0908.326.779 - 0906.362.707
 

Xin vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở chế biến, đóng gói rong biển tại Tp Hồ Chí Minh

13/01/2017    4.83/5 trong 11 lượt 
Xin vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở chế biến, đóng gói rong biển tại Tp Hồ Chí Minh
Làm thế nào để tìm hiểu về các thủ tục xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm khi chế biến và đóng gói rong biển tại Tp.Hồ Chí Minh? Thời gian? Chi phí?
Rong biển là món ăn mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe. Ngày nay, rong biển được sử dụng rộng rãi và phổ biến, không chỉ chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng cho sức khỏe như: rong biển nấu canh, cơm cuộn, gỏi rong biển,...Bên cạnh đó, rong biển còn có tác dụng phòng chống và chữa bệnh, vì thế rong biển rất được ưa chuộng, hiện đang được các quốc gia khai thác và sử dụng nhiều hơn. Tại Việt Nam, món ăn từ rong biển cũng có mặt trong thực đơn của các gia đình.
Hướng dẫn thủ tục xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm khi chế biến rong biển
Trước tình trạng các cơ sở chế biến, đóng gói rong biển đang dần mọc lên để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng như hiện nay. Do lĩnh vực thực phẩm là một lĩnh vực sản xuất, kinh doanh có điều kiện, vì thế các chủ doanh nghiệp / cơ sở chế biến, đóng gói rong biển cần phải có hiểu biết về vệ sinh an toàn thực phẩm để có biện pháp đảm bảo sự an toàn cho người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm của mình. Pháp luật quy định, các cơ sở chế biến, đóng gói rong biển cần phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (tạm gọi tắt là giấy phép vsattp) thì mới được phép hoạt động.

I. Quy định nhà nước

II. Thành phần hồ sơ xin giấy phép vsattp xin cấp giấy bao gồm:

a. Thành phần:

Các thành phần hồ sơ bắt buộc:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận;
- Giấy phép kinh doanh (2 bản sao y công chứng);
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở)
- Giấy chứng nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp
- Giấy xác nhận kiến thức ATTP của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm

Và một số hồ sơ bổ sung:

- Hồ sơ chương trình GMP, SSOP, HACCP
- Hồ sơ truy xuất nguồn gốc
- Bảng liệt kê thành phần sản phẩm

b. Số lượng:

Số lượng hồ sơ cần: 01 bộ

III. Thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ:

Việc xin cấp giấy phép vsattp cho cơ sở chế biến, đóng gói rong biển do Chi cục quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc sở nông nghiệp ngay trên địa bàn mà cơ sở đang hoạt động kinh doanh

IV. Quy trình thực hiện

- Tiếp nhận thông tin, tài liệu từ khách hàng: giấy phép kinh doanh,  thông tin nhân viên,…
- Lên kế hoạch khảo sát cơ sở mặt bằng
- Tư vấn cơ sở mặt bằng và các vấn đề liên quan về vệ sinh an toàn thực phẩm
- Tiến hành hoàn tất và nộp hồ sơ cho khách hàng
- Theo dõi hồ sơ và thông báo cho khách hàng trong suốt quá trình thực hiện đến khi nhận được giấy chứng nhận

V. Hiệu lực giấy chứng nhận

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm có hiệu lực trong vòng 3 năm, kể từ ngày nhận giấy phép
ATV Media