0908.326.779 - 0906.362.707
 

Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

05/03/2022    4.6/5 trong 5 lượt 
Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm vừa ban hành Kế hoạch số 13/KH-BCĐLNATTP ngày 18-2-2022 triển khai công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2022, nhằm tăng cường trách nhiệm và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm từ thành phố tới xã, phường

Theo đó, trọng tâm của hoạt động hậu kiểm là tập trung kiểm soát chất lượng thực phẩm các khâu: nguồn gốc nguyên liệu, vận chuyển, bảo quản; quá trình sản xuất, chế biến; nhập khẩu và lưu thông trên thị trường; việc sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, hương liệu, phẩm màu trong chế biến thực phẩm; chất cấm trong chăn nuôi; sử dụng kháng sinh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, phân bón, thức ăn chăn nuôi, hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ; tiếp tục kiểm soát việc sử dụng salbutamol trong chăn nuôi; kiểm soát thực phẩm là hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ, hết hạn sử dụng, nhập lậu; kiểm soát hoạt động kinh doanh đa cấp, thương mại điện tử đối với thực phẩm, chú trọng nhóm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm bổ sung, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng; kiểm soát các nhóm sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe có nguy cơ pha trộn chất cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe (nhóm sản phẩm: hỗ trợ người bị tăng huyết áp, đái tháo đường, đau xương khớp, mỡ máu, rối loạn cương dương, tăng cân, giảm cân...).

Đồng thời, tăng cường lấy mẫu và kiểm nghiệm sản phẩm thực phẩm. Đặc biệt là sản phẩm OCOP, thực phẩm bảo vệ sức khỏe nhóm sản phẩm có nguy cơ pha trộn chất cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe (hỗ trợ người bị tăng huyết áp, đái tháo đường, đau xương khớp, mỡ máu, rối loạn cương dương, tăng cân, giảm cân...).

Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo thực phẩm, hậu kiểm các quy định về công bố sản phẩm đối với sản phẩm thực phẩm; thực phẩm bảo vệ sức khỏe; thực phẩm dinh dưỡng y học; thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt; sản phẩm dinh dưỡng công thức dùng cho trẻ nhỏ; phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định. Phụ gia, hương liệu, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm. Tập trung hậu kiểm Hồ sơ tự công bố sản phẩm.

Hậu kiểm về việc thực hiện các quy định về tự công bố sản phẩm/đăng ký bản công bố sản phẩm, trình tự công bố sản phẩm, phiếu kết quả kiểm nghiệm và các hồ sơ, tài liệu pháp lý quy định tại Chương II và Chương III Nghị định số 15/2018/NĐ-CP.

Hậu kiểm cơ sở thuộc diện cấp và không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trong đó chú trọng hậu kiểm đối với cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP.

Hậu kiểm đối với thực phẩm nhập khẩu theo thứ tự ưu tiên sau: các sản phẩm thuộc diện miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu quy định tại Khoản 1 Điều 13 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, sản phẩm/lô hàng áp dụng phương thức kiểm tra giảm, sản phẩm/lô hàng áp dụng phương thức kiểm tra thông thường (đối với các sản phẩm/nhóm sản phẩm tại Phụ lục II, III, IV Nghị định số 15/2018/NĐ-CP).

Hậu kiểm về ghi nhãn thực hiện theo quy định tại Chương vn Nghị định số 15/2018/NĐ-CP. Hậu kiểm về quảng cáo đối với các nhóm thực phẩm phải đăng ký nội dung trước khi thực hiện quảng cáo quy định tại Điều 26 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP. Hậu kiểm về sản xuất, kinh doanh và sử dụng phụ gia thực phẩm thực hiện theo quy định tại Chương X Nghị định số 15/2018/NĐ-CP. Hậu kiểm về truy xuất nguồn gốc thực phẩm thực hiện theo quy định tại Chương XI Nghị định số 15/2018/NĐ-CP; Thông tư số 25/2019/TT-BYT; Thông tư số 43/2018/TT-BCT; Thông tư số 17/2021/TT-BNNPTNT.

Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, hậu kiêm việc chấp hành các quy định chung về bảo đảm an toàn thực phẩm, các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm; việc sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm; kiểm soát bảo đảm an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể khu công nghiệp, trường học, các cơ sở cung cấp suất ăn sẵn, khu du lịch, lễ hội, sự kiện lớn và thức ăn đường phố.

Trách nhiệm quản lý nhà nước của UBND các cấp được quy định tại Điều 65 Luật An toàn thực phẩm và Điều 40 Nghị định số 15/2018/NĐ- CP; Cơ quan kiểm tra an toàn thực phẩm, trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan kiểm tra, đoàn kiểm tra, xử lý kết quả kiểm tra được quy định tại Thông tư số 48/2015/TT-BYT ngày 1-12-2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế, Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25-12-2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tư số 45/2012/TT-BCT ngày 28-12-2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về hoạt động kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương.

