Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, Luật
Sở hữu trí tuệ được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua năm 2005 (Luật số 50/2005/QH11) có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2006, được sửa đổi, bổ sung năm 2009 (Luật số 36/2009/QH12) và năm 2019 (Luật số 42/2019/QH14) (sau đây gọi là Luật SHTT) là văn bản pháp luật quan trọng, điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến loại tài sản đặc biệt - tài sản trí tuệ.
Qua thực tiễn hơn 10 năm thi hành, Luật SHTT đã phát huy vai trò to lớn trong việc tạo hành lang pháp lý cho các tổ chức, cá nhân xác lập, khai thác và bảo vệ quyền SHTT, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh cho hoạt động sản xuất - kinh doanh, góp phần khuyến khích hoạt động sáng tạo, đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, thực tiễn hơn 10 năm thi hành, cùng với việc hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam trong thời gian qua cho thấy Luật SHTT còn tồn tại một số vướng mắc, bất cập nhất định cần được sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, yêu cầu của cải cách thủ tục hành chính cũng như để bảo đảm thi hành các cam kết về SHTT trong các FTA mà Việt Nam đã và đang đàm phán hoặc đã ký kết. Do vậy, việc xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ là rất cần thiết.
Tăng cường hệ thống hỗ trợ, bổ trợ cho công tác bảo vệ quyền SHTT
Mục tiêu của dự thảo Luật về
quyền tác giả và quyền liên quan là: Sửa đổi, bổ sung Luật SHTT về nội dung quyền tác giả, quyền liên quan nhằm khắc phục những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành; bảo đảm ổn định, thống nhất, đồng bộ, minh bạch, khả thi, dễ tiếp cận, hiệu lực và hiệu quả của các quy định pháp luật về
Quyền tác giả, quyền liên quan phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.
Về quyền
sở hữu công nghiệp (SHCN), dự thảo hướng đến mục tiêu bảo đảm điều kiện cho việc khai thác hiệu quả tài sản trí tuệ do Nhà nước đầu tư thông qua các quy định cụ thể về quyền nộp đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được tạo ra từ ngân
sách nhà nước; hoàn thiện các quy định liên quan đến thủ tục nhằm tạo điều kiện thuận lợi, nhanh chóng, hữu hiệu trong việc xác lập, duy trì quyền SHCN đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, các thủ tục xử lý ý kiến của người thứ ba cũng như việc áp dụng các quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực SHCN.
Đồng thời đảm bảo mức độ bảo hộ thỏa đáng và cân bằng giữa quyền lợi của chủ thể quyền và của xã hội thông qua việc hợp lý hóa cơ chế bảo hộ sáng chế (tiêu chí đánh giá điều kiện bảo hộ); minh bạch hóa tiêu chí đánh giá
nhãn hiệu (xung đột với các đối tượng SHCN khác, đánh giá
nhãn hiệu nổi tiếng); xác định phạm vi bảo hộ đối với các chỉ dẫn địa lý đồng âm; hoàn thiện các tiêu chuẩn bảo hộ đối với nhãn hiệu phi truyền thống, đối với cơ chế bảo hộ dữ liệu nông phẩm nhằm đáp ứng nghĩa vụ trong các FTA;
Bên cạnh đó, tăng cường hệ thống hỗ trợ, bổ trợ cho công tác bảo vệ quyền SHTT thông qua việc cải thiện chất lượng đại diện SHCN với cơ cấu quản lý theo lĩnh vực; mở rộng hoạt động giám định SHCN cho các tổ chức, cá nhân đáp ứng yêu cầu.
Về quyền đối với giống cây trồng, dự thảo đặt mục tiêu đảm bảo mức độ bảo hộ thỏa đáng và cân bằng giữa quyền lợi của chủ thể quyền và của xã hội thông qua việc hợp lý hóa cơ chế bảo hộ quyền đối với giống cây trồng (mở rộng đối tượng bảo hộ, giới hạn quyền về việc giữ giống).
Về thực thi quyền SHTT: Bảo đảm cơ chế bảo vệ quyền SHTT hiệu quả, hợp lý và khả thi thông qua việc đẩy mạnh biện pháp dân sự, thu hẹp phạm vi áp dụng biện pháp hành chính, hoàn thiện quy định về thực thi quyền trong môi trường kỹ thuật số, xử lý tên miền vi phạm pháp luật SHTT, cũng như các quy định liên quan đến phạm vi áp dụng các biện pháp kiểm soát biên giới.