0908.326.779 - 0906.362.707
 

Kinh doanh nhà hàng, thủ tục xin giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu

30/12/2016    4.6/5 trong 5 lượt 
Doanh nghiệp hỏi: Tôi muốn lập doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực nhà hàng và tại nhà hàng, tôi muốn có thể bán rượu cho khách, vậy tôi phải làm thủ tục pháp lý gì?
Luật sư trả lời:
 
Kinh doanh bán lẻ rượu là một trong những mặt hàng kinh doanh có điều kiện và nằm trong danh mục hạn chế kinh doanh. Do vậy, trong thời gian qua nhà nước đang đẩy mạnh vấn đề quản lý, xiết lại hoạt động kinh doanh nhằm đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật.
 
Nếu bạn xin giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu ở các tỉnh thì có thể nộp hồ sơ xin cấp phép tại Phòng Kinh tế/Phòng Kinh tế và Hạ tầng. Nếu bạn ở thành phố lớn thì có thể đăng ký tại sở công thương hoặc sở kế hoạch đầu tư tỉnh/Thành phố.
Để tiến hành các công việc nêu trên, bạn cần tiến hành thủ tục thành lập doanh nghiệp, xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (ATTP), đăng ký cam kết bảo vệ môi trường và xin cấp Giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu.
 

TƯ VẤN SƠ BỘ

Theo căn cứ của pháp luật hiện hành và quy trình làm việc của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, để nhà đầu tư có thể thực hiện kinh doanh nhà hàng, cần phải tiến hành theo quy trình thủ tục như sau:
1. Thực hiện thủ thành lập doanh nghiệp và các thủ tục liên quan
– Bạn phải nộp hồ sơ hợp lệ đến Sở kế hoạch và Đầu tư của tỉnh, thành phố nơi công ty đặt trụ sở chính;
– Sau 09 ngày làm việc, Sở kế hoạch và đầu tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho Công ty;
– Sau khi lấy được Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp, Công ty sẽ phải tiến hành thủ tục làm con dấu pháp nhân. Sau 04 ngày làm việc, Công ty sẽ nhận được 01 con dấu pháp nhân và 01 Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu;
– Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Công ty phải đăng trên mạng của cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc một trong các loại tờ báo viết hoặc báo điện tử trung ương trong 03 (ba)số liên tiếp về thông tin của doanh nghiệp mới thành lập.
Ngoài ra, theo quy định tại điểm 4 Luật số 21/2012/QH13 bổ sung thêm khoản 10 vào Điều 7 của Luật quản lý thuế, kể từ ngày 01/07/2013, các doanh nghiệp đóng trụ sở tại các tỉnh/thành phố có cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin bắt buộc kê khai thuế điện tử và sử dụng chữ ký số .
Sau khi nhận được kết quả thành lập doanh  nghiệp, Bạn cần phải xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, xin cấp Giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu.
 

2.Thủ tục xin Giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu

 
Đối với cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống là chính mà không kinh doanh bán lẻ rượu thì có thể thay đổi lại một số phương thức kinh doanh, bày bán để đảm bảo việc không phải xin cấp phép.
 
VD: Thay vì mở quầy rượu, hầm rượu hoặc trưng bày trong phòng thì nên chuyển các sản phẩm đó lên Menu (thực đơn) để tránh việc phải cấp phép. Tức là sản phẩm rượu chỉ là sản phẩm phụ, bày bán kèm theo dịch vụ ăn uống.
 
Thành phần, số lượng hồ sơ:
 
+ Thành phần hồ sơ, bao gồm:
 
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bán lẻ, đại lý bán lẻ rượu.
 
 
– Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận mã số thuế.
 
– Văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng bán lẻ/hợp đồng đại lý bán lẻ với ít nhất một nhà cung cấp rượu.
 
– Hồ sơ về địa điểm kinh doanh (bán buôn hoặc bán lẻ rượu), gồm:
 
– Tài liệu chứng minh quyền sử dụng địa điểm kinh doanh (là sở hữu hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng với thời gian tối thiểu là 01 năm);
 
– Bảng kê thiết bị kiểm tra và điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm trong khu vực kinh doanh rượu (để bảo đảm khu vực kinh doanh luôn thoáng, mát và tránh được mặt trời chiếu trực tiếp vào sản phẩm rượu);
 
– Các tài liệu liên quan đến an toàn về phòng cháy chữa cháy, về vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
 
+ Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.
 
