0908.326.779 - 0906.362.707
 

Phát hiện hàng loạt chất kịch độc trong thực phẩm chức năng

17/08/2017    4.6/5 trong 5 lượt 
Phát hiện hàng loạt chất kịch độc trong thực phẩm chức năng
Chưa bao giờ thực phẩm chức năng lại được tung hô nào như thần dược như hiện nay. Tuy nhiên mới đây các cơ quan kiểm soát chất độc Mỹ cho biết thực phẩm chức năng ngày càng độc hại

Thực phẩm chức năng chứa thành phần gây co giật, suy thận

Việc vitamin và các thực phẩm chức năng thuộc nhóm không kê đơn không có nghĩa rằng chúng hoàn toàn vô hại. Chỉ tính riêng giai đoạn 2005 - 2012, tỉ lệ các cuộc gọi tới các trung tâm kiểm soát chất độc liên quan đến thực phẩm chức năng tại Mỹ đã tăng 49%.

Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Medical Toxicology, giai đoạn 2002-2009 mức tăng các cuộc gọi tới TT kiểm soát chất độc chỉ là gần 9%, chủ yếu là FDA cấm Chi Ma Hoàng - vốn liên quan với đột quỵ và nhồi máu cơ tim nhưng giai đoạn 2005-2012 đã tăng tới 49%.

Thực phẩm chức năng chứa rất nhiều chất độc hại. Ảnh minh họa Thực phẩm chức năng chứa rất nhiều chất độc hại. Ảnh minh họa

Phương pháp vi lượng đồng căn (một thực hành lâm sàng y khoa dựa trên ý tưởng mà cơ thể có khả năng tự chữa lành bệnh của chính mình) chiếm 36% các cuộc gọi; nguyên nhân thảo dược chiếm 32% và thực phẩm chức năng dạng hoóc môn (bao gồm cả melatonin và tăng cường hoóc môn nam) chiếm 15%.Có khoảng 5% cuộc gọi có hậu quả nghiêm trọng, trong đó các sản phẩm bổ sung năng lượng và dược thảo chiếm tỉ lệ cao nhất.

Khi xem xét các sản phẩm bổ sung năng lượng, phần lớn các trường hợp bị ảnh hưởng là nam giới và trẻ trên 6 tuổi. Và có gần 1/4 trường hợp chủ ý sử dụng quá mức.

Các sản phẩm bổ sung năng lượng thường chứa hỗn hợp caffein với các thành phần khác như taurine, guarana, nhân sâm, bạch quả, L-carnitine, kế sữa và vitamin B. Chúng gây ra nhịp tim bất thường, co giật và thở gấp.

Về dược thảo, hợp chất yohimbe (thường được cho là làm tăng sức mạnh của nam giới) gây nguy cơ cao nhất. Gần 30% trường hợp sử dụng đã gặp phải các vấn đề từ vừa đến nặng với các biểu hiện như nhịp tim nhanh, suy thận hay nhồi máu cơ tim.

Những kết quả này cho thấy cần phải có sự điều tiết của FDA đối với các sản phẩm bổ sung năng lượng và chất yohimbe như đã từng thành công với việc cấm cây Chi Ma Hoàng cách đây 10 năm. Vì vậy, nếu bạn đang định dùng thực phẩm chức năng, hãy hỏi ý kiến bác sĩ. Bởi một số chất trong thực phẩm chức năng có thể gây nguy hiểm khi bạn kết hợp dùng với thuốc khác.

Thực phẩm chức năng chứa hóa chất gây rối loạn tim mạch

Trên thế giới là vậy, còn ở Việt Nam, thời gian qua lực lượng chức năng đã không ít lần vào cuộc và thu giữ lượng lớn thực phẩm chức năng có chứa các thành phần độc hại gây nguy hiểm cho con người.

Công an Hà Nội cho biết, từ đầu năm 2012 tới nay, lực lượng chức năng đã phát hiện và xử lý ít nhất 5 đường dây sản xuất, tiêu thụ thực phẩm chức năng giả, không rõ nguồn gốc với số lượng lớn.

