Thời gian qua, tỉnh Bình Dương luôn coi trọng việc bảo hộ, thực thi quyền sở hữu trí tuệ (SHTT). Tuy vậy, công tác chống hàng giả, thực thi quyền SHTT của tỉnh vẫn còn gặp không ít khó khăn. Trong thời gian tới, Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tiếp tục bám sát chỉ đạo của các cấp, tăng cường phối hợp với các ngành chức năng để giải quyết hiệu quả tình trạng hàng hóa giả mạo, vi phạm quyền SHTT trên địa bàn
Vấn nạn hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đang gây bức xúc trong xã hội, tác động tiêu cực tới đời sống người dân, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và môi trường đầu tư. Với nhiều thủ đoạn tinh vi, các đối tượng buôn lậu không ngừng đẩy mạnh hoạt động để đưa hàng vào thị trường, nhất là dịp cuối năm. Thực trạng đó đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng chức năng; tập trung vào các mặt hàng, ổ nhóm, địa bàn trọng điểm để kiểm tra, xử lý
Vụ ngộ độc thực phẩm tại quận Tân Phú (TP Hồ Chí Minh) một lần nữa, gióng lên hồi chuông cảnh báo vấn đề quản lý nguồn thực phẩm. Dù cơ quan chức năng đưa ra nhiều biện pháp, nhưng do mức phạt hành chính thấp, các thủ đoạn tinh vi của cơ sở sản xuất và cung cấp thực phẩm, sự quản lý lỏng lẻo của cơ quan chức năng…, các vụ ngộ độc thực phẩm vẫn tràn lan.
Sau vụ ngộ độc thực phẩm tại quận Tân Phú (TP Hồ Chí Minh) khiến hàng chục trẻ em và người lớn phải nhập viện, một lần nữa vấn đề quản lý, kiểm soát chặt nguồn gốc thực phẩm chế biến được chú trọng, lưu tâm hơn bao giờ hết
Xây dựng một hệ thống thông tin an toàn thực phẩm không chỉ phục vụ công tác quản lý mà quan trọng hơn là huy động cả cộng đồng cùng tham gia vào đánh giá, nhận diện, nhân rộng những mô hình tốt, đấu tranh, lên án các tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm không an toàn.
Chiếm hơn 50% dân số, phụ nữ giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong sản xuất, chế biến, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm. Phụ nữ cũng chính là người chăm lo sức khỏe, cuộc sống gia đình thông qua bữa ăn hằng ngày. Do đó, việc nâng cao nhận thức, vai trò và trách nhiệm của phụ nữ trong cuộc chiến với thực phẩm “bẩn” có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể xuất phát từ các suất ăn công nghiệp xảy ra tại nhiều địa bàn trên cả nước trong tháng 10 vừa qua một lần nữa cho thấy, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm từ các cơ sở cung cấp suất ăn sẵn vẫn đáng lo ngại. TP Hà Nội có nhiều khu công nghiệp, doanh nghiệp và nếu không được quản lý chặt chẽ, nhất là khâu kiểm soát nguồn gốc và chất lượng thực phẩm, thì ngộ độc thực phẩm vẫn luôn là nỗi lo thường trực.
Hơn 9 tháng thực hiện Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 2-2-2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm đã tạo điều kiện thuận lợi cho người sản xuất - kinh doanh, giảm bớt thủ tục hành chính, doanh nghiệp tự công bố sản phẩm và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật... Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, các địa phương vẫn còn khó khăn trong công tác kiểm tra, giám sát chất lượng
Luật An toàn thực phẩm (ATTP) được ban hành và có hiệu lực từ 2011, quy định các vấn đề liên quan đến bảo đảm an toàn thực phẩm. Từ 72 điều khoản của Luật ATTP, LuatVietnam đã tổng hợp 8 điểm nổi bật trong bài viết dưới đây.