ISO 22000 - Dịch vụ tư vấn ISO 22000 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm quốc tế, được công nhận và có giá trị trên phạm vi toàn cầu. Một doanh nghiệp trong chuỗi cung cấp thực phẩm áp dụng và đạt được chứng chỉ ISO 22000 được cho là một đơn vị có hệ thống quản lý tốt an toàn vệ sinh thực phẩm.
ATVCONSULT tiến hành tư vấn đánh giá chứng nhận ISO 22000 tại cơ sở sản xuất/ doanh nghiệp:
- Xem xét đăng ký chứng nhận của khách hàng, lập chương trình đánh giá.
- Tiến hành đánh giá sơ bộ, lập kế hoạch đánh giá.
- Đánh giá chính chức, thẩm xét hồ sơ.
- Cấp chứng chỉ chứng nhận ISO 22000.
-
ATVCONSULT chuyển giao miễn phí bộ hồ sơ, quy trình mẫu cơ bản của Hệ thống quản lý
an toàn vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 22000 để làm căn cứ tham khảo, xây dựng và áp dụng
hệ thống quản lý an toàn thực phẩm cho doanh nghiệp
- Hướng dẫn miễn phí bố trí mặt bằng nhà xưởng theo nguyên tắc an toàn thực phẩm
- Hỗ trợ thủ tục tự công bố an toàn thực phẩm theo
Nghị định 15/2018/NĐ-CP
- Được hỗ trợ về các thủ tục pháp lý đối với cơ quan nhà nước liên quan đến điều kiện
sản xuất thực phẩm.
ATVCONSULT cam kết mang đến cho quý khách hàng giá trị tốt nhất.
I. ISO 22000:2018 LÀ TIÊU CHUẨN GÌ?
1. ISO 22000:2018 là gì?
- ISO 22000 - Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm là một tiêu chuẩn quốc tế chỉ cách một tổ chức có thể chứng minh khả năng kiểm soát các mối nguy an toàn để đảm bảo thực phẩm an toàn.
-
ISO 22000 dựa trên phương pháp quản lý vệ sinh thực phẩm của HACCP giúp làm giảm rủi ro về an toàn thực phẩm và phát triển
chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn từ nông trại tới bàn ăn, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.
-
ISO 22000 có thể áp dụng với bất kỳ tổ chức hay doanh nghiệp nào có liên quan tới thực phẩm, không phân biệt quy mô hay lĩnh vực. Hiện nay, ISO 22000:2018 là phiên bản mới nhất, đang có hiệu lực và có thể đồng thời kết hợp cùng với các tiêu chuẩn quản lý ISO khác như ISO 9001,
ISO 14001, ISO 45001.
2. Chứng nhận ISO 22000 là gì?
- Chứng nhận ISO 22000:2018 được một tổ chức chứng nhận (đánh giá bên thứ 3) đánh giá và cấp cho doanh nghiệp Giấy chứng nhận ISO 22000:2018.
- Chứng nhận có dấu của BOA (tổ chức công nhận quốc tế) và AIF (diễn đàn công nhận quốc tế) sẽ được công nhận trên toàn thế giới.
3. Tại sao doanh nghiệp cần áp dụng ISO 22000:2018?
- An toàn thực phẩm là mối quan tâm toàn cầu, đặc biệt tại Việt Nam luôn là vấn đề nóng vì ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của khách hàng/người tiêu dùng. Hậu quả của thực phẩm không an toàn có thể rất nghiêm trọng, gây thiệt hại về con người, thậm chí ảnh hưởng lâu dài tới sự phát triển của con người trong tương lai. Các tiêu chuẩn quản lý an toàn thực phẩm của ISO giúp các tổ chức xác định và kiểm soát các mối nguy về an toàn thực phẩm, đồng thời dễ dàng tích hợp cùng với các tiêu chuẩn quản lý ISO khác, chẳng hạn như ISO 9001, ISO 14001, ISO 45001.
- ISO 22000 áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, cung cấp một lớp đảm bảo an toàn cho thực phẩm cho chuỗi cung ứng toàn cầu, giúp sản phẩm vượt qua biên giới và mang đến cho mọi người những thực phẩm mà họ có thể tin tưởng, đặc biệt ISO 22000 rất cần thiết cho hoạt động vận chuyển, lưu kho.
4. Lợi ích của Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000
- Đáp ứng các quy định của pháp luật và nhà nước.
- Xác định và giải quyết các rủi ro về an toàn thực phẩm.
- Tiết kiệm chi phí.
- Tăng năng suất và hiệu quả.
