàng dấu chỉ tự hào thương hiệu Việt Nam kèm theo lời thoại "sản phẩm được bảo vệ bởi IDE" đồng nghĩa với việc đó là sản phẩm chính hãng được bảo vệ bởi quy trình xác thực chống hàng giả. Nếu không xuất hiện dấu chỉ tự hào thương hiệu Việt Nam trên màn hình điện thoại tại lần xác thực này thì hàng hóa đó là hàng hóa không chính hãng. Lời thoại sẽ nhắc nhở khách hàng "sản phẩm này không nằm trong hệ thống bảo vệ của IDE" hoặc "sản phẩm này đã bán đề nghị quý khách kiểm tra lại" đồng nghĩa với việc đây là sản phẩm đã qua sử dụng hoặc sản phẩm nhái.
Tại thời điểm xác thực khi dấu chỉ tự hào thương hiệu Việt Nam được xuất hiện trên màn hình điện thoại của khách hàng thì hệ thống của IDE cũng xóa đi thông tin bảo vệ sản phẩm và báo về cho nhà sản xuất biết được một sản phẩm của nhà sản xuất đã được bán cho khách hàng tại đâu vào thời điểm nào. Đối với khách hàng, nếu đăng nhập đầy đủ các thông tin có sẵn trên màn hình điện thoại ở lần xác thực thì khách hàng sẽ khẳng định được quyền sở hữu của mình đối với sản phẩm bằng cách nhập thông tin, số điện thoại và ấn nút gửi đi. Các thông tin này sẽ là thông tin để khách hàng được hưởng các chế độ chăm sóc hậu mãi, khuyến mại, tích thưởng, bảo hành theo chính sách của nhà sản xuất đưa ra.
Tất cả các lần kiểm tra sau lần xác thực thông tin đều trả lời cho người kiểm tra sản phẩm này đã bán cho người đã xác thực trước đó vào ngày, giờ, tháng, năm. Điều này triệt tiêu khả năng tem truy xuất bị tái sử dụng.
Bằng việc bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ khách hàng, khi ứng dụng "Quy trình xác thực chống hàng giả", nhà sản xuất khẳng định được niềm tin và uy tín đối với khách hàng.
"Quy trình xác thực chống hàng giả" là một giải pháp an ninh trong logistisc, khắc phục được hoàn toàn niềm tin khi hàng hóa của nhà sản xuất tham gia thương mại điện tử. Đây là điều chưa một giải pháp nào trên toàn thế giới làm được.
Vấn đề an toàn thực phẩm tại Việt Nam đang rất nóng, ông đánh giá như thế nào về xu hướng ứng dụng công nghệ xác thực trong việc truy xuất nguồn gốc và chống hàng giả, hàng kém chất lượng?
Ông Vũ Vinh Phú - Chuyên gia kinh tế
Đây là xu hướng chung của các nước nhất là các nước đang phát triển nhưng mà vấn đề nhận thức đúng về vấn đề ATTP cho người tiêu dùng xã hội. Tìm đến tận cùng nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa bán trên thị trường là một biện pháp cơ bản để đảm bảo ATTP nói riêng và hàng hóa nói chung ở từng nước.
Ngoài ra, việc truy xuất nguồn gốc hàng hóa còn chống được hàng giả, hàng lậu, hàng kém chất lượng,... Tuy nhiên, trên thị trường có hàng vạn mặt hàng thì việc chọn lựa những mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống phải làm trước từ đó nhân rộng ra các nơi khác khi có điều kiện.
Việc truy xuất này không chỉ ở những hàng hóa nội địa mà còn phải truy xuất hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Việt Nam.
Tôi nhận thấy thị trường mỹ phẩm Việt Nam đang lép vế so với mỹ phẩm ngoại nhập. Theo ông, doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì để lấy lại vị thế cân bằng, đặc biệt là trong việc áp dụng các tiêu chuẩn về MSMV?
Ông Lê Minh Đức - Chủ tịch HĐQT - Công ty Cổ phần XNK D.O Pro
Thực tế, hiện nay tình trạng mỹ phẩm ngoại nhập bằng nhiều đường tiểu ngạch, không chính thống như hàng xách tay là một trong những vấn nạn lớn khiến những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn len lỏi vào thị trường trong nước, gây nên sự hoang mang về chất lượng sản phẩm của người tiêu dùng.
Theo quan điểm và nhìn nhận của bản thân tôi, hiện nay các hãng mỹ phẩm lớn trong nước đều sở hữu những ưu việt từ giá thành và chất lượng để hoàn toàn có thể cạnh tranh với mỹ phẩm ngoại nhập.
Bên cạnh đó, việc quản lý nhãn, cụ thể là các công cụ kiểm tra nguồn gốc sản phẩm được sản xuất trong nước như MSMV của chúng ta là tiện lợi và chính xác hơn so với việc sử dụng các sản phẩm ngoại nhập. Tôi nghĩ rằng, các doanh nghiệp Việt cần tự tin vào sản phẩm và thực hiện đúng các quy trình chất lượng và tuân theo các tiêu chuẩn đã đề ra, nếu đạt được những điều này khách hàng trong nước sẽ dần tin tưởng vào sản phẩm của doanh nghiệp nội địa.
Công ty sản xuất trong nước muốn sử dụng MSMV của nước khác thì phải cần có thủ tục gì?
Ông Vũ Hoàng Dương - Phó trưởng phòng Văn phòng MSMV - Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
Ông Vũ Hoàng Dương nhận được nhiều câu hỏi của bạn đọc quan tâm gửi về chương trình
Theo quy định tại quyết định số 15/2006/QĐ-BKHCN ngày 23/8/2006 của Bộ KH&CN và Thông tư số 16/2011/TT- BKHCN ngày 30/6/2011 của Bộ KH&CN về sửa đổi bổ sung một số Điều của quyết định số 15/2006/QĐ-BKHCN.
Tổ chức hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam khi sử dụng mã nước ngoài để in trên sản phẩm của mình, phải được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc được tổ chức là chủ sở hữu của Mã nước ngoài ủy quyền sử dụng Mã nước ngoài và phải thông báo việc sử dụng Mã nước ngoài với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng bằng văn bản, gửi kèm theo bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng mã hoặc văn bản ủy quyền.
Thủ tục thông báo và xin xác nhận sử dụng mã nước ngoài gồm:
Bằng chứng Uỷ quyền của công ty nước ngoài cho phép công ty ở Việt Nam được phép sử dụng mã số của công ty nước ngoài;
Bản Liệt kê danh mục sản phẩm sử dụng mã nước ngoài;
Công văn đề nghị được sử dụng mã số nước ngoài trên sản phẩm.
Hiện nay, việc ứng dụng khoa học công nghệ
bảo vệ thương hiệu sản phẩm, bảo vệ quyền lợi của nhà sản xuất và người tiêu dùng được rất nhiều địa phương, doanh nghiệp quan tâm, Trung tâm đã có hỗ trợ gì để triển khai việc này?
Bà Phạm Thị Lý - Giám đốc Trung tâm Doanh nghiệp hội nhập và Phát triển
Năm 2015 - 2016, "Quy trình xác thực chống hàng giả" đã được lựa chọn là công cụ thực hiện chương trình bảo vệ thương hiệu hàng hóa Việt Nam, theo kế hoạch số 99/KH-MTTW-BCĐTWCVĐ và kế hoạch số 212/KH-MTTW-BCĐTWCVĐ là đơn vị triển khai nhiệm vụ, Trung tâm Doanh nghiệp hội nhập và phát triển đã mời nhiều bộ ngành, địa phương trên cả nước phối hợp tuyên truyền, triển khai thực hiện.
