0908.326.779 - 0906.362.707
 

Vệ sinh an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất kinh doanh phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm

14/11/2016    4.78/5 trong 13 lượt 
Vệ sinh an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất kinh doanh phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm
Phụ gia thực phẩm là bất cứ chất nào mà khi dùng sẽ đưa tới hoặc có thể gián tiếp hay trực tiếp trở thành một thành phần của thực phẩm hoặc thay đổi đặc tính của thực phẩm.
Bao gồm tất cả các chất được dùng trong sản xuất, chế biến, đóng gói, chuyên chở hoặc tồn trữ thực phẩm. Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm là chất được chủ định sử dụng trong quá trình chế biến nguyên liệu thực phẩm hay các thành phần của thực phẩm nhằm thực hiện mục đích công nghệ, có thể được tách ra hoặc còn lại trong thực phẩm
Cơ sở sản xuất kinh doanh phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm là cơ sở sản xuất hoặc phân phối các sản phẩm theo định nghĩa trên.
Để được kinh doanh sản xuất thì các cơ sở phải đảm bảo Vệ sinh an toàn thực phẩm, phải xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP để sản xuất kinh doanh mặt hàng này. Cục An toàn thực phẩm cấp giấy chứng nhận trên, giấy chứng nhận có hiệu lực 03 năm.

I. PHỤ GIA THỰC PHẨM LÀ GÌ:

Nếu sử dụng đúng loại, đúng liều lượng, các phụ gia thực phẩm giúp tạo được nhiều sản phẩm phù hợp với sở thích và khẩu vị của người tiêu dùng
- Phụ gia thực phẩm là một chất có hay không có giá trị dinh dưỡng, không được tiêu thụ thông thường như một thực phẩm và không được sử dụng như một thành phần của thực phẩm.
- Phụ gia thực phẩm là một chất chủ ý bổ sung vào thực phẩm để giải quyết mục đích công nghệ trong sản xuất, chế biến, bao gói, bảo quản, vận chuyển thực phẩm, nhằm cải thiện kết cấu hoặc đặc tính kỹ thuật của thực phẩm đó.
- Phụ gia thực phẩm tồn tại trong thực phẩm với một giới hạn tối đa cho phép đã được quy định
Có hàng trăm loại phụ gia thực phẩm khác nhau, được chia thành khoảng 23 nhóm. Trong đó các nhóm phụ gia chính như nhóm chất bảo quản, hương liệu, phẩm màu, đường hoá học.., được sử dụng nhiều trong chế biến thực phẩm ở nước la hiện nay.
- Nhóm chất phụ gia bảo quản, bảo tồn thực phẩm: bao gồm các chất sát khuẩn (axit axetic, axit socbic, axit benzoic, natrinitrat..) có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn; các chất kháng sinh (Steptomixin, các loại penixilin... ); các chất chống oxy hoá (axit ascocbic, axit xitric, axit tactric, dẫn chất tocofenol.. ) có tác dụng làm chậm sự biến chất, ôi khét, biến màu của thực phẩm.
- Nhóm phụ gia phẩm màu: Nhằm tăng cường màu sắc hấp dẫn cho thực phẩm. Theo quyết định 867/1999/QĐ-BYT ngày 04/4/99, của Bộ Y tế cho phép sử dụng 10 loại phẩm màu nhân tạo không độc hại tới sức khoẻ: phẩm vàng tartrazine, phẩm xanh brillant, phẩm đỏ erythrosine, amaranth, ponceau, carmoisine..
- Nhóm phụ gia tạo ngọt nhân tạo: Không phải là đường saccaroza, chúng là đường tổng hợp, có độ ngọt gấp nhiều lần đường thường, không có giá trị dinh đường, các chất cho phép thường dùng là: saccarin, sorbitol, Aspartam, Acesunfat ka li.

