0908.326.779 - 0906.362.707
 

Thủ tuc đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất trà thảo mộc

13/01/2017    4.23/5 trong 25 lượt 
Thủ tuc đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất trà thảo mộc
Pháp luật đã quy định các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (giấy phép vsattp) do cơ quan chức năng cấp, đối với trà thảo mộc sẽ do Bộ Y Tế cấp giấy chứng nhận
Nếu bạn đang thắc mắc không hiểu các thủ tục đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất trà thảo mộc tại BYT như thế nào? Thì bài viết này xin giải đáp cho bạn. 
Trà thảo mộc là loại trà giúp thanh nhiệt, tăng hệ miễn dịch cho cơ thể vì thế loại trà này rất được nhiều người tiêu dùng chọn mua. Lợi ích của việc sử dụng trà này không ai là không biết, nhưng vẫn ngần ngại khi sử dụng sản phẩm này do còn nghi ngại về vấn đề sản phẩm có đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hay không?
Để giúp người tiêu dùng an tâm khi sử dụng các sản phẩm trà thảo mộc cũng như các sản phẩm thực phẩm khác, pháp luật đã quy định các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (giấy phép vsattp) do cơ quan chức năng cấp, đối với trà thảo mộc sẽ do Bộ Y Tế cấp giấy chứng nhận. Đây là điều kiện tiên quyết bắt buộc phải có khi doanh nghiệp bước chân vào lĩnh vực thực phẩm này.
Nếu các doanh nghiệp đang lo lắng chưa biết thủ tục đăng ký giấy phép vsattp cho cơ sở sản xuất trà thảo mộc như thế nào, hãy liên hệ với công ty để được tư vấn cụ thể:

I. Quy định nhà nước

- Căn cứ vào thông tư số 26/2012/TT-BYT
- Căn cứ theo thông tư 15/2012/TT-BYT về Quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

II. Thành phần hồ sơ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm xin cấp giấy bao gồm:

a. Thành phần

- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận;
- Giấy phép kinh doanh (2 bản sao y công chứng);
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở), bao gồm:
+ Bản vẽ sơ đồ mặt bằng của cơ sở;
+ Sơ đồ quy trình chế biến, bảo quản, vận chuyển, bày bán thực phẩm;
+ Bản kê về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở;
- Giấy chứng nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp
- Giấy xác nhận kiến thức ATTP của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm

b. Số lượng

Số lượng hồ sơ cần: 01 bộ.

III. Quy trình thực hiện:

- Tiếp nhận thông tin, tài liệu từ khách hàng: giấy phép kinh doanh, thông tin nhân viên,…
- Lên kế hoạch khảo sát cơ sở mặt bằng
- Tư vấn cơ sở mặt bằng và các vấn đề liên quan về vệ sinh an toàn thực phẩm
- Tiến hành soạn thảo và nộp hồ sơ cho khách hàng
- Theo dõi hồ sơ và thông báo cho khách hàng trong suốt quá trình thực hiện đến khi nhận được giấy chứng nhận
- Giao giấy chứng nhận

IV. Hiệu lực giấy chứng nhận

Hiệu lực của giấy chứng nhận sau khi được cấp là 3 năm.
ATV Media