Qua kết quả tự đánh giá 24 chợ xây dựng chợ đảm bảo an toàn thực phẩm của UBND TP Thủ Đức và các quận huyện, đến nay TP.HCM chưa có chợ đạt chứng nhận "Đạt chuẩn Chợ kinh doanh thực phẩm" do có một số tiêu chí đánh giá chưa đạt.
Theo báo cáo tổng kết 6 năm thí điểm thành lập Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM của UBND TP.HCM mới đây cho biết, TP.HCM hiện có 232 chợ đang hoạt động (trong đó có 3 chợ đầu mối
nông sản thực phẩm là Hóc Môn, Bình Điền và Thủ Đức). Cùng với đó là 47 trung tâm thương mại, 209
siêu thị (10 siêu thị lớn) và trên 2.360
cửa hàng tiện ích phân phối thực phẩm cho người dân.
Từ năm 2017, UBND TP.HCM đã có quyết định phê duyệt Dự án Mô hình chợ thí điểm đảm bảo
an toàn thực phẩm tại TP.HCM. Trên cơ sở đó, Ban Quản lý An toàn thực phẩm đã tiếp tục phối hợp với UBND TP Thủ Đức và các quận huyện triển khai thực hiện. Đến nay tại TP Thủ Đức và các quận huyện đều có chợ triển khai mô hình Chợ đảm bảo an toàn thực phẩm, với tổng cộng 24 chợ đăng ký tham gia.
Trong năm 2021, UBND TP Thủ Dức và các quận huyện đã tiến hành tự đánh giá kết quả triển khai Mô hình chợ
kinh doanh thực phẩm theo TCVN 11856 : 2017.
Qua kết quả tự đánh giá 24 chợ xây dựng chợ đảm bảo an toàn thực phẩm của UBND TP Thủ Đức và các quận huyện, đến nay TP.HCM chưa có chợ đạt chứng nhận "Đạt chuẩn Chợ kinh doanh thực phẩm" do có một số tiêu chí đánh giá chưa đạt.
Theo đó, về tiêu chí đánh giá đối với chợ kinh doanh thực phẩm: Có 5/24 chợ "Đạt" và 19 chợ còn lại "Không đạt" do có ít nhất một tiêu chí mức độ A không đạt. Cụ thể như: Nguồn nước sử dụng trong chợ và hệ thống cấp thoát nước chưa đáp ứng yêu cầu; cán bộ quản lý an toàn thực phẩm tại chợ chưa được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm đầy đủ và có 1 tiêu chỉ tiêu mức độ A không đạt...
Có 24/24 chợ đăng ký và tự đánh giá về tiêu chí đối với cơ sở
kinh doanh sản phẩm động vật. Kết quả có 12 chợ "Đạt" và 12 chợ còn lại "Không đạt" do có ít nhất 1 tiêu chí mức độ A không đạt. Cụ thể như: Thực phẩm sống trưng bày gần thực phẩm chín gây lây nhiễm chéo; sản phẩm động vật bày bán chưa đảm bảo vệ sinh thú y; trang thiết bị phục vụ kinh doanh như
dao, thớt và
dụng cụ khác dùng pha lóc và
chứa đựng sản phẩm động vật làm bằng chất liệu dễ gỉ sét, khó vệ sinh hoặc không được làm sạch, khử trùng đảm bảo trong quá trình kinh doanh; thương nhân chưa được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm đầy đủ; một số người trực tiếp kinh doanh chưa thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ; thương nhân chưa nghiêm chỉnh thực hiện ghi chép hồ sơ, lưu giữ hóa đơn, chứng từ mua bán để đáp ứng yêu cầu về truy xuất nguồn gốc thực phẩm kinh doanh.
Về tiêu chí đánh giá đối với cơ sở kinh doanh thủy hải sản tươi sống. Có 16/24 chợ đăng ký và tự đánh giá. Kết quả có 3 chợ "Đạt và 13 chợ "Không đạt" do có ít nhất một tiêu chí mức độ A không đạt: Các dụng cụ sử dụng trong quá trình bày bán được làm bằng vật liệu thôi nhiễm, khó vệ sinh; người trực tiếp kinh doanh chưa đáp ứng các yêu cầu về kiến thức an toàn thực phẩm và sức khỏe theo quy định; người trực tiếp kinh doanh không trang bị bảo hộ lao động như găng tay, tạp dề... trong quá trình kinh doanh; thương nhân chưa nghiêm chỉnh thực hiện ghi chép hồ sơ, lưu giữ hóa đơn, chứng từ mua bán để đáp ứng yêu cầu về truy xuất nguồn gốc thực phẩm kinh doanh.
Có 16/24 chợ đăng ký và tự đánh giá tiêu chí cơ sở
kinh doanh rau, củ, quả. Kết quả có 2 chợ "Đạt; 1 chợ "Chờ hoàn thiện" và 13 chợ "Không đạt" do có ít nhất một tiêu chí mức độ A không đạt: Người trực tiếp kinh doanh chưa đáp ứng các yêu cầu về kiến thức an toàn thực phẩm và sức khỏe theo quy định; người trực tiếp kinh doanh không trang bị bảo hộ lao động như găng tay, tạp dề... trong quá trình kinh doanh; thương nhân chưa nghiêm chỉnh thực hiện ghi chép hồ sơ, lưu giữ hóa đơn, chứng từ mua bán để đáp ứng yêu cầu về truy xuất nguồn gốc thực phẩm kinh doanh.
Tiêu chí đánh giá đối với cơ sở kinh doanh
dịch vụ ăn uống, có 15/24 chợ đăng ký và tự đánh giá. Kết quả có 5 chợ "Đạt" và 10 chợ "Không đạt" do có ít nhất một tiêu chí mức độ A không đạt như: Thục phẩm sống bày bán gần thực phẩm chín; nguyên liệu sử dụng trong
chế biến không có hóa đơn, chứng từ cũng như được lưu trữ hồ sơ, thông tin liên quan đến việc mua nguyên liệu, dẫn đến không đảm bảo truy xuất nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm khi kinh doanh tại chợ; người trực tiếp kinh doanh chưa đáp ứng các yêu cầu về kiến thức an toàn thực phẩm và sức khỏe theo quy định; một số người trực tiếp chế biến thực phẩm và phục vụ thức ăn không mang găng tay, khẩu trang... trong quá trình kinh doanh.
Về tiêu chí đánh giá đối với cơ sở kinh doanh các thực phẩm đã qua chế biến, có 10/24 chợ đăng ký và tự đánh giá. Kết quả có 5 chợ "Đạt" và 5 chợ còn lại "Không đạt" do có ít nhất một tiêu chí mức độ A không đạt như: một số quầy sạp chưa đáp ứng tiêu chí "Bảo đảm không sử dụng chất phụ gia, chất tẩy rửa, chất diệt khuẩn, chất tiêu độc không được phép và không kinh doanh chất phụ gia, chất tẩy rửa, chất diệt khuẩn , chất tiêu độc không rõ nguồn gốc xuất xứ"; chưa trang bị đầy đủ thiết bị, dụng cụ bảo quản thực phâm, bảo đảm điều kiện
vệ sinh an toàn thực phẩm; một số thương nhân chưa đáp ứng các yêu cầu về kiến thức an toàn thực phẩm và sức khỏe theo quy định; một số thương nhân không mang găng tay, tạp dề khi kinh doanh thực phẩm; thương nhân chưa nghiêm chỉnh thực hiện ghi chép hồ sơ, lưu giữ hóa đơn, chứng từ mua bán để đáp ứng yêu cầu về truy xuất nguồn gốc thực phẩm kinh doanh.