Tới thời điểm này, chương trình đã được 15 tỉnh, thành phố có văn bản hưởng ứng, vận dụng vào hoạt động của doanh nghiệp. Thủ đô Hà nội là một trong những đơn vị tiên phong ứng dụng quy trình này.
Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa VN - Trung tâm Doanh nghiệp hội nhập và phát triển được giao một số các nhiệm vụ gắn với hoạt động của Ủy ban thành phố HN đã có nhiều DN ở nhiều tỉnh thành trên care nước được sử dụng thí điểm quy trình xác thực chống hàng giả.
Một số chuỗi thực phẩm an toàn đã sử dụng "Quy trình xác thực chống hàng giả" chứng minh nhật ký điện tử ruộng đồng, tạo ra một phương pháp quản lý sản xuất nông nghiệp mới vừa đơn giản lại miễn phí cho người sử dụng nhưng minh bạch, chính xác và tin cậy. Đây chính là chức năng ứng dụng kép của "Quy trình xác thực chống hàng giả".
Hiện nay hệ thống
siêu thị tại Việt Nam việc ứng dụng MSMV như thế nào? việc ứng dụng này có những bất cập gì và hướng giải quyết vấn đề này?
Ông Vũ Vinh Phú - Chuyên gia kinh tế
Việc quản lý và áp dụng mã số mã vạch trong các khâu công tác của siêu thị tuy đã tốt song còn một số vấn đề cần khắc phục ngoài những nội dung đã trình bày ở phần trên thì điều quan trọng là yếu tố con người trong việc ý thức kỷ luật, việc áp dụng này ở các khâu công tác, giảm bớt các động tác thừa, tính cẩu thả, thiếu trách nhiệm trong việc nhập hàng, dán mã phụ, thanh toán với khách, giải quyết khiếu nại, niêm yết giá cả,...
Có quy định nào bắt buộc doanh nghiệp phải áp dụng truy xuất nguồn gốc sản phẩm hay không? Doanh nghiệp muốn áp dụng truy xuất cho sản phẩm thì chi phí như thế nào?
Ông Đỗ Duy Đăng - Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Xác thực số
Các quy định của Việt Nam về xác định nguồn gốc sản phẩm gồm có:
- Quyết định 117/2008/QĐ-BNN ngày 11/12/2008 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành Quy chế kiểm tra và công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Mục g, Khoản 1, Điều 23 quy định: xây dựng và triển khai áp dụng hệ thống XÁC ĐỊNH NGUỒN GỐC sản phẩm tại Cơ sở đảm bảo nguyên tắc “một bước trước, một bước sau”;
- Thông tư số 74/2011/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2011 quy định về XÁC ĐỊNH NGUỒN GỐC, thu hồi và xử lý thực phẩm nông lâm sản không bảo đảm an toàn;
- Thông tư số 03/2011/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 01 năm 2011 quy định về truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực thủy sản;
Về chi phí của việc ứng dụng tem truy xuất thì phụ thuộc vào rất nhiều thứ: Vật liệu in, phương pháp in, số lượng, thuê bao hệ thống... nhưng phần phí dịch vụ do Xác Thực Số cung cấp thì khoảng vài đồng đến vài chục đồng 1 mã, tùy theo tính năng mà khách hàng yêu cầu.
Doanh nghiệp tôi đăng ký MSMV từ 2015 và sử dụng gắn lên các sản phẩm được DN sản xuất, tuy nhiên số lượng mặt hàng nhiều hơn, vậy chúng tôi cần phải làm gì để tiếp tục gắn MSMV lên các sản phẩm này?
Ông Vũ Hoàng Dương - Phó trưởng phòng Văn phòng MSMV - Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
Sau khi được cấp Mã doanh nghiệp GS1, doanh nghiệp được quyền tạo mã số thương phẩm và thể hiện thành mã vạch cho các sản phẩm của mình trong quỹ số mã vật phẩm của doanh nghiệp;
Khi hết quỹ số mã vật phẩm, doanh nghiệp được quyền đăng ký thêm mã số doanh nghiệp mới.
Theo ông, các doanh nghiệp nước ngoài đang áp dụng MSMV như thế nào và có những phương pháp tối ưu nào mà doanh nghiệp Việt cần học hỏi hay không?
Ông Lê Minh Đức - Chủ tịch HĐQT - Công ty Cổ phần XNK D.O Pro
Hiện nay, trong thương mại trên toàn thế giới chủ yếu áp dụng hai hệ thống mã số hàng hoá sau: Hệ thống UPC (Universal Product Code) là hệ thống thuộc quyền quản lý của Hội đồng mã thống nhất Mỹ UCC (Uniform Code Council, Inc.), được sử dụng từ năm 1970 và hiện vẫn đang sử dụng ở Mỹ và Canada.
Hệ thống EAN (European Article Number) (Nay đổi tên thành GS1) được thiết lập bởi các sáng lập viên là 12 nước châu Âu với tên gọi ban đầu là Hội EAN (European Article Numbering Association), được sử dụng từ năm 1974 ở châu Âu và sau đó phát triển nhanh chóng, được áp dụng ở hầu hết các nước trên thế giới. Chính vì lý do này nên từ năm 1977, EAN trở thành một tổ chức quốc tế với tên gọi EAN quốc tế (EAN International).
Với việc tham gia vào GS1 toàn cầu, tôi nhận thấy việc ứng dụng MSMV để quản lý hàng hóa tại Việt Nam đang thực hiện theo đúng sứ mệnh trở thành một giải pháp toàn cầu và có tính đồng bộ so với đa số các nước trên thế giới. Chính vì vậy, theo quan điểm của tôi, việc ứng dụng MSMV.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần học hỏi nhiều quốc gia phát triển trong việc ứng dụng phần mềm tra cứu và phổ cập nó rộng rãi vì xu thế phát triển hiện nay là dựa trên nền tảng phát triển công nghệ thông tin.
Tôi ở doanh nghiệp, xin hỏi đại diện Tổng cục, tem truy xuất nguồn gốc bước đầu cho thấy rất hiệu quả trong việc giúp bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp và quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, việc quản lý tem truy xuất này sẽ được thực hiện như thế nào nếu như có tình trạng mỗi nơi một kiểu và có thể bị làm giả?
TS. Hà Minh Hiệp - Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
Chào bạn, thực tế qua đánh giá của đoàn kiểm tra tình hình triển khai tem truy xuất nguồn gốc (TXNG) tại thành phố HCM đã chỉ ra, chương trình dán tem TXNG của TP.HCM bên cạnh những ưu điểm cũng còn một số mặt hạn chế như: Tem TXNG chưa có dấu hiệu nhận biết và phân biệt với các dấu hiệu khác có trên bao nhãn sản phẩm, tem chỉ sử dụng được với phần mềm chuyên dụng, không thân thiện người dùng; thực hiện không đúng quy trình triển khai dán tem, khai báo thông tin TXNG; chưa có hệ thống giám sát xử lý sai phạm... Trước những bất cập này rất cần sự thống nhất quản lý nhà nước đối với tem TXNG để đảm bảo hiệu quả của hoạt động TXNG, đồng thời hài hòa các quy định TXNG giữa các địa phương không gây tình trạng rào cản kỹ thuật mềm.