- Tăng lợi nhuận.
- Đáp ứng yêu cầu khách hàng, tăng khách hàng có giá trị hơn.
- Tăng lợi thế cạnh tranh, đấu thầu trong nước và quốc tế.
5. Đối tượng cần áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000
- Cơ sở sản xuất và
chế biến thức ăn công nghiệp, thực phẩm, những khu chế xuất.
II. THỦ TỤC ĐÁNH GIÁ CHỨNG NHẬN HACCP ISO 22000:2018:
Hồ sơ đăng ký Giấy chứng nhận ISO 22000:2018 gồm có:
1. Tài liệu đánh giá sơ bộ
- Đơn đăng ký chứng nhận ISO 22000:2018 theo mẫu của tổ chức chứng nhận
- Kế hoạch ISO 22000:2018 của doanh nghiệp;
- Các tài liệu và hồ sơ liên quan đến việc áp dụng Hệ thống phân tích mối nguy và điểm
kiểm soát tới hạn thực tế.
2 Tài liệu đánh giá chứng nhận ISO 22000:2018 chính thức
- Kế hoạch ISO 22000:2018 và các tài liệu liên quan đến hệ thống ISO 22000:2018;
- Thủ tục và chỉ dẫn về công việc;
- Mô tả sản phẩm chi tiết (bước 2 của quy trình áp dụng hệ thống ISO 22000:2018);
- Các tài liệu liên quan đến quá trình giám sát, kiểm tra, thử nghiệm, sửa chữa…;
- Bảng hỏi kiểm định về hệ thống ISO 22000:2018.
3. Thủ tục cấp giấy chứng nhận ISO 22000:2018 được đánh giá bởi các chuyên gia:
- Đăng ký chứng nhận.
- Đánh giá giai đoạn 1 (đánh giá mức độ sẵn sàng của hệ thống để đáp ứng các tiêu chuẩn trong hệ thống ISO 22000:2018).
- Đánh giá gia đoạn 2 (Đánh giá cấp chứng nhận).
- Thẩm xét hồ sơ.
- Cấp giấy chứng nhận (trao giấy chứng nhận có hiệu lực 03 năm).
- Đánh giá giám sát định kỳ (không quá 12 tháng/lần).
- Đánh giá chứng nhận lại sau 03 năm
III. QUY TRÌNH TƯ VẤN & ĐÁNH GIÁ CHỨNG NHẬN ISO 22000:2018:
Chứng chỉ ISO 22000:2018 chứng minh rằng các tổ chức đã thực hiện một hệ thống quản lý
ATTP bền vững. Doanh nghiệp đã thiết lập một chương trình giám sát các mối nguy (ATTP).
* Bước 1: Đăng ký chứng nhận
Doanh nghiệp cần cung cấp thông tin cơ bản về Doanh nghiệp trong Bảng đăng ký. Bảng đăng ký cho phép
ATVCONSULT hiểu biết về cơ sở của bạn và các quá trình liên quan đến Hệ thống Quản lý ATTP của bạn. Điều này cho phép ATVCONSULT chọn đánh giá viên với kinh nghiệm phù hợp với Doanh nghiệp. Nó cũng cho phép ATVCONSULT xác định phạm vi và thời gian đánh giá.
* Bước 2: Ký hợp đồng và bắt đầu bằng một cuộc đánh giá sơ bộ phần cứng & quy trình sản xuất thực tế tại cơ sở
Điều này cho phép ATVCONSULT đánh giá mức độ hoặc hoàn thiện việc triển khai hệ thống của Doanh nghiệp. Kết quả của việc đánh giá sơ bộ sẽ là một danh
sách các hạng mục cần được xây dựng và thực hiện trước khi tư vấn, đánh giá Chứng nhận.
* Bước 3 : Tiến hành đánh giá chứng nhận ISO 22000:2018
Giai đoạn 1 – Tư vấn, đánh giá sự sẵn sàng của Doanh nghiệp. ATVCONSULT tập trung vào những phần chính của hệ thống, xem xét các thủ tục, địa điểm đánh giá.
Giai đoạn 2 – Đánh giá chứng nhận ISO 22000:2018 sẽ đánh giá toàn diện về Hệ thống Quản lý ISO 22000:2018. Đánh giá bao gồm tất cả các điều khoản của tiêu chuẩn ISO 22000:2018. Mục đích của cuộc đánh giá này là xác định xem liệu Hệ thống Quản lý ATTP có được thực hiện đầy đủ và có hiệu lực tại Doanh nghiệp.