Các đoàn hậu kiểm khi phát hiện vi phạm phải xử lý theo đúng quy định của pháp luật; các cơ quan có thẩm quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả mạnh mẽ, quyết liệt như: đình chi hoạt động của cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định về an toàn thực phẩm; tịch thu tang vật, tạm dừng lưu thông, thu hồi, tiêu hủy sản phẩm vi phạm về an toàn thực phẩm; áp dụng thu hồi các loại giấy chứng nhận đã cấp theo thẩm quyền.

Thông qua công tác hậu kiểm, phát hiện, ngăn chặn kịp thời vi phạm về an toàn thực phẩm, không để thực phẩm không bảo đảm an toàn, không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhập lậu lưu thông trên thị trường.

Kết hợp hậu kiểm với tuyên truyền quy định xử lý hình sự đối với tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành. Việc áp dụng xử lý vi phạm phải đúng quy định pháp luật, kết quả xử lý công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định.

Theo Kế hoạch, Ban Quản lý An toàn thực phẩm thực hiện thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm (ATTP) đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống theo phân cấp quản lý đối với 100% cơ sở quản lý, tiến độ thực hiện quý I là 20%, quý II là 25%, quý m là 30%, quý IV là 25%. Thực hiện thanh tra, kiểm tra đảm bảo ATTP đối với các bếp ăn tập thể trong khu công nghiệp, khu chế xuất, cơ sở cung cấp suất ăn công nghiệp trên địa bàn thành phố đối với 100% các bếp ăn tập thể trong khu công nghiệp, khu chế xuất, cơ sở cung cấp suất ăn công nghiệp, tiến độ thực hiện quý I là 25%, quý II là 25%, quý III là 25%, quý IV là 25%.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở sản xuất nông lâm thủy sản theo phân cấp quản lý đối với 100% cơ sở sản xuất ban đầu nông lâm thủy sản và 400 tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên, tiến độ thực hiện quý I là 20%, quý II là 25%, quý III là 30%, quý IV là 25%. Thực hiện ký cam kết đối với 100% tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12m đến dưới 15m và kiếm tra việc thực hiện ký cam kết đối với 35% tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12m đến dưới 15m.

Thực hiện kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ quy định về vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm tại các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm đối với 100% cơ sở giết mô và 100% trang thiết bị và phương tiện vận chuyển đảm bảo vệ sinh thú y và ATTP trước khi ra khỏi cơ sở giết mổ, thực hiện thường xuyên. Thực hiện thống kê, kê khai nguồn gốc xuất xứ thủy sản đối với 100% lượt phương tiện tàu, thuyền, xe ô tô nhập hàng hóa vào Cảng cá, chợ đầu mối thủy sản Thọ Quang.

Tại tuyến quận, huyện, thực hiện kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo phân cấp quản lý đối với 100% cơ sở, tiến độ thực hiện quý I là 20%, quý II là 25%, quy m là 30%, quý IV là 25%. Thực hiện ký cam kết 100% đối với các cơ sở sản xuất ban đầu, tàu cá có chiều dài dưới 12m và kiểm tra 35% đối với các cơ sở sản xuất ban đầu, tàu cá có chiều dài dưới 12m.

Thực hiện kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố theo phân cấp quản lý đối với 80% cơ sở, tiến độ thực hiện quý I là 20%, quý II là 20%, quý III là 20%, quý IV là 20%. Thực hiện kiêm tra bếp ăn tập thể trong các trường học đối với 100% bếp ăn tập thể, tiến độ thực hiện quý I là 25%, quý II là 25%, quý III là 25%, quý IV là 25%.

Thực hiện kiểm tra, xử lý việc kinh doanh các sản phẩm nông lâm sản, thủy sản không bảo đảm ATTP tại các tuyến đường xung quanh chợ và các tuyến phố tiến hành thực hiện thường xuyên nhằm ngăn chặn tình trạng sử dụng lòng, lề đường xung quanh các chợ để buôn bán, không bảo đảm an toàn thực phẩm.

UBND thành phố giao các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện căn cứ nội dung Kế hoạch này tổ chức triển khai thực hiện; đồng thời triển khai thực hiện các Chương trình, Quyết định, Kế hoạch về ATTP đã được UBND thành phố phê duyệt; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện gửi Ban Chỉ đạo liên ngành về ATTP thành phố thông qua cơ quan thường trực là Ban Quản lý An toàn thực phẩm để tổng họp báo cáo các cấp có thẩm quyền.

Ban Quản lý An toàn thực phẩm (thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành về ATTP thành phố) chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ Kế hoạch đảm bảo hoàn thành mục tiêu đề ra; theo dõi, đôn đốc các đơn vị thực hiện và tổng hợp báo cáo kết quả theo đúng quy định

THÁI BÌNH