Những nội dung quản lý đang được Tổng cục nghiên cứu để đưa vào đề án quản lý tem TXNG nêu trên. Đối với vấn đề làm giả, thực tế tem TXNG nhằm mục đích định danh đối tượng cần truy xuất và kết nối người dùng đến nguồn dữ liệu cần truy xuất, không phải tập trung chống làm giả tem, vì vậy nếu muốn chống giả tem cần phải tăng cường quản lý giám sát hoạt động in ấn, phát hành, sử dụng tem; nâng cao trách nhiệm của người phát hành,sử dụng tem; kết hợp các giải pháp, kỹ thuật chống giả trên tem...
Xin bà hãy chia sẻ về xuất xứ nguồn gốc sáng chế "quy trình xác thực chống hàng giả"
Bà Phạm Thị Lý - Giám đốc Trung tâm Doanh nghiệp hội nhập và Phát triển
Năm 2014, trung tâm DN hội nhập và Phát triển được Hiệp hội nhỏ và vừa Việt Nam giao nhiệm vụ xây dựng đề án nhiệm vụ của Hiệp hội nhỏ và vừa Việt Nam gắn với đề án phát triển thị trường trong nước và cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng người Việt Nam. Là một tổ chức hoạt động trong lĩnh vực KHCN có chức năng nghiên cứu ứng dụng nhằm phát triển bền vững DN nhỏ và vừa. Trung tâm DN hội nhập và Phát triển đã đầu tư nghien cứu các giải pháp chống giả, quy trình xác thực chống hàng giả là sáng chế khao học thứ hai của trung tâm DN hội nhập và Phát triển trong lĩnh vực này. Từ thành công của sáng chế, năm 2015 - 2016, trung tâm DN hội nhập và Phát triển - Hiệp hội nhỏ và vừa Việt Nam đã được giao triển khai "Chương trình bảo vệ thương hiệu hàng hóa Việt Nam" thường niên trên toàn quốc. Theo kế hoạch số 99/KH-MTTW-BCĐTWCVĐ và kế hoạch 212/KH-MTTW-BCĐTWCVĐ; Với những thành tự đã đạt được, quy trình đã được nhận giải thưởng khoa học sáng tạo Việt Nam Vifotech năm 2015. Tháng 1/2016, văn phòng Chính Phủ đã có công văn chỉ đạo thường trực 389 quốc gia tiếp thu sáng chế và vận dụng hoạt động của 389 quốc gia. Tháng 9/2016, quy trình đã được nhận bằng độc quyền sáng chế của cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Tháng 8/2017, ngành Công an đã công nhận quy trình xác thực chống hàng giả-giải pháp chống giả bảo vệ DN và người tiêu dùng.
Về bản chất quy trình xác thực chống giả là một hệ thống thông tin về sản phẩm hàng hóa được kết nối trực tiếp từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng thông qua một cổng thông tin truy xuất hàng hóa có xác thực Check.net.vn - một phần mềm ứng dụng trên điện thoại di động smartphone Checkvn và một con tem tiêu chuẩn chống giả cho phép người tiêu dùng truy xuất có xác thực lại nguồn gốc hàng hóa và có được câu trả lời chính xác tại thời điểm mua hàng sản phẩm người tiêu dùng muốn mua có chính hãng hay không. Với phương pháp này, nhà sản xuất bảo vệ được uy tín, thương hiệu, quản trị được dòng hàng hóa lưu thông trên thị trường mà người tiêu dùng cũng được bảo vệ quyền lợi mà không mất bất cứ chi phí nào.
Có tình trạng sử dụng 1 mã số gắn cho tất cả các loại mặt hàng, theo ông gắn sai, gắn MSMV giả trên hàng hóa sẽ bị xử lý ra sao?
Ông Vũ Vinh Phú - Chuyên gia kinh tế
Đúng là có tình trạng như vậy nhưng là không phải là phổ biến, giám đốc siêu thị phải là người sâu sát các bộ phận, tăng cường kiểm tra, giám sát chéo lẫn nhau những vấn đề có liên quan lên MSMV trong siêu thị. Cần phải xây dựng các thông tư, nghị định về quản lý, phát hành sử dụng mã số mã vạch đối với hệ thống phân phối, sản xuất ở Việt Nam tạo nề nếp chung cho công tác quản lý MSMV trên toàn quốc.
Chú ý những trường hợp lợi dụng MSMV để gây nhầm lẫn cho khách hàng, tạo vỏ bọc hợp pháp cho những hàng hóa lậu, hàng giả len lỏi vào các hệ thống bán lẻ 1 cách hợp pháp hoặc có thông đồng một cách bất hợp pháp giữa nhà cung ứng và nhà bán lẻ. Bổ sung những luật hành chính thương mại, luật hình sự về những vi phạm trong sử dụng MSMV ở thị trường Việt Nam cũng như hàng hóa xuất khẩu.
Tem truy xuất nguồn gốc có thể chống hàng giả được hay không?
Ông Đỗ Duy Đăng - Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Xác thực số
Nếu áp dụng giải pháp tốt, tem truy xuất nguồn gốc hoàn toàn cho thể chống được hàng giả hiệu quả.
Tem truy xuất nguồn gốc có nhiều loại, hiệu quả chống giả cũng tùy theo từng giải pháp của đơn vị cung cấp. Riêng với tem của Xác Thực Số thì có thể chống giả được.
Tem sinh ra trên hệ thống là mã đơn nhất, tức là chỉ có duy nhất một mã, không có trùng lặp. Mã này được mã hóa các trạng thái khác nhau: Tem trắng, đã kích hoạt, bán, hủy… tương ứng với trạng thái thực tế của sản phẩm đang được dán tem.
Từ đó hạn chế tối đa các thiệt hại có thể có đối với việc làm giả chính tem này.
Yêu cầu buộc phải có MSMV trên hàng hóa hay không và làm thế nào để biết rằng mã vạch gắn trên sản phẩm không phải là giả?
Ông Vũ Hoàng Dương - Phó trưởng phòng Văn phòng MSMV - Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
Tại Việt Nam hiện nay việc sử dụng MSMV là không bắt buộc mà tùy theo nhu cầu của người sử dụng khi thấy cần phải áp dụng MSMV để tạo thuận lợi cho công tác quản lý, sản xuất, kinh doanh của mình (ví dụ khi muốn kinh doanh trong siêu thị hoặc xuất khẩu hoặc đáp ứng yêu cầu của bạn hàng v.v...).
Tuy nhiên, doanh nghiệp nên chủ động áp dụng MSMV từ đầu để sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu của đối tác trong chuỗi cung ứng như siêu thị, đối tác nước ngoài,...
MSMV với mục đích chính để phân định và thu nhận dữ liệu tự động đối tượng mang mã, không tập trung vào việc chống làm giả, nên rất dễ để tạo ra MSMV bằng các công cụ thiết kế phổ thông hiện nay. Tuy nhiên để kiểm tra MSMV có đúng là do chủ sở hữu tạo ra hay không chúng ta có thể tra cứu trên mạng thông tin các doanh nghiệp đăng ký sử dụng MSMV (GEPIR) của tổ chức GS1.
