0908.326.779 - 0906.362.707
 

Uống nước đá có thể gây suy thận, tử vong

30/11/2016    4.76/5 trong 30 lượt 
Uống nước đá có thể gây suy thận, tử vong
Theo Chi Cục an toàn thực phẩm TP.HCM, nước đá viên dùng liền không qua xử lý trước khi sử dụng rất dễ bị nhiễm vi khuẩn. Vi sinh Pseudomonas aeruginosa (còn gọi trực khuẩn mủ xanh) có trong nước đá “bẩn” nếu xâm nhập vào phổi, thận, đường tiết niệu... còn gây tử vong

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP.HCM vừa đưa ra khuyến cáo đối với cộng đồng về việc sử dụng nước đá dùng liền.

Theo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP.HCM, nước đá viên dùng liền vô cùng thuận tiện với người dùng vì dễ mua, sử dụng ngay, giá thành rẻ thích hợp,... Tuy nhiên, nước đá dùng liền cũng rất dễ nhiễm khuẩn và để lại những hậu quả khôn lường cho sức khỏe người dùng.

Quá nửa lượng nước đá ở Sài Gòn không đảm bảo vệ sinh
 

Trên thực tế, các xét nghiệm đã chỉ ra rằng, nước đá bẩn dễ nhiễm vi khuẩn E.coli, Coliforms, Feacal streptoccocus có thể gây bệnh đường ruột, tiêu chảy cấp, một số gây suy thận, nhiễm khuẩn đường huyết.

Riêng vi sinh Pseudomonas aeruginosa (còn gọi trực khuẩn mủ xanh) có trong nước đá “bẩn” nếu xâm nhập vào phổi, thận, đường tiết niệu... còn gây tử vong.

Hơn nữa, theo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP.HCM, một số cơ sở chưa đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, kinh doanh nước đá như: sử dụng nguồn nước ngầm chưa qua xử lý hoặc quy trình xử lý nước ngầm chưa đảm bảo an toàn, nguồn nước còn có nguy cơ tồn dư kim loại nặng, hóa chất như: thủy ngân, chì, asen, kẽm,... cũng là mối nguy hại nghiêm trọng đối với sức khỏe con người.

Trong tháng 10-2016, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP.HCM cũng đã tiến hành xử phạt hành chính một cơ sở sản xuất nước đá tại ấp Hội Thạnh, xã Trung An, huyện Củ Chi số tiền 2 triệu đồng, vì cơ sở này không bảo đảm quy định về khoảng cách an toàn đối với nguồn ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác.

Nước đá dùng liền là nước đá được sản xuất từ nước đạt yêu cầu dùng cho ăn uống theo QCVN 01:2009/BYT về chất lượng nước ăn uống được ban hành kèm theo Thông tư số 04/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế được đóng gói, cung cấp để ăn uống trực tiếp. Nước đá dùng liền không bao gồm các loại nước đá được sản xuất để bảo quản thực phẩm hoặc dùng cho các mục đích khác.

Do đó, theo Chi Cục an toàn thực phẩm TP.HCM, để có được sản phẩm nước đá dùng liền đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đòi hỏi người sản xuất, kinh doanh phải thực hiện đúng các quy định pháp luật như sau:

Về cơ sở vật chất và trang thiết bị dụng cụ, phải tuân thủ các điều kiện quy định tại Điều 4, Điều 5 (đối với cơ sở sản xuất) và Điều 6 và Điều 7 (đối với cơ sở kinh doanh) Nghị định 67/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 “quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ y tế” của Chính Phủ.

Về con người, phải tuân thủ các điều kiện quy định tại Điều 3 (đối với cơ sở sản xuất) và Điều 7 (đối với cơ sở kinh doanh) Thông tư 15/2012/TT-BYT ngày 12/9/2012 quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm của Bộ Y tế.

Nước đá dùng liền không cần qua xử lý trước khi sử dụng nên rất dễ bị nhiễm vi khuẩn. Ảnh minh họa

Về nguồn nước sử dụng trong sản xuất nước đá dùng liền, nếu là nguồn nước máy do cơ quan quản lý cho phép thì phải đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2009/BYT đối với nguồn nước dùng ăn uống. Đơn vị sử dụng nước phải thường xuyên vệ sinh thiết bị lọc, thiết bị chứa đựng nhằm đảm bảo vệ sinh trong quá trình sử dụng.

Riêng đối với nguồn nước ngầm, nếu sử dụng nhằm mục đích sản xuất phải xét nghiệm các chỉ tiêu được quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2009/BYT.

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP.HCM khuyến cáo người tiêu dùng đừng lạm dụng nước đá dùng liền, nên dùng càng ít càng tốt hoặc ở dạng ướp lạnh sản phẩm nhất là sản phẩm nước giải khát. Nên tự làm nước đá dùng liền tại nhà để sử dụng hoặc nếu có mua nước đá dùng liền phải được đóng gói trong bao bì kín theo quy định

Ngô Đồng