Đáng chú ý, không ít sản phẩm thực phẩm chức năng chứa hóa chất nguy hại cho sức khỏe người sử dụng. Điển hình là kết quả kiểm nghiệm bước đầu mẫu cà phê giảm cân của 2 nhãn hiệu: Coffee weight loss và Green Coffee, thu giữ tại một cơ sở chế biến trong ngõ 37, phố Mạc Thị Bưởi (phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng) cho thấy, có chứa hàm lượng sibutramine, phụ gia không được phép sử dụng trong thực phẩm và độc hại rất cao, có thể gây các bệnh như: tăng huyết áp, rối loạn tim mạch, có nguy cơ đột quỵ, nguy hiểm đến tính mạng.

Ngoài một số loại đồ uống, thực phẩm chức năng giảm béo chứa hoạt chất độc hại, sibutramine còn được phát hiện trong viên uống giảm cân Lishou. Đại diện Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường cho biết, kết quả kiểm nghiệm 78 hộp thực phẩm chức năng dạng viên nén hiệu Lishou, bị thu giữ trong vụ mua bán thực phẩm chức năng giả cách đây 3 tháng trên địa bàn quận Cầu Giấy cũng chứa sibutramine hàm lượng lên đến 28,5mg/viên.

Chứa nhiều chất kích dục

Thành phần của thuốc kích dục đều chứa các chất độc hại nên bị cấm buôn bán và sử dụng tại rất nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên tại Việt Nam, thời gian qua, cơ quan chức năng phát hiện nhiều vụ kinh doanh thực phẩm chức năng (TPCN) chứa chất gây kích dục dành cho nam giới.

Thực phẩm chức năng chứa hoạt chất kích dục gây nguy hiểm cho sức khỏe, chất cấm nhưng được quảng cáo tráng dương, bổ thận.

Thực phẩm chức năng bị thu giữ chứa thành phần kích dục. Ảnh: Công lý Thực phẩm chức năng bị thu giữ chứa thành phần kích dục. Ảnh: Công lý

Các loại thuốc “thần dược” này được bán tràn lan, có nguồn gốc xuất không rõ ràng nên những người có nhu cầu sẽ mua được không chút khó khăn. Nhưng không hiểu về thuốc và lạm dụng chúng trong một thời gian dài và xem chúng như một loại “thần dược” bạn sẽ nghiện và có tâm lý phụ thuộc vào thuốc và nguy cơ liệt dương là điều khó có thể tránh hỏi. Nó sẽ để lại hậu quả khôn lường cho sức khỏe và tinh thần của người bệnh.

Điển hình hơn 400 hộp TPCN “Thận lực phiến” cùng hàng ngàn loại thuốc đã hết hạn sử dụng, đã bị cơ quan Công An và Sở Y Tế Hải Phòng thu giữ tại Văn phòng Đại diện của Công ty CP Dược Phẩm Khang Đạt đóng tại Hải Phòng. Ngoài ra, lực lượng chức năng phát hiện tại văn phòng có khoảng 70.000 tờ rơi về sản phẩm “Thận lực phiến” không có nội dung quảng cáo đính kèm giấy xác nhận nội dung do cơ quan có thẩm quyền cấp phép.

Nguy hiểm hơn khi “Thận lực phiến” được đơn vị phân phối quảng cáo là “thần dược” trị chứng liệt dương, xuất tinh sớm, suy giảm sinh lý. Nhưng qua xét nghiệm, cơ quan chuyên môn phát hiện loại TPCN này có chứa hoạt chất sildenafil với hàm lượng 18,18 mg/viên.

Đây là hoạt chất của thuốc điều trị rối loạn cương ở nam giới và không được phép có trong thành phần của sản phẩm TPCN do gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. Thành phần này không được Công ty CP Dược phẩm Khang Đạt đăng ký trong bản công bố về an toàn thực phẩm (ATTP) theo quy định.

Trước đó, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cũng từng phát hiện TPCN “Kim Thận Bảo số 1” do một doanh nghiệp nhập ngoại có chứa chất trị rối loạn cương dương sildenafil và tadalafil với hàm lượng mỗi viên chứa 36 mg tadalafil và 123 mg sildenafil. Tiến sĩ Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, cho rằng vardenafil và sildenafil là những hoạt chất bị cấm trong thành phần của TPCN

An Dương