Theo ông, hiện nay việc áp dụng MSMV tại Việt Nam đối với các doanh nghiệp có khó khăn gì hay không?
Ông Lê Minh Đức - Chủ tịch HĐQT - Công ty Cổ phần XNK D.O Pro
Theo tôi, quy trình cung cấp MSMV của Tổng cục TCĐLCL đối với doanh nghiệp khá thuận tiện. Chúng tôi cho rằng việc thực hiện quy trình này không có gì bất cập hoặc khó khăn. Đặc biệt, trong quá trình áp dụng MSMV, mọi thông tin thắc mắc của doanh nghiệp đều được Phòng MSMV giải đáp nhanh chóng và cụ thể.
Tôi cho rằng đây là một trong những nỗ lực rất lớn của Tổng cục TCĐLCL để giúp các doanh nghiệp tại Việt Nam nhanh chóng khẳng định được chỗ đứng chất lượng với người tiêu dùng.
Tuy nhiên, tôi cho rằng cần nhanh chóng có một cơ chế bảo hộ cho mã số mã vạch giống như quyền sở hữu trí tuệ để tính pháp lý cho doanh nghiệp khi xử lý những trường hợp làm giả mã số mã vạch.
Theo ông, việc ứng dụng công nghệ mã vạch vào các kênh bán hàng trong siêu thị có tác động như thế nào trong việc nâng cao năng suất, hiệu quả kinh doanh?
Ông Vũ Vinh Phú - Chuyên gia kinh tế
Hiện nay, tất cả các siêu thị và các cửa hàng tự chọn hiện đại trong và ngoài nước đều sử dụng mã số mã vạch trong các khâu bán hàng, quản lý giá, quản lý kho, quản lý chất lượng sản phẩm, chống hàng giả,... Việc này đã góp phần nâng cao năng suất lao động trong thương mại hiện đại.
Tuy nhiên, chủ yếu hiện nay nhiều siêu thị nhất là siêu thị Việt áp dụng mã số, mã vạch ở khâu thanh toán là chủ yếu, các khâu khác thực hiện lẻ tẻ và còn hạn chế, chưa hiệu quả cao. Từ 5-7% hàng hóa trong siêu thị còn in mã số nội bộ, hiện tượng nhầm lẫn mã số mã vạch gây thiệt hại cho người tiêu dùng vẫn còn diễn ra. Tuy có mã số mã vạch nhưng việc bảo quản hàng hóa quản lý đầu vào, nhập hàng của siêu thị, bao bì hàng hóa còn chưa đảm bảo độ tin cậy cho khách hàng dễ nhầm lẫn và làm khó khăn cho công tác quản trị doanh nghiệp và quản lý nội bộ.
Việc lắng nghe ý kiến của khách hàng để cầu thị sửa chữa những khiếm khuyết chưa được trọng vẹn. Quy chế trách nhiệm của từng khâu trong siêu thị chưa thật đầy đủ cho nên xảy ra sự việc sẽ lúng túng trong việc quản lý siêu thị.
Bà Phạm Thị Lý - Giám đốc Trung tâm Doanh nghiệp hội nhập và Phát triển
Hiện tại, Chính Phủ Việt Nam chưa chính thức quản lý tem truy xuất QR code, bởi vậy thì trong lĩnh vực chế biến kinh doanh lương thực thực phẩm, DN của bạn phải thực hiện các quy định của pháp luật về VSATTP, các tiêu chuẩn, tiêu chí về ATTP.
Hiện nay giải pháp truy xuất nguồn gốc được áp dụng khá rộng rãi, tuy nhiên nhiều người tiêu dùng vẫn có tâm lý: Mất thời gian, tốn tiền kết nối mạng…Theo ông, có giải pháp nào giải quyết được vấn đề này hay không?
Ông Đỗ Duy Đăng - Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Xác thực số
Với thị trường như hiện nay các sản phẩm thật giả lẫn lộn, không rõ nguồn gốc, để bảo vệ chính mình thì người tiêu dùng cũng không nên vì một chút thời gian hay lo tốn tiền mạng mà không sử dụng để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.
Chi phí cho những thứ đó sẽ ít hơn rất nhiều so với chi phí cho việc giải quyết hậu quả phát sinh do dùng phải hàng giả, hàng kém chất lượng.
Doanh nghiệp có ý định phát triển một kênh tra cứu MSMV hoặc các thông tin cần thiết về sản phẩm để người tiêu dùng dễ dàng mua được sản phẩm chất lượng của công ty hay không?
Ông Lê Minh Đức - Chủ tịch HĐQT - Công ty Cổ phần XNK D.O Pro
Ông Lê Minh Đức - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần XNK D.O Pro
Chúng tôi đang xây dựng một hệ thống nhận biết các sản phẩm chính hãng của Công ty bằng một phần mềm chuyên biệt.
Phần mềm này không chỉ tích hợp MSMV của các sản phẩm chính hãng của công ty mà còn tổng hợp nhiều đặc điểm riêng biệt của sản phẩm để người tiêu dùng có thể dựa vào đó tra cứu các sản phẩm của công ty.
Trước mắt, chúng tôi sẽ thử nghiệm phần mềm này trên website chính thức của Công ty và Appstore để khách hàng trải nghiệm.
Theo ông để việc truy xuất nguồn gốc đáp ứng được mục tiêu minh bạch thông tin sản phẩm và bảo vệ người tiêu dùng cơ quan chức năng cần phải làm gì để hoạt động này thực sự hiệu quả?
Ông Vũ Vinh Phú - Chuyên gia kinh tế
Nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước về sản xuất và tiêu thụ hàng hóa thực phẩm là rất quan trọng. Cần tiếp tục tuyên truyền giáo dục, thuyết phục động viên, xử lý, khen thưởng kịp thời đối với những tổ chức và cá nhân làm ăn tốt trên thị trường. Có những chính sách hợp lý để phát triển sản xuất sạch, giá thành cạnh tranh.
Cần đầu tư thỏa đáng cho các vùng sản xuất sạch, hệ thống phân phối sản phẩm sạch trên thị trường nội địa. Nguyên tắc là phải sản xuất lớn, gom lại để quản lý và áp dụng lý thuyết chuỗi để quản lý toàn bộ quá trình sản xuất phân phối, hàng hóa, thực phẩm trên thị trường. Xây dựng ý thức của người tiêu dùng xã hội, tìm đến các địa chỉ tin cậy để mua hàng hóa đi đôi với phát hiện đề xuất để các cơ quan quản lý nhà nước xử lý kịp thời .
Các văn bản pháp quy hiện nay cần được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với tình hình mới phát sinh trên thị trường. Xây dựng đội ngũ công chức mẫn cán, trung thành với nhiệm vụ, không tham nhũng tiêu cực khi thi hành nhiệm vụ.
Từ đầu chương trình tới giờ tôi thường thấy đề cập đến “GS1” khi nói về MSMV, xin cho biết GS1 là gì?
Ông Vũ Hoàng Dương - Phó trưởng phòng Văn phòng MSMV - Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
Tổ chức MSMV GS1 là một tổ chức quốc tế tiên phong trong lĩnh vực xây dựng các tiêu chuẩn về phân định, thu nhận và chía sẻ dữ liệu tự động tạo thuận lợi cho quản lý chuỗi cung ứng. Tiền thân của tổ chức GS1 là Tổ chức mã số vật phẩm châu Âu EAN và hội đồng mã thống nhất UCC. GS1 là tên viết tắt của cụm từ ONE GLOBAL STANDARD. ONE GLOBAL SOLUTION, ONE GLOBAL SYSTEM.