Thời hạn giải quyết: Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
 
Điều kiện thực hiện kinh doanh bán lẻ rượu:
 
* Các điều kiện liên quan đến an toàn phòng cháy chữa cháy:
 
+ Đối với các cơ sở kinh doanh rượu (bán buôn, bán lẻ, kho hàng) có tổng diện tích từ 300m2 trở lên hoặc khối tích từ 1000m3 trở lên phải có:
 
– Bản sao hợp lệ Hợp đồng Bảo hiểm cháy, nổ đối với tài sản của cơ sở đó.
 
– Bản sao hợp lệ “Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy” do Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy hoặc Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp.
 
+ Đối với các cơ sở kinh doanh rượu (bán buôn, bán lẻ) nằm trong chợ kiên cố, bán kiên cố thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của UBND cấp huyện trở lên; các chợ kiên cố, bán kiên cố khác, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng kinh doanh tổng hợp có tổng diện tích các gian hàng từ 300m2 trở lên hoặc khối tích từ 1000m3 trở lên phải có:
 
– Bản sao hợp lệ Hợp đồng Bảo hiểm cháy, nổ đối với tài sản của chợ kiên cố, bán kiên cố, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng kinh doanh tổng hợp đó.
 
– Bản sao hợp lệ “Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy” của chợ kiên cố, bán kiên cố, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng kinh doanh tổng hợp đó.
 
+ Đối với tất cả các cơ sở kinh doanh bán buôn, bán lẻ khác mà thương nhân là doanh nghiệp phải có:
 
– Hồ sơ theo dõi, quản lý hoạt động phòng cháy và chữa cháy (phần I của Thông tư số 04).
 
– Bản sao hợp lệ “Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy” do Phòng cảnh sát phòng cháy chữa cháy Công an cấp tỉnh, thành phố chứng nhận; thời gian lập biên bản: trong vòng 1 năm kể từ lúc nộp hồ sơ cấp phép.
 
+ Đối với các cơ sở kinh doanh bán lẻ rượu của thương nhân là các hộ gia đình (có diện tích kinh doanh dưới 300m2 hoặc khối tích dưới 1000m3) phải có: Bản cam kết thực hiện các quy định về phòng cháy và chữa cháy.
 
* Các tài liệu liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm:
 
+ Thương nhân kinh doanh rượu sản xuất trong nước cấn phải có: Bản sao hợp lệ “Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm” do Sở Y tế hoặc Trung tâm y tế chứng nhận cho tất cả các sản phẩm rượu mà thương nhân kinh doanh.
 
+ Thương nhân kinh doanh rượu nhập khẩu cần phải có: Bản sao hợp lệ “Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm” do Cục An toàn vệ sinh thực phẩm – Bộ Y tế chứng nhận cho tất cả các sản phẩm rượu mà thương nhân kinh doanh.
 
* Tài liệu liên quan đến bảo vệ môi trường: Tất cả các cơ sở kinh doanh rượu (bán buôn, bán lẻ, kho hàng) phải có “Bản cam kết bảo vệ môi trường” do cơ sở tự cam kết.
 
* Về các điều kiện bảo quản chất lượng rượu, khu vực kinh doanh rượu riêng biệt, trang thiết bị kiểm tra và điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm:
 
+ Đối với các cơ sở kinh doanh bán buôn rượu có quy mô lớn (có kho hàng, diện tích trưng bày hoặc bán rượu lớn): phải được trang bị đầy đủ các thiết bị kiểm tra và điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm.
 
+ Đối với các cơ sở kinh doanh bán lẻ rượu có quy mô nhỏ (cửa hàng chuyên doanh hoặc tổng hợp): phái có khu vực kinh doanh rượu riêng, tối thiểu phải trang bị quạt điện, quạt thông gió để đảm bảo khu vực kinh doanh rượu luôn thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào sản phẩm.
 
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
 
- Nghị định số 40/2008/NĐ–CP ngày 07/4/2008 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu;
 
- Thông tư số 10/2008/TT – BCT ngày 25/7/2008 của Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 40/2008/NĐ-CP ngày 07/4/2008 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rựợu;
 
- Thông tư liên Bộ số 72/TT-LB ngày 08/11/1996 về việc hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý phí thẩm định và lệ phí cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thương mại;
 
- Công văn số 3588/BCT-TTTN ngày 20/4/2009 của Bộ Công Thương.
ATV Media