0908.326.779 - 0906.362.707
 

Quy chế sử dụng nhãn hiệu gạo quốc gia

08/05/2018    4.6/5 trong 5 lượt 
Quy chế sử dụng nhãn hiệu gạo quốc gia
Nhãn hiệu chứng nhận quốc gia gạo Việt Nam nhằm quảng bá sản phẩm, giữ gìn uy tín, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm gạo của Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận quốc gia GẠO VIỆT NAM/VIETNAM RICE. Việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận quốc gia nhằm quảng bá sản phẩm, giữ gìn uy tín, tạo niềm tin cho người tiêu dùng, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm gạo của Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế.
 
Các tổ chức, cá nhân được quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư có nội dung đăng ký hoạt động, chế biến, kinh doanh sản phẩm gạo. 
 
Đồng thời, được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm về chế biến, bảo quản, kinh doanh gạo hoặc cơ sở đã được cấp một trong các giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm sát tới hạn ( HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực. 
 
Các tổ chức, cá nhân đó cũng phải được tổ chức chứng nhận cấp giấy chứng nhận sản phẩm gạo phù hợp với TCVN và hoàn thành nghĩa vụ thuế, thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường. 
 
Quy chế cũng quy định chi tiết các sản phẩm gạo (gạo trắng, gạo thơm trắng, gạo nếp trắng) mang nhãn hiệu chứng nhận. 
 
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ủy quyền cho Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) là đơn vị quản lý nhãn hiệu chứng nhận quốc gia GẠO VIỆT NAM/VIETNAM RICE./
Bích Hồng/BNEWS/TTXVN