Hiện nay GS1 có 112 tổ chức mã số mã vạch quốc gia thành viên. Tiêu chuẩn của GS1 được công nhận và áp dụng trên toàn cầu và là tiêu chuẩn được sử dụng nhiều nhất trong chuỗi cung ứng với mỗi ngày có trên 5 tỷ tiếng bíp của máy quét MSMV. Hiện nay GS1 có 112 tổ chức mã số mã vạch quốc gia thành viên.
Được biết, doanh nghiệp của ông là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong ngành
sản xuất mỹ phẩm. Ông có thể cho biết việc áp dụng MSMV trong sản xuất mỹ phẩm của doanh nghiệp ông đang được thực hiện như thế nào?
Ông Lê Minh Đức - Chủ tịch HĐQT - Công ty Cổ phần XNK D.O Pro
Tất cả sản phẩm của Công ty chúng tôi đều được đăng ký MSMV theo quy chuẩn của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.Theo như chúng tôi đã chia sẻ, bên cạnh việc thực hiện in ấn MSMV trên tất cả sản phẩm để nhận biết, chúng tôi đang xây dựng một hệ thống nhận biết các sản phẩm chính hãng của Công ty bằng một phần mềm chuyên biệt. Đây là phần mềm không chỉ tích hợp MSMV của các sản phẩm chính hãng của công ty mà còn tổng hợp nhiều đặc điểm riêng biệt của sản phẩm để người tiêu dùng có thể dựa vào đó tra cứu các sản phẩm của công ty. Trước mắt, chúng tôi sẽ thử nghiệm phần mềm này trên website chính thức của Công ty.
Không dừng lại ở đó, chúng tôi đã có nhiều giải pháp cụ thể như: Thiết lập một phòng ban quản lý hàng giả hàng nhái để liên tục sâu sát thị trường. Đây là một trong những đội ngũ chủ lực để chúng tôi nhanh chóng phát hiện những trường hợp sản phẩm bị làm giả MSMV và các thông tin khác như thương hiệu, sản phẩm,...
Cùng với đó, chúng tôi luôn hoạt động tích cực cùng Hiệp hội chống hàng giả để nhanh chóng phát hiện những trường hợp vi phạm mã số mã vạch và nhiều thông tin khác như thương hiệu, sản phẩm, qua đó, không chỉ phát hiện các trường hợp làm giả thông tin về mã số mã vạch của công ty mà còn phát hiện các dấu hiệu làm giả thông tin doanh nghiệp khác để nhanh chóng có những biện pháp đối phó kịp thời từ việc cải thiện bao bì nhãn mác và hoàn thiện hơn các công cụ nhận diện.
Mã số mã vạch có tầm quan trọng như thế nào trong việc xác định nguồn gốc sản phẩm?
Ông Đỗ Duy Đăng - Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Xác thực số
Mã số, mã vạch là công cụ để doanh nghiệp quản lý sản phẩm bằng cách định danh cho loại sản phẩm đó. Nếu có giải pháp tốt thì sẽ rất hiệu quả trong việc xác định nguồn gốc, bởi tính dễ sử dụng, dễ triển khai và chi phí thấp.
Ngoài truy xuất nguồn gốc, chúng tôi có thể check được các chương trình giảm giá, khuyến mại ở các sản phẩm có dán tem truy xuất hay không?
Bà Phạm Thị Lý - Giám đốc Trung tâm Doanh nghiệp hội nhập và Phát triển
Chuyên gia Phạm Thị Lý - Giám đốc Trung tâm Doanh nghiệp hội nhập và Phát triển trả lời nhiều câu hỏi của bạn đọc gửi về chương trình
Đối với sáng chế quy trình xác thực chống hàng giả, điều này hoàn toàn có thể thực hiện được. DN có thể tích hợp vào tem tiêu chuẩn chống giả của chúng tôi các chương trình giảm giá, khuyến mại; hậu mãi chăm sóc khách hàng.
Việc kết nối từ nhà sản xuất đến đơn vị phân phối đến kênh siêu thị để đảm bảo mỗi sản phẩm phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện về vệ sinh, an toàn thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ theo ông hiện nay đã được thực hiện tốt tất cả các khâu hay chưa?
Ông Vũ Vinh Phú - Chuyên gia kinh tế
Lý thuyết về chuỗi sản xuất, phân phối mà các nước đã áp dụng hiệu quả chỉ ra rằng chỉ có quản lý theo chuỗi có nhật ký hành trình sản xuất vận chuyển, phân phối và trách nhiệm từng khâu mới quản lý chặt chẽ được vấn đề ATTP, truy xuất nguồn gốc chỉ là điều kiện cần để truy xuất nguồn gốc, đảm bảo ATTP thông qua mã số, mã vạch.
Đặc biệt chú ý đến yếu tố con người và kỷ cương pháp luật khi phát hiện vi phạm. Phải có tâm đức trong vấn đề sản xuất kinh doanh hàng hóa cho người tiêu dùng, phải coi mình sản xuất và buôn bán ra thị trường là để bán cho người thân trong gia đình của mình, tránh rau hai luống, lợn hai chuồng,... Cần chú ý, chúng ta phải lựa chọn những mặt hàng thiết yếu để làm trước, những địa phương tiêu thụ nhiều nhất để làm trước và nhân rộng khi có điều kiện.
Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đều hướng tới con đường xuất khẩu sản phẩm. Ông nhận thấy xu hướng này như thế nào và việc áp dụng MSMV có giúp doanh nghiệp ông khẳng định được uy tín trên thị trường quốc tế hay không?
Ông Lê Minh Đức - Chủ tịch HĐQT - Công ty Cổ phần XNK D.O Pro
Việc ứng dụng MSMV là một trong những bước quan trọng để sản phẩm xuất khẩu tạo được chỗ đứng vững chắc với người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Bởi, việc xác thực được nguồn gốc thực phẩm không chỉ đảm bảo an toàn của sản phẩm, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và nhà sản xuất chính đáng, mà còn hỗ trợ hiệu quả doanh nghiệp xuất khẩu thành công hàng hóa sang các nước phát triển.
Đây là một trong những hành động đó là thúc đẩy áp dụng mã số mã vạch, như một giải pháp truy xuất nguồn gốc hàng đầu của quốc gia.
Tôi ở DN muốn hỏi, tại sao cần cả mã số và mã vạch? vì sao không chọn một trong hai?
Ông Vũ Hoàng Dương - Phó trưởng phòng Văn phòng MSMV - Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
Trong thực tế không phải lúc nào cũng phải cần mã số đi đôi với mã vạch. Có rất nhiều trường hợp để quản lý một đối tượng người ta chỉ sử dụng mã số. Ví dụ như: Số sổ hộ khẩu, đăng ký xe máy...
Tuy nhiên mã số chỉ có chức năng phân định hoặc định danh đối tượng mang mã không thuận tiện cho quá trình quản lý tự động bằng máy.
Vì vậy, đối với hàng hóa để quản lý hàng hóa suốt chuỗi cung ứng, đặc biệt với khâu bán lẻ cần tự động hóa, ngoài mã số hàng hóa đó cần phải có mã vạch để máy quét có thể đọc và nhận dạng hàng hóa đó một cách nhanh chóng chính xác.