II. VÌ SAO CẦN AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG SẢN XUẤT PHỤ GIA THỰC PHẨM:

Việc sử dụng các chất phụ gia không có trong danh mục cho phép và không đúng liều lượng sẽ gây nên hậu quả tức thời như các trường hợp ngộ độc thực phẩm cấp tính do ăn phải thực phẩm có phẩm màu độc (xôi gấc, thịt bò khô, rượu, nước ngọt...) có thể dẫn đến tử vong. Phụ gia thực phẩm độc có thể tích luỹ lâu dài ngay trong cơ thể dẫn đến các bệnh nguy hiểm khó cứu chữa về gan, thận, dạ dày, não...
Vì vậy để đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng, các nhà sản xuất phải tuân thủ các quy định sau:
- Chỉ sử dụng các chất phụ gia thực phẩm có trong danh mục cho phép của Bộ Y tế.
- Phụ gia phải đảm bảo chất lượng tinh khiết dùng cho thực phẩm.
- Sử dụng đúng liều lượng qui định.
- Phải đăng ký tên phụ gia thực phẩm sử dụng trong sản xuất chế biến thực phẩm với cơ quan quản lý và phải ghi rõ tên trên nhãn.
- Không được mua bán các loại phẩm màu, đường hoá học và các loại phụ gia thực phẩm khác đựng trong túi gói đóng sẵn không có nhãn ghi tên và nguồn gốc rõ ràng, chưa được cơ quan y tế cho phép để chế biến thực phẩm

III. ATV MEDIA THỰC HIỆN XIN GIẤY PHÉP VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM CHO PHỤ GIA THỰC PHẨM:

1. Quy trình ATV MEDIA thực hiện để ra giấy phép:
- Tiếp nhận tài liệu, thông tin và nhu cầu của khách hàng: Giấy phép kinh doanh, nghành nghề, địa điểm, nhân sự, cơ sở vật chất…
- Tư vấn miễn phí và toàn diện các vấn đề pháp lý, các điều kiện đảm bảo An toàn thực phẩm và quy trình xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP.
- Khảo sát cơ sở, tư vấn và cùng doanh nghiệp khắc phục các tồn tại về cơ sở vật chất: Sắp xếp quy trình theo nguyên tắc một chiều, dụng cụ, trang thiết bị, các điều kiện về tường, trần, nền, hệ thống thống gió, hệ thống điện, chất thải, kho bãi…
- Cung cấp và hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện các thủ tục hành chính: Sổ lưu mẫu, sổ kiểm tra nguyên liệu đầu vào, sổ theo dõi chế biến, sổ quản lý sức khoẻ nhân viên…
- Sắp xếp lớp học tập huấn kiến thức ATTP và cấp chứng chỉ và Tư vấn, hướng dẫn việc khám sức khỏe (khi doanh nghiệp chưa có)
- Xây dựng và nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP tại cơ quan quản lý, đóng phí tại cơ quan quản lý
- Tiếp đoàn thẩm định cơ sở cùng người quản lý ATTP của Công ty.
- Ra giấy và nhận giấy chứng nhận ATTP gửi cho khách hàng.
2. Khách hàng chỉ cần cung cấp:
- Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc sản xuất chế biến thực phẩm (sao y 02 bản)
- Thẻ tập huấn và thẻ khám sức khỏe của chủ doanh nghiệp, quản lý và nhân viên. Nếu chưa có thẻ hoặc hết hạn ATV MEDIA sẽ tổ chức lớp tập huấn và cấp thẻ.
3. Thời gian thực hiện
- Từ 01- 05 ngày ATV MEDIA tiếp nhận thông tin, tư vấn về điều kiện cơ sở…, soạn hồ sơ gửi doanh nghiệp ký, nộp cơ quan chức năng và đóng toàn bộ chi phí nhà nước.
- Sau 10 -15 ngày đoàn thẩm định xuống thẩm định tại cơ sở và có biên bản đạt
- Từ 10 – 15 ngày sau nhận giấy chứng nhận gốc
- Thời gian hiệu lực của giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm  là 3 năm 
ATV Media