* Bước 4: Hoàn thành khắc phục các điểm không phù hợp (nếu cần)
Nếu có bất kỳ sự không phù hợp nào được xác định, cơ sở của bạn sẽ phải thực hiện khắc phục bao gồm: cung cấp nguyên nhân gốc rễ, hành động khắc phục và xác minh để cho phép đóng các điểm không phù hợp.
* Bước 5: Cấp giấy chứng nhận ISO 22000:2018
Nếu không có sự không phù hợp hoặc một khi những sự không tuân thủ này đã được xử lý xong. Báo cáo đánh giá đầy đủ, chứng chỉ sẽ được ban hành.
* Bước 6: Hỗ trợ các tư vấn sau khi có chứng nhận
- Tư vấn khi có đoàn thanh tra, hậu kiểm…
IV. DỊCH VỤ TƯ VẤN ISO 22000:2018 CỦA ATV CONSULT:
- Chỉ định người đầu mối phụ trách công tác liên hệ, triển khai ISO 22000:2018 tại đơn vị.
- Sắp xếp thời gian, nguồn lực cần thiết phối hợp trong các đợt làm việc của đoàn chuyên gia ATV CONSULT
- Phân công trách nhiệm các nhân sự thực hiện dự thảo, xây dựng hệ thống văn bản và thực hiện áp dụng.
- Cải thiện một số điều kiện cơ sở hạ tầng nhà máy nhằm nâng cao hiệu suất quá trình, giảm thiểu các rủi ro.
- Phối hợp hiệu quả và tương tác thường xuyên với văn phòng ATV CONSULT để đảm bảo đáp ứng tiến độ đề ra
1. Về phần cứng (Cơ sở vật chất, trang thiết bị):
- Yêu cầu về nhà, xưởng và phương tiện chế biến: Yêu cầu này đỏi hỏi khi xây dựng cơ sở chế biến thực phẩm cần phải xem xét đến vị trí sao cho phù hợp với một cơ sở chế biến thực phẩm phải sạch sẽ thoáng mát, không gây ô nhiễm môi trường, không đặt ở những nơi có môi trường không lành mạnh .v.v.
- Qui định về các yêu cầu kiểm soát vệ sinh nhà xưởng như: Xử lý nước thải, sản phẩm phụ, bảo quản hoá chất gây hiểm, kiểm soát sinh vật gây hại và đồ dùng các nhân
2. Về phần mềm (Quy trình, hồ sơ, tài liệu):
- Kiểm soát quá trình chế biến: Kiểm tra tất cả mọi hoạt động phải thực hiện theo nguyên tắc vệ sinh cơ bản của GMP, phải có các biện pháp kiểm soát chất lượng sao cho các điểm kiểm soát quan trọng được kiểm soát trong suốt quá trình chế biến. Thực hiện các biện pháp đề phòng sản phẩm bị nhiễm bẩn, thử các chỉ tiêu vi sinh hoá học, tạp chất ở khâu cần thiết để xác định nguy cơ gây nhiễm. Các sản phẩm bị nhiễm bẩn hay biến chất phải bị loại bỏ hoặc được xử lý để giảm bớt độc chất.
- Yêu cầu về con người: Đối với cơ sở chế biến thực phẩm thì yêu cầu đối với con người khi tuyển vào làm việc là hết sức quan trọng. Nhất thiết phải kiểm tra sức khỏe ( về thể lực, trí lực và bệnh tất) của tất cả mọi người , đặc biệt với những công nhân tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm để tránh lây bệnh truyền nhiễm. Phải đưa ra những qui định trong việc khám sức khoẻ cho cán bộ công nhân viện như khám định kỳ để đảm bảo chỉ có những người có đủ tiêu chuẩn sức khoẻ mới được tiếp tục làm việc trong cơ sở sản xuất thực phẩm .Phải thường xuyên giáo dục cho các cán bộ công nhân viên trong cơ sở mình biết giữ gìn sức khoẻ và vệ sinh các nhân để đảm bảo các yêu cầu đã đề ra.
- Kiểm soát khâu bảo quản và phân phối: Đưa ra các yêu cầu về việc vận chuyến và bảo quản sao cho thành phẩm phải đảm bảo để tránh nhiễm bẩn thực phẩm bởi các tác nhân vật lý, hoá học, vi sinh. . . và không làm phân huỷ thực phẩm.