Xin ông cho biết, hệ thống TCVN, QCVN về MSMV liên quan tới truy xuất nguồn gốc tại Việt Nam đã đáp ứng được yêu cầu với thực tiễn hay chưa?
TS. Hà Minh Hiệp - Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
Hiện tại, có thể đánh giá rằng hiện tại hệ thống các TCVN về MSMV đã cơ bản đáp ứng được các yêu cầu về TXNG; cụ thể đã có:
- TCVN về các loại mã số phân định của GS1 có thể sử dụng để định danh đối tượng cần truy xuất nguồn gốc trong hệ thống TXNG.
- TCVN về các loại mã vạch mã hóa dữ liệu thường sử dụng trên Tem TXNG như mã vạch EAN/UPC, GS1-128, QR Code, cũng như tiêu chuẩn về chất lượng mã vạch.
Bên cạnh đó đã có TCVN về yêu cầu đối với hệ thống TXNG thực phẩm được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn của tổ chức ISO, cũng như hàng loạt các tài liệu hướng dẫn áp dụng TXNG ứng dụng tiêu chuẩn GS1 cho sản phẩm cụ thể: rau, thịt bò...
Hiện nay, hệ thống tiêu chuẩn về MSMV liên quan đến truy xuất nguồn gốc về cơ bản là đầy đủ và đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Tuy nhiên, bên cạnh việc xây dựng các nguyên tắc quản lý hệ thống TXNG một cách thống nhất, việc áp dụng hiệu quả hệ thống tiêu chuẩn vào thực tiễn còn nhiều hạn chế, vì vậy trong thời gian tới cần tập trung đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến để các doanh nghiệp và người dân có thể tiếp cận và triển khai các hoạt động liên quan đến MSMV truy xuất nguồn gốc.
Công dụng khi áp dụng mã số mã vạch GS1 của các công ty, siêu thị trong việc chống hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc như thế nào? Có cách nào để người tiêu dùng phát hiện hàng giả thông qua mã số mã vạch này hay không?
Ông Đỗ Duy Đăng - Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Xác thực số
Mã vạch có thể giúp người dùng truy xuất được nguồn gốc hàng hóa nhưng hiệu quả trong xác thực, chống hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc rất thấp do những lý do sau:
- Công nghệ in hiện nay cho phép có thể dễ dàng in được mã vạch giống với mã vạch của nhà sản xuất.
- Một vài ứng dụng khá nổi trên thị trường cũng hay gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng, khi quét mã vạch mà họ không có cơ sở dữ liệu lại đưa ra thông báo là sản phẩm giả, gây bức xúc cho nhà sản xuất, phân phối.
Người tiêu dùng cũng có thể sử dụng cổng tìm kiếm thông tin mã vạch Gepir của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để truy vấn thông tin mã vạch. Tuy nhiên với 1 sản phẩm giả mà dán mã vạch giống với hàng thật thì không hiệu quả khi áp dụng cách này.
Ông đánh giá như thế nào về hoạt động truy xuất nguồn gốc thực phẩm đang được TP.HCM thực hiện, điều này mang lại lợi ích gì cho người tiêu dùng và có ngăn chặn được hàng hóa giả, kém chất lượng hay không?
Ông Vũ Vinh Phú - Chuyên gia kinh tế
Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú trả lời trực tiếp câu hỏi của phóng viên Chất lượng Việt Nam
Chúng tôi rất hoan nghênh cái tiên phong của TP.HCM trong việc truy xuất nguồn gốc của thịt lợn, việc này bước đầu đã bảo vệ được quyền lợi của người tiêu dùng thành phố và nâng cao một bước ý thức của người sản xuất bán buôn để cung cấp cho hệ thống bán lẻ. Đem lại niền tin bước đầu cho người tiêu dùng.
Tuy nhiên, cũng còn nhiều vấn đề cần phải khắc phục như: Việc làm chưa đồng bộ còn cắt khúc, ví dụ như thịt lợn chỉ làm từ nơi sản xuất đến lò mổ còn từ lò mổ đến bán lẻ còn khoảng trống dẫn đến việc tiêm thuốc an thần vào lợn đã xảy ra mà chúng ta phát hiện được.
Truy xuất nguồn gốc là cần nhưng chưa đủ, điều quan trọng là phải quản lý theo chuỗi từ thức ăn, con giống, chăm sóc theo nhật ký hàng ngày đến vận chuyển giết mổ và tiêu thụ. Phải phân vai cụ thể quy trách nhiệm rõ ràng từng khâu công tác, từng cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm các công đoạn của chuỗi để khi có sự việc xảy ra quy được trách nhiệm cụ thể, không có trách nhiệm chung chung.
Nếu làm được thì 17 cán bộ thú y ở lò mổ Việt Á sẽ không để tình trạng như vậy làm ảnh hưởng đến ý định tốt của Sở Công thương TP.HCM.
Ai quản lý việc dán tem truy xuất khi hiện nay, một số doanh nghiệp đang tự làm tem và công bố thông tin mà không được tổ chức nào chứng nhận?
Bà Phạm Thị Lý - Giám đốc Trung tâm Doanh nghiệp hội nhập và Phát triển
Hiện tại, Nhà nước Việt Nam chưa quản lý mã hình QR code nên một số doanh nghiệp đang tự làm tem và công bố thông tin. Hiện tại, với sáng chế khoa học, quy trình xác thực chống hàng giả và việc Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam công bố tiêu chuẩn chống giả TCCS:01/2016/VINASME. Vì vậy, các sản phẩm áp dụng quy trình xác thực chống hàng giả để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đều được gắn dấu chỉ nhận diện tự hào thương hiệu Việt Nam để người tiêu dùng nhận biết.
Hiện nay có bao nhiêu loại MSMV GS1 và tại Việt Nam loại MSMV nào thông dụng nhất? Các loại MSMV này có thống nhất thành 1 được không?
Ông Vũ Hoàng Dương - Phó trưởng phòng Văn phòng MSMV - Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
Tổ chức MSMV GS1 là một tổ chức quốc tế tiên phong trong lĩnh vực xây dựng các tiêu chuẩn về phân định và thu nhận dữ liệu tự động tạo thuận lợi cho quản lý chuỗi cung ứng. Tổ chức GS1 liên tục xây dựng và phát triển các hệ thống MSMV. Hiện nay có khoảng 10 loại mã số chính phục vụ phân định nhiều đối tượng cần quản lý ví dụ như: địa điểm, thương phẩm, tài sản, dịch vụ, tài liệu... Đối với mã vạch GS1 có các loại như EAN/UPC, GS1 Datamatrix, GS1 QR code,GS1databar, GS1-128...
Tại Việt Nam, tất cả các loại MSMV nêu trên của GS1 đều được GS11 Việt Nam/ Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xây dựng thành tiêu chuẩn quốc gia tạo thuận lợi cho hoạt động tuyên truyền và phổ biển áp dụng cho người dùng ở Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay đa số các doanh nghiệp đăng ký sử dụng MSMV ở Việt Nam mới quan tâm áp dụng loại mã số thương phẩm toàn cầu GTIN trên sản phẩm hàng hóa, mã địa điểm toàn cầu GLN phân định địa điểm. Đối với mã vạch, doanh nghiệp sử dụng phổ biến loại mã vạch EAN/UPC. và loại mã vạch QR code.
