Trong thời gian qua, ngành Nông nghiệp Hà Nội đã đẩy mạnh chia sẻ thông tin, đáp ứng với các quy định về an toàn thực phẩm cho các doanh nghiệp, hợp tác xã có mặt hàng nông sản tiềm năng xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, châu Âu. Việc này giúp doanh nghiệp có phương án sản xuất, kinh doanh phù hợp với nhu cầu thị trường.
Do tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, nên nhu cầu mua thực phẩm trực tuyến (online) qua các trang mạng ngày càng trở nên phổ biến, nhất là các loại thực phẩm tươi sống, như: Thịt, cá, rau, củ… Chính vì vậy, các cá nhân kinh doanh thực phẩm thông qua các trang mạng xã hội càng nhiều. Tuy nhiên, có không ít người kinh doanh theo hình thức tự phát, không có giấy phép kinh doanh cũng như không có giấy chứng nhận về an toàn thực phẩm, do đó người dân không nên “dễ dãi” khi mua sắm thực phẩm online.
Công tác quản lý về an toàn thực phẩm thực hiện triệt để tinh thần cơ quản lý phục vụ nhân dân và doanh nghiệp, không nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp
Ngày 22/11/2021, Tổng cục Hải quan phát đi thông tin, khuyến nghị rằng, từ vụ “tắc” lô hàng hơn 22.000 hộp sữa nhập khẩu do kiều bào viện trợ ủng hộ trẻ em gặp khó khăn trong đại dịch Covid-19 tại TP. Hồ Chí Minh liên quan đến thủ tục kiểm tra chuyên ngành, cho thấy, cải cách triệt để, toàn diện công tác kiểm tra chuyên ngành chất lượng hàng hóa, kiểm tra an toàn thực phẩm nhập khẩu vẫn đang tiếp tục đặt ra những đòi hỏi cấp bách từ thực tiễn cần thay đổi.
Với yêu cầu ngày càng khắt khe của người tiêu dùng trong việc sử dụng các sản phẩm hàng hóa an toàn cho sức khỏe thì việc ứng dụng mã QR hỗ trợ truy xuất nguồn gốc đang trở thành một xu hướng trong những năm gần đây
Người tiêu dùng mua thực phẩm handmade (sản phẩm tự làm) chủ yếu do tâm lý số đông và đặt toàn bộ “niềm tin” vào người bán
Việc sửa đổi Thông tư số 38, Thông tư số 48 và Thông tư số 16 là cần thiết, nhằm tạo thuận lợi cho việc thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh đủ điều kiện an toàn thực phẩm và bảo đảm tính hợp pháp.
Sau khi TPHCM cho phép phục vụ khách ăn uống tại chỗ, hoạt động buôn bán trở lại nhộn nhịp. Bên cạnh các cơ sở tuân thủ quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, vẫn còn tồn tại nhiều hàng quán chế biến thức ăn ngay trên vỉa hè, đường phố; thực phẩm chín không được che chắn cẩn thận, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ngộ độc, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Trong thời gian qua, những điểm bán thực phẩm tự phát, bán qua mạng mở ra rất nhiều gây mất an toàn thực phẩm. Do đó, cơ quan chức năng sẽ siết chặt thanh tra, xử phạt.