*** Trong quá trình triển khai thực hiện dịch vụ, chúng tôi luôn áp dụng nguyên tắc "GIẢI PHÁP TỐT NHẤT" để giải quyết các vấn đề và đưa ra giải pháp tư vấn quản lý toàn diện giúp khách hàng giải quyết các vấn đề phát sinh trong hệ thống quản lý một cách nhanh chóng, thích hợp hoặc những vấn đề khó khăn hơn mà tổ chức của bạn đang gặp phải.
V. CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI TIẾP CẬN TIÊU CHUẨN ISO 22000:2018:
1. ISO 22000 có quan trọng trong ngành thực phẩm không?
Trả lời: Tiêu chuẩn ISO 22000 đặc biệt chú trọng đến an toàn vệ sinh thực phẩm và đưa ra những yêu cầu, quy định nghiêm ngặt với các quy trình, dây truyền sản xuất thực phẩm. Vì vậy, các doanh nghiệp/tổ chức trong lĩnh vực này rất cần tiêu chuẩn ISO 22000 để có thể tối ưu được sản phẩm.
2. Nếu đã có ISO 9001 thì có cần thay thế bằng ISO 22000 không?
Trả lời:
- Nếu xét trên tài liệu, ISO 9001 hoàn toàn không nói gì đến an toàn thực phẩm còn ISO 22000 cũng không hề đề cập tới từ chất lượng. Vì vậy, hai tiêu chuẩn này không thể thay thế cho nhau, mà cần phải đi cùng nhau để bổ trợ cho nhau.
- Trong nhiều trường hợp, đối tác khách hàng hoặc các cơ quan hữu quan sẽ yêu cầu phải có ISO 22000 như một giấy phép sản xuất, bởi tiêu chuẩn này đặc biệt tập trung vào an toàn vệ sinh thực phẩm.
- ISO 22000 được xem là phần bổ sung cần thiết cho tiêu chuẩn ISO 9001, nhưng không phải bắt buộc. Nếu doanh nghiệp/tổ chức tích hợp được cả tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO 22000 thì sẽ có được hệ thống sản xuất và cung cấp dịch vụ ưu việt.
3. Có thể thực hiện ISO 22000 mà không cần tư vấn không?
Trả lời:
- Tổ chức/Doanh nghiệp có thể tự làm được, chỉ cần đọc tài liệu tiêu chuẩn ISO 22000 và áp dụng theo yêu cầu của nó.
- Tuy nhiên, rủi ro sẽ cao hơn nếu tổ chức/doanh nghiệp không hiểu rõ do nhiều từ chuyên ngành khó hiểu và không biết áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 vào đâu. Vì vậy, hãy đọc kỹ tiêu chuẩn và tìm hiểu những khóa đào tạo về tiêu chuẩn ISO 22000 để có thể đạt được kết quả tổ chức/doanh nghiệp mong muốn.
4. Giấy chứng nhận ISO 22000 có mua được không?
Trả lời: Giấy chứng nhận ISO 22000 hoàn toàn có thể được mua một cách dễ dàng mà không cần phải đánh giá hay trải qua các bước chuẩn bị thủ tục rắc rối và rườm rà, tuy nhiên chứng chỉ ISO có thể coi là một loại hàng hóa có tính chất đặc biệt liên quan đến niềm tin của người sử dụng cũng như các bên quan tâm (khách hàng, người tiêu dùng...) đến doanh nghiệp, vì vậy tổ chức/doanh nghiệp nên cân nhắc về việc mua giấy chứng nhận để tránh làm tổn thương chính doanh nghiệp hoặc khách hàng của mình.
5. Bí quyết lựa chọn tổ chức chứng nhận ISO uy tín?
Trả lời:
Tổ chức/doanh nghiệp cần lưu ý khi tìm kiếm và lựa chọn tổ chức chứng nhận ISO là không phải tất cả các tổ chức chứng nhận đều được CÔNG NHẬN.
Hiện Việt Nam có hơn 90 tổ chức chứng nhận ISO đã đăng ký hoạt động chứng nhận theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính Phủ.
Dấu hiệu nhận biết tổ chức chứng nhận ISO uy tín:
- Tổ chức chứng nhận cấp chứng nhận theo lĩnh vực đăng ký hoạt động chứng nhận.
- Tổ chức chứng nhận được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép hoạt động (được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ định)
Dịch vụ tư vấn HACPP Codex 2020
Dịch vụ tư vấn ISO 22000 tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm quốc tế
Dịch vụ chứng nhận ISO 22000 tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm quốc tế
Dịch vụ tư vấn ISO 9001 tiêu chuẩn quản lý doanh nghiệp quốc tế
Dịch vụ chứng nhận ISO 9001 tiêu chuẩn quản lý doanh nghiệp quốc tế