Doanh nghiệp của ông đang áp dụng MSMV kết hợp cùng công nghệ thông tin như thế nào để giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết được hàng chính hãng của công ty?
Ông Lê Minh Đức - Chủ tịch HĐQT - Công ty Cổ phần XNK D.O Pro
Hiện tại, công ty đã phát triển một phần mềm trên smartphone nhằm cung cấp cho khách hàng các thông tin chính thống của sản phẩm cho người tiêu dùng bao gồm thông tin nguồn gốc, giá, các thông tin thành phần, hướng dẫn sử dụng,... để khách hàng có thể nhận biết được sản phẩm của công ty. Chúng tôi đang nghiên cứu và sẽ đưa ứng dụng này lên hệ thống Appstore khách hàng có cơ hội trải nghiệm nền tảng công nghệ thông tin ưu việt trong việc tra cứu và nhận biết được sản phẩm chính hãng của công ty.
Bên cạnh đó, chúng tôi đã liên kết với nhiều tổ chức tra cứu mã số mã vạch như Icheck và Barcode Việt để đưa thông tin sản phẩm để người tiêu dùng có thể truy suất được nguồn gốc sản phẩm trên điện thoại.
Phân khúc các sản phẩm của D.O PRO chủ yếu là đối tượng trẻ vì vậy việc phổ cập sử dụng công nghệ thông tin trong việc tra cứu mã số mã vạch không phải là vấn đề khó. Tuy nhiên, với những doanh nghiệp có phân khúc là nhóm đối tượng cao tuổi thì tôi cho rằng các thông tin về sản phẩm cần được thể hiện đầy đủ, chi tiết trên bao bì nhãn mác.
Hiện nay, các doanh nghiệp tại Việt Nam đa số là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa có nhiều doanh nghiệp đa quốc gia nên việc ứng dụng mã số mã vạch hầu hết đều xoay quanh thị trường trong nước. Tuy nhiên, trên thế giới đã phát triển những ứng dụng tra cứu thông tin bằng mã số mã vạch và cho ra đầy đủ thông tin từ căn bản như thương hiệu, giá, số lô, thành phần, cho tới những thông tin rộng hơn như thị trường. Bởi, mã số mã vạch là cầu nối để người tiêu dùng có niềm tin vào sản phẩm và doanh nghiệp khi nó giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận được thông tin đầy đủ của doanh nghiệp.
Việt Nam có rất nhiều loại
nông sản, trái cây nhưng lượng
hàng nông sản thâm nhập vào hệ thống các siêu thị hiện nay chưa nhiều. Nguyên nhân chính là do đâu, thưa ông Phú?
Ông Vũ Vinh Phú - Chuyên gia kinh tế
Đúng là như vậy, việc hàng nông sản Việt Nam có thế mạnh song chưa vào nhiều ở hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại có những lý do khách quan và chủ quan của nó. Về khách quan, sản xuất chúng ta còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa có thương hiệu, không có hóa đơn, chứng từ là chủ yếu, giá thành còn cao, chất lượng không ổn định, chưa có tiêu chuẩn hóa về chất lượng hàng hóa ở các cấp; chính vì vậy mà chưa thể thâm nhập vào hệ thống siêu thị nhiều trong thời gian vừa qua.
Về chủ quan, như trên đã nói ý thức sản xuất kinh doanh của những cá nhân tổ chức ở Việt Nam còn đôi lúc tùy tiện, cẩu thả, lợi nhuận là trên hết; vì vậy không thể thâm nhập vào hệ thống siêu thị có tiêu chuẩn đầu vào tương đối chặt chẽ so với chợ lẻ và với kênh bán hàng nhỏ lẻ khác. Một số siêu thị và trung tâm thương mại, mối quan hệ với nhà cung ứng chưa bình đẳng còn ép giá, ép cấp, ép chiết khấu cao và các chi phí bất hợp lý khác làm các nhà cung ứng phải tiêu thụ ở các kênh bán hàng khác hoặc tổ chức tiêu thụ riêng của mình.
Điều này không phải là cá biệt mà chúng ta phải khắc phục sớm để hai bên đều thắng, phân phối lợi nhuận sau bán hàng trước hết phải chú ý đến lợi nhuận của nhà sản xuất đó là cái gốc phát triển của xã hội Việt Nam. Hệ lụy khá lớn là hàng hóa Việt Nam nếu chấp nhận vào siêu thị thì giá sẽ cao lên, khó cạnh tranh với hàng hóa của Thái Lan hoặc các nước tiếp tục xâm nhập vào thị trường Việt Nam khi mà nhiều rào cản kỹ thuật thuế ít đi và hệ thống phân phối hiện nay bị mua bán của các nhà đầu tư bán lẻ nước ngoài.
Hiện nay việc sao chép, làm giả cả tem chống giả, tem truy xuất nguồn gốc rất tinh vi, xin hỏi công ty có các giải pháp chống giả nào có thể “hóa giải” được việc này không?
Ông Đỗ Duy Đăng - Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Xác thực số
Ông Đỗ Duy Đăng trong chương trình Giao lưu trực tuyến
Để chống lại việc làm giả chính tem chống giả thì có nhiều giải pháp khác nhau từ việc dùng vật liệu và phương pháp in như: tem vỡ, hologram… đến việc dùng các thuật toán như nhắn tin, quét mã xác thực….
Giải pháp của chúng tôi ứng dụng hầu hết các phương án nói trên và chúng tôi cũng phát triển thuật toán riêng ( đã đăng ký bản quyền ) để giải quyết bài toán chống giả với chi phí thấp và chủ động. Giải pháp đó là: Mã hóa và biến đổi nội dung tem tương ứng với trạng thái sản phẩm thực tế. Cụ thể như sau:
Khi tem sinh ra từ hệ thống và chưa dán vào sản phẩm, chúng tôi gọi là tem trắng, thì nội dung được tem mang sẽ là: Tem này do Công ty ABC phát hành trên hệ thống dịch vụ của Công ty chúng tôi. Nếu ai đó quét mã thì sẽ ra thông tin này.
Khi dán tem lên sản phẩm thì tem được kích hoạt và mang nội dung tương ứng với sản phẩm đó.
Ví dụ cụ thể với khách hàng cụ thể của Xác Thực Số:
+ Sản phẩm: Rau cải hữu cơ PGS.
+ Mô tả: Được sản xuất theo phương pháp hữu cơ IFOAM và quản lý bởi mô hình Hệ Thống Đảm Bảo Có Sự Tham Gia PGS.
+ Ngày đóng gói: 16/10/2017.
+ Hạn sử dụng: 2 ngày.
+ Hộ sản xuất: Hoàng thị Vì, nhóm Ánh Dương, liên nhóm Thanh Xuân.
+ Nhà phân phối: Hợp tác xã nông nghiệp hữu cơ Bái Thượng.
+ Đơn vị bán: Chuỗi thực phẩm sạch ABC
Khi sản phẩm được bán: Nội dung tem chuyển sang trạng thái “Đã Bán” và nội dung nói trên có thêm cảnh báo:“ Sản phẩm đã bán vào thời gian….”
