Chưa phát huy tối đa lợi ích
Theo Hội
Mã số mã vạch Việt Nam, trong những năm gần đây, việc áp dụng mã số, mã vạch trong sản xuất, kinh doanh là khá phổ biến trên phạm vi cả nước. Hiện có khoảng 180 trung tâm thương mại, 800
siêu thị và gần 4.000
cửa hàng tiện lợi, 9.000 chợ dân sinh áp dụng phương pháp này. Nếu như trước đây, mã số, mã vạch được dùng chủ yếu cho việc nhập hàng hóa và thanh toán tại quầy đối với khách thì ngày nay, mã số, mã vạch được áp dụng khá phổ biến ở rất nhiều lĩnh vực như quản lý kho hàng, giá cả, quản lý hệ thống logistic. Mã số, mã vạch còn được áp dụng để truy xuất nguồn gốc hàng hóa, nhất là lương thực thực phẩm nhằm bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng và bảo đảm chất lượng hàng hóa khi xuất khẩu.
Theo ông Hà Minh Hiệp, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam, sử dụng mã số, mã vạch là ứng dụng công nghệ hiện đại để nhận dạng, giúp người tiêu dùng, doanh nghiệp nhận biết thông tin về sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên thị trường, đặc biệt là về nguồn gốc, xuất xứ. Tuy nhiên, nếu xét trong cả một hệ sinh thái, chuỗi cung ứng (sản xuất - vận chuyển - phân phối - bán lẻ - người tiêu dùng) thì hoạt động này chưa phát huy hết hiệu quả cũng như mức độ ứng dụng thực tế của nó. Hiện nay, nhiều đơn vị sản xuất, sản phẩm chưa có mã số, mã vạch để tiếp cận hợp pháp các khâu bán lẻ, làm cho chuỗi sản xuất - phân phối bị cắt khúc và không hiệu quả. Đáng chú ý, việc sử dụng mã số, mã vạch giả, “đội lốt” đơn vị khác đã xuất hiện.
Thời gian gần đây, phần mềm quét mã vạch bằng điện thoại thông minh được nhiều người sử dụng khi mua hàng để xác định nguồn gốc hàng hóa. Tuy nhiên, theo đại diện Hội Mã số mã vạch Việt Nam, việc dùng điện thoại thông minh quét mã vạch với mục đích phân biệt hàng thật, hàng giả là điều kiện cần, nhưng chưa đủ. Thực tế cho thấy nhiều khi hàng hóa có mã vạch chuẩn để quét nhưng vẫn là hàng giả, hoặc hàng kém chất lượng, không bảo đảm tiêu chuẩn
vệ sinh an toàn thực phẩm. Có những trường hợp người bán lợi dụng mã số, mã vạch của Văn phòng Mã số mã vạch Việt Nam để bán hàng nước ngoài mà không ghi rõ ràng hàng hóa được sản xuất tại nước nào, hoặc ghi với cỡ chữ rất nhỏ, làm cho người tiêu dùng dễ bị nhầm lẫn là hàng Việt Nam chất lượng cao...
Hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia
Việc truy xuất nguồn gốc bằng mã số, mã vạch là cần thiết, tuy nhiên, để tạo hiệu quả thúc đẩy việc lưu thông hàng hóa trên thị trường, cần có thêm các công cụ hỗ trợ khác nhằm mục tiêu bảo đảm an toàn, chất lượng hàng hóa. Theo ông Hà Minh Hiệp, một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam đang thực hiện là xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia về mã số, mã vạch. Như vậy, sắp tới, chúng ta sẽ có nguồn tài nguyên thông tin về sản phẩm, hàng hóa và qua đó, các doanh nghiệp sản xuất, các doanh nghiệp cung cấp giải pháp cũng như hệ thống siêu thị, cửa hàng bán lẻ có thể truy cập vào trung tâm để phát triển các dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ mã số, mã vạch.
Bà Phan Hồng Nga, phụ trách Văn phòng Mã số mã vạch thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam cho biết thêm, theo quy định về việc cấp, sử dụng và quản lý mã số, mã vạch của Bộ Khoa học và Công nghệ, doanh nghiệp phải định kỳ thông báo danh mục mã số, mã vạch sản phẩm sử dụng với Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam. Để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, Tổng cục đã xây dựng phần mềm trực tuyến idd.gs1vn.org.vn miễn phí cho doanh nghiệp tự kê khai thông tin về sản phẩm một cách nhanh chóng, chính xác (thông tin tự động cập nhật vào cơ sở dữ liệu mã số, mã vạch quốc gia). Thông qua cơ sở dữ liệu quốc gia này, các trung tâm thương mại, siêu thị có thể truy cập để thu thập thông tin về sản phẩm của những doanh nghiệp cung cấp hàng hóa.
Hiện nay, có rất nhiều ứng dụng trên điện thoại thông minh về quét mã vạch sản phẩm của Việt Nam. Tuy nhiên, theo bà Phan Hồng Nga, chỉ có phần mềm Scan and Check là ứng dụng chính thống duy nhất của Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam. Scan and Check được sử dụng để quét kiểm tra tính hợp pháp của mã số, mã vạch cũng như thông tin về sản phẩm chính hãng trước khi người tiêu dùng quyết định mua hàng. Ngoài ứng dụng này, Tổng cục không bảo đảm thông tin trên những ứng dụng quét mã số, mã vạch khác.
Ông Hà Minh Hiệp cũng cho biết, hệ thống văn bản pháp quy liên quan tới mã số, mã vạch hiện đã tương đối đầy đủ. Trong hai năm qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành một số văn bản quy định trách nhiệm rõ hơn của cá nhân, tổ chức khi đăng ký, sử dụng mã số, mã vạch, quy định về lệ phí mã số, mã vạch. Hiện tại, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam đang trình Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét Đề án quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa trên cả nước. Khi đề án này được phê duyệt, chúng ta sẽ có thêm cơ sở để cung cấp thông tin về hàng hóa, có thêm công cụ để xác định trường hợp hàng hóa bị lỗi, ra thông báo triệu hồi hàng hóa kém chất lượng