TS Nguyễn Đình Cung cho rằng, nguyên tắc quản lý rủi ro sẽ tạo động lực cho doanh nghiệp càng tuân thủ tốt quy định thì càng có lợi và cơ quan nhà nước với nguồn lực hạn chế sẽ tăng hiệu quản lý nhà nước.
Hệ thống quản lý, thanh tra, kiểm tra liên ngành và kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm chưa đầy đủ, thiếu nhân lực, thiếu trang thiết bị kiểm tra nhanh tại chỗ, phương tiện kiểm tra thiếu, nhận thức của người tiêu dùng chưa đầy đủ, tiểu thương chạy theo lợi nhuận... Đó là những tồn tại khiến việc kiểm soát hàng hóa tại chợ truyền thống đang gặp không ít khó khăn. Để xử lý những “lỗ hổng” này, các ngành liên quan cần phối hợp đồng bộ hơn nữa trong giám sát chặt chẽ hàng hóa đưa vào chợ.
Thời gian qua, việc xây dựng và triển khai các mô hình về an toàn thực phẩm (ATTP) luôn được ngành y tế Hà Nội chú trọng và đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, để phát huy hơn nữa hiệu quả những mô hình này, cần ý thức, trách nhiệm của cả ba bên là cơ quan quản lý, hộ kinh doanh và người tiêu dùng.
Trong bối cảnh Chính phủ đang quyết liệt chỉ đạo thực hiện các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, thì tại Hội thảo chống hàng giả, hàng nhái và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) diễn ra ngày 6/6 tại Hà Nội, các ý kiến lại đưa ra một bức tranh khá tối màu.
Theo quy định, người trực tiếp sản xuất thực phẩm phải được khám sức khoẻ. Thời hạn khám sức khoẻ có giá trị sử dụng trong 12 tháng kể từ ngày ký kết luận sức khoẻ.
Hiện vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được kiểm soát hiệu quả; ý thức của một bộ phận nông dân còn thấp, vẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, kháng sinh vượt ngưỡng cho phép... Trước thực trạng đó, Sở NN&PTNT Hà Nội đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhằm nâng cao ý thức cho người dân về sản xuất nông nghiệp, bảo đảm an toàn thực phẩm ngay từ khâu sản xuất.
Việc áp dụng công nghệ mã số, mã vạch đã giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, tạo công cụ giám sát hiệu quả về nguồn gốc hàng hóa cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu thực tế của cơ quan chức năng và người tiêu dùng, hoạt động này cần thêm các giải pháp đồng bộ cả về quản lý và công nghệ.
Từ tháng 7-2016, Luật Thú y có hiệu lực, quy định chỉ thực hiện kiểm dịch đối với động vật, sản phẩm động vật xuất tỉnh. Sau một thời gian Luật đi vào cuộc sống, việc bỏ kiểm dịch nội tỉnh đã gây rất nhiều khó khăn, bất cập trong công tác kiểm tra, kiểm soát tại các cơ sở giết mổ, sơ chế, bảo quản kinh doanh, vận chuyển động vật.
Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể thuộc các doanh nghiệp, trường học, cơ sở cung cấp suất ăn công nghiệp là nhiệm vụ thường trực của các cấp, ngành chức năng bởi liên quan tới sức khỏe, thậm chí tính mạng của người lao động và trẻ em - tương lai của đất nước