Khi sản phẩm hết hạn sử dụng mà chưa được bán, nội dung tem sẽ tự động chuyển sang “ Đã Hủy” và nội dung có thêm cảnh báo:” Sản phẩm đã hủy vào thời gian…”
Khi đó người tiêu dùng có thể so sánh trạng thái thực tế của sản phẩm với nội dung tem để quyết định.
Bên cạnh tính năng nói trên (đa số các khách hàng dùng tính năng này bở dễ dùng, đơn giản, chi phí thấp) thì Xác Thực Số cũng cấp tính năng "Bảo Mật Nâng Cao" dành cho khách hàng có yêu cầu cao hơn. Ngoài mã sản phẩm với các trạng thái khác nhau, trên tem còn có mã xác thực được phủ nhũ. Mã xác thực này nhập bằng tay hoặc quét bằng phần mềm phổ thông. Chúng tôi rất vinh dự được Ban Chỉ đạo Chương trình Bữa ăn an toàn chọn tính năng này của Xác Thực Số để đồng hành.
Thưa ông, hiện nay tôi nhận thấy rất nhiều loại mã số mã vạch của doanh nghiệp bị làm giả, khi tra MSMV các sản phẩm giả mạo vẫn ra được sản phẩm chính hãng. Với doanh nghiệp của ông, ông giải quyết vấn đề này như thế nào?
Ông Lê Minh Đức - Chủ tịch HĐQT - Công ty Cổ phần XNK D.O Pro
Hiện nay, trên thực tế, sản phẩm hàng hóa không chỉ bị làm giả mã số mã vạch mà còn làm giả từ bao bì, sản phẩm, thương hiệu của công ty. Việc làm giả về nhãn hiệu hoặc sản phẩm đã có cơ chế quản lý của Nhà nước tuy nhiên về mã số mã vạch vẫn chưa có cơ chế quản lý về việc làm giả.
Mỗi doanh nghiệp đều được cung cấp một bộ mã có chứng nhận của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để quản lý mỗi mặt hàng, khi doanh nghiệp có hàng hóa ra thị trường sẽ gắn mã số đó vào từng sản phẩm, người tiêu dùng từ đó sẽ nhận biết được sản phẩm dựa trên mã số trên bao bì sản phẩm.
Mã số mã vạch hiện tại chưa có một phần mềm để nhận biết được đâu là mã số mã vạch giả và mã số mã vạch thật. Hiện tại, mã số mã vạch chỉ thể hiện được nguồn gốc truy suất của sản phẩm chứ thể hiện được về tính độc quyền, việc bảo hộ mã vạch cho doanh nghiệp đó và những cơ chế xử lý khác. Chẳng hạn, nếu như về giấy sở hữu trí tuệ thì khi bị làm nhái thương hiệu doanh nghiệp có thể sử dụng giấy xác nhận này để nhờ cơ quan chức năng can thiệp. Tuy nhiên, với mã số mã vạch thì chưa có cơ quan nào quản lý về việc làm giả và có biện pháp xử lý.
Hiện nay, công ty đã tham gia Hiệp hội chống hàng giả Việt Nam để phối hợp để phát hiện các sản phẩm bị làm giả của công ty và nhiều doanh nghiệp khác để xử lý kịp thời, đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng.
Mặc dù truy xuất nguồn gốc hàng hóa là lĩnh vực mới nhưng hiện nay có nhiều đơn vị cung cấp tem truy xuất. Vậy theo bà doanh nghiệp làm thế nào để lựa chọn được cho mình giải pháp an toàn nhát?
Bà Phạm Thị Lý - Giám đốc Trung tâm Doanh nghiệp hội nhập và Phát triển
Đúng là như vậy. Nhưng chúng ta đều biết rằng con tem QR Code để có thể truyền tải thông tin đến người sử dụng cần phải được kết nối với một hệ thống CNTT đứng sau để bảo vệ. Vì vậy, mã QR code là một hình thức tem nhãn gắn liền với các giải pháp CNTT. Với tư cách là một tổ chức đàu tiên tại Việt Nam có phát minh khoa học và bản quyền công nghệ độc quyền về truy xuất nguồn gốc hàng hóa có xác thực thì tôi khuyên DN, khi lựa chọn giải pháp và nhà cung cấp thì cần lưu ý đến bản quyền công nghệ và lựa chọn những tổ chức có uy tín để sử dụng giải pháp.
Chúng ta đều biết gần đây có nhưng phần mềm quảng cáo rằng phần mềm tiên phong chống giả nhưng thực tế đó chỉ là những phần mềm đọc thông tin mà bản chất QR code chỉ là những bức ảnh có thể hoàn toàn được sao chép một cách dễ dàng. Nếu như không có những công nghệ bảo mật phía sau con tem thì QR code hoàn toàn bị làm giả một cách dễ dàng.
Bạn có thể làm một thí nghiệm đơn giản là hãy chụp bức ảnh của những con ten QR code và dùng phần mềm để đọc thì thông tin bức ảnh và thông tin con tem như nhau.
Tôi ở Ninh Bình, thỉnh thoảng tôi nghe thấy mã số mã vạch, nhưng không hiểu chức năng của MSMV là gì, mong được giải thích rõ?
Ông Vũ Hoàng Dương - Phó trưởng phòng Văn phòng MSMV - Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
Mã số có chức năng phân định (phân biệt và xác định) đối tượng cần quản lý (sản phẩm, địa điểm, các bên tham gia chuỗi cung ứng...). Mã vạch là một loại công cụ mang dữ liệu có chức năng mã hóa thông tin tạo thuận lợi cho quá trình thu nhận dữ liệu của đối tượng mang mã. Đối với tổ chức mã số mã vạch quốc tế GS1 mã số có chức năng phân định, mã vạch có chức năng thu nhận dữ liệu.
Truy xuất nguồn gốc nhằm kiểm soát chặt nguồn gốc hàng hóa, đặc biệt là thực phẩm được nước ngoài ứng dụng từ lâu, theo ông Phú lý do vì sao Việt Nam cho đến thời điểm này mới áp dụng?
Ông Vũ Vinh Phú - Chuyên gia kinh tế
Như trên đã nói các nước phát triển đã đi trước chúng ta nhiều năm bây giờ Việt Nam mới bắt đầu áp dụng 1-2 năm nay nó có lý do của nó: Trước hết là vấn đề nhận thức về vai trò của ATTP còn hạn chế ở tất cả các cấp, việc đầu tư ATTP còn rất thấp bằng 1/36 của Thái Lan, 1/136 của Mỹ (Theo một tài liệu đã được công bố). Một vấn đề nữa là việc sản xuất, mua bán tiêu thụ hàng hóa của sản phẩm hàng hóa trong đó có thực phẩm ở Việt Nam rất phức tạp, hàng triệu hộ kinh doanh cá thể, hàng nghìn siêu thị, gần 10.000 chợ các loại ở hệ thống phân phối Việt Nam.
Một vấn đề nữa là cơ sở vật chất, nguyên liệu, vật tư để giải quyết đầu vào và đầu ra cho sản phẩm còn yếu và thiếu chưa đạt đến trình độ các nước trong khu vực ASEAN chứ chưa nói đến các nước phát triển trên thế giới. Ý thức con người, kỷ luật còn yếu kém, tùy tiện. Các chế tài để răn đe vi phạm chưa đủ sức ngăn cản những tổ chức và cá nhân sản xuất và kinh doanh không chân chính.