0908.326.779 - 0906.362.707
 

Chỉ hậu kiểm, bẩn độc dễ chui vào bụng người dân?

22/11/2018    4.6/5 trong 5 lượt 
Chỉ hậu kiểm, bẩn độc dễ chui vào bụng người dân?
Thừa nhận hậu kiểm cởi trói cho doanh nghiệp nhưng ông Vũ Vinh Phú lo ngại đồ bẩn độc chui vào bụng người dân khi quản lý buông lỏng

Lo hơn vì cung cách làm ăn của người Việt

Ngày 2/2/2018, Nghị định số 15/2018/NĐ-CP về quản lý an toàn thực phẩm (thay thế Nghị định số 38/2012/NĐ-CP), quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm đã giúp cắt giảm nhiều thủ tục đăng ký, công bố, kiểm tra chuyên ngành về thực phẩm, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển kinh doanh, sản xuất nhưng không buông lỏng quản lý an toàn thực phẩm.

Tuy nhiên, cho đến nay, chuyên gia bán lẻ Vũ Vinh Phú, nguyên Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội, vẫn trăn trở với câu hỏi: khi chuyển phương thức quản lý an toàn thực phẩm từ tiền kiểm sang hậu kiểm, làm thế nào để phân biệt được sản phẩm đạt chất lượng và sản phẩm không đạt chất lượng trên thị trường? Khi cơ quan chức năng phát hiện sản phẩm vi phạm, hầu hết chúng đã chui vào bụng người dân, ai chịu trách nhiệm?

Từ đây, vị chuyên gia khẳng định ủng hộ hậu kiểm đối với những vật chất cụ thể, không gây tác hại nhanh đến đời sống sức khỏe của người dân như đôi đũa, cái bát, chiếc cốc thủy tinh..., nhưng đối với những mặt hàng thực phẩm thiết yếu, thuốc chữa bệnh... thì phải kiên quyết tiền kiểm.

Ông nhắc lại nhiều câu chuyện để lý giải cho quan điểm của mình: sản phẩm thuốc ung thư làm bằng bột than tre, đã được sản xuất và tiêu thụ hàng tấn, nay cơ quan chức năng mới phát hiện thì đã có hàng trăm, hàng nghìn bệnh nhân ung thư từng sử dụng.

Ngày 5/10, hàng trăm học sinh trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, một trong những cơ sở đào tạo bậc tiểu học được đánh giá có chất lượng tốt nhất tại TP Ninh Bình, có biểu hiện đau bụng, buồn nôn, sốt cao. Các cháu được nhà trường đưa đến các cơ sở y tế cấp cứu, đến tối cùng ngày hơn 352 em.

Theo kết quả xét nghiệm được Sở Y tế Ninh Bình công bố, 352 học sinh ngộ độc do ăn món ruốc gà có nhiễm khuẩn tụ cầu vàng. Loại vi khuẩn này xuất hiện khi thực phẩm để lâu không được bảo quản tốt, chế biến thực phẩm không đảm bảo vệ sinh...

Ông Phú tin rằng nếu việc tiền kiểm được thực hiện trước đó, hàng trăm học sinh nói trên sẽ tránh được tình trạng ngộ độc.

Chi hau kiem, ban doc de chui vao bung nguoi dan?
An toàn thực phẩm luôn là ấn đề nhức nhối trong dư luận. Ảnh minh họa

"Dầu ăn, nước mắm, bột canh, tương ớt..., những thứ ấy ai cũng ăn hàng ngày. Khi công bố các chỉ số của chai nước mắm, lọ xì dầu, gói bột canh... bao giờ người ta cũng nói nó ngon, đạt tiêu chuẩn chất lượng vì nếu nói sản phẩm không tốt thì ai mua. 

Thế nhưng ai sẽ kiểm tra những công bố đó có đúng sự thật hay không? Hay đợi đến khi quản lý thị trường, cơ quan y tế đi kiểm tra, những sản phẩm ấy đã chui vào bụng người dân?

Tương tự, muốn biết lợn có sán hay không phải kiểm tra từ trong máu và việc ấy phải làm khi con lợn ở trong lò mổ, còn thịt đã bày trên phản dẫu đỏ hồng tươi thì vẫn có thể có sán trong đó.

Thế nhưng, tôi từng vào lò mổ lúc 2h sáng, chỉ mất 2 phút rưỡi là một con lợn ra khỏi lò mổ. Người ta không cần cạo lông, chỉ cần chọc tiết, kéo bộ lòng ra là lên xe máy chở đi. Lấy ai hậu kiểm và kiểm đến bao giờ khi chỉ vài tiếng là một con lợn được bán hết, khi Hà Nội có 982 lò mổ lợn lậu và xã hội có hàng chục vạn bà bán thịt lợn?", ông Vũ Vinh Phú đặt nhiều câu hỏi.

Nhìn ra các nước, vị chuyên gia cho biết, kỷ luật tự giác của người sản xuất, phân phối rất cao. Chỉ một mớ mùi, người nông dân Nhật Bản cũng phải dán mã vạch và chịu trách nhiệm về sự an toàn của mớ mùi đó. Từ Việt Nam sang Singapore, Hungary..., muốn đưa một cân giò, cân ruốc sang cho người nhà nhưng họ cũng bắt để lại vì trước hết họ không có điều kiện kiểm tra, thứ hai họ hy sinh cái nhỏ để làm cái lớn hơn là giữ gìn đất nước của họ.

Chính vì tính cẩu thả trong sản xuất, phân phối, sự tùy tiện vì lợi nhuận của người Việt nên ông Vũ Vinh Phú cho rằng không thể nói bỏ tiền kiểm là bỏ tất.

"Làm như vậy rất giáo điều, rập khuôn máy móc. Chưa kể, hậu kiểm rất dễ làm cơ quan quản lý thiếu trách nhiệm, thậm chí làm hư cả đội ngũ quản lý bởi dễ ăn phong bì hơn cả tiền kiểm.

 

Đơn vị thực hiện kiểm tra thường chọn các doanh nghiệp lớn, buông lỏng hậu kiểm những cái đơn giản, ít có phong bì hoặc không thể có phong bì. Điều đáng lo ngại là những cái nhỏ chính những cái chui vào bụng nhân dân rất nhiều. Đó là cái nguy hại nhất với xã hội.

Hãy thử đặt tiền kiểm, hậu kiểm lên bàn cân. Hậu kiểm an toàn thực phẩm có thể giảm chi phí cho doanh nghiệp, nhưng xã hội sẽ nhận lại mối nguy về sức khỏe, nỗi lo về ngộ độc, vậy cái nào cần thiết hơn?", ông nhấn mạnh.

Lo hàng Việt bị thất thế

Trong khi các nước coi vệ sinh an toàn thực phẩm là số 1, hàng Việt muốn vào thị trường các nước phải đáp ứng điều kiện vô cùng gắt gao thì với việc hậu kiểm, ông Vũ Vinh Phú lo ngại Việt Nam đang mở toang cửa cho hàng ngoại vào, trong đó có cả hàng hóa kém chất lượng

Bảo vệ người tiêu dùng