Những vấn đề mà khách hàng cần biết khi xin giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm
Để tránh mất thời gian và chi phí doanh nghiệp cần tham khảo thông tin dưới đây khi xin cấp chứng nhận
an toàn vệ sinh thực phẩm
1. Cơ quan cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm
* Bộ Y tế hoặc Sở Y tế cấp Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm đối với những sản phẩm thực phẩm và cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thực phẩm:
● Đá thực phẩm (nước đá dùng liền và nước đá dùng để chế biến thực phẩm);
● Các sản phẩm khác không được quy định tại danh mục của Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
* Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hoặc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm đối với những sản phẩm thực phẩm và cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thực phẩm sau đây:
● Ngũ cốc;
● Thịt và các sản phẩm từ
thịt;
● Thuỷ sản và sản phẩm thuỷ sản (bao gồm các loài lưỡng cư);
● Rau, củ , quả và sản phẩm rau, củ, quả;
● Trứng và các sản phẩm từ
trứng;
● Sữa tươi nguyên liệu;
● Mật ong và các sản phẩm từ
mật ong;
● Thực phẩm biến đổi gen;
● Muối; Gia vị; Đường;
● Chè; Cà phê; Ca cao; Hạt tiêu; Điều;
● Nông sản thực phẩm khác; Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến,
kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý;
● Nước đá sử dụng để bảo quản, chế biến sản phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
* Bộ Công thương hoặc Sở Công thương cấp Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm đối với những sản phẩm thực phẩm và cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thực phẩm sau đây:
● Bia; Rượu, Cồn và đồ uống có cồn; Nước giải khát;
● Sữa chế biến;
● Dầu thực vật;
● Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
2. Nguyên tắc phân công, phối hợp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
● Đối với cơ sở sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 bộ trở lên trong đó có sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế thì Bộ Y tế chịu trách nhiệm quản lý;
● Đối với cơ sở sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Bộ Công thương thì Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chịu trách nhiệm quản lý;
● Đối với cơ sở kinh doanh nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 Bộ trở lên (bao gồm cả chợ và
siêu thị) thì Bộ Công thương chịu trách nhiệm quản lý trừ chợ đầu mối, đấu giá
nông sản do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý;
● Bộ Y tế chịu trách nhiệm quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh
dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng thực phẩm trừ những loại dụng cụ, vật liệu bao gói chuyên dụng gắn liền và chỉ được sử dụng cho các sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Bộ Công thương.
3. Tập huấn về kiến thức an toàn thực phẩm
● Đối với hồ sơ nộp tại Bộ Y Tế hoặc Sở Y tế Sở Y tế do Sở Y tế hoặc các trung tâm y tế dự phòng quận/huyện tổ chức tập huấn và kiểm tra kiến thức tập huấn (01 ngày) tại:
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm: 18 Cách Mạng Tháng Tám, phường Bến Thành, quận 1, TP.HCM hoặc các Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm quận/huyện;
● Đối với hồ sơ nộp tại Bộ Công thương hoặc Sở Công thương do Sở Công thương tổ chức tập huấn và kiểm tra kiến thức tập huấn (01 ngày) tại Sở Công thương: Địa chỉ 163 Hai Bà Trưng, phường 6, quận 3, TP.HCM hoặc 59 – 61 Lý Tự Trọng, phường Bến Thành, quận 1, TP.HCM;
● Đối với hồ sơ nộp tại Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hoặc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn do Sở Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức tập huấn và kiểm tra kiến thức tập huấn (01 ngày) tại: Địa chỉ 176 Hai Bà Trưng, phường ĐaKao, quận 1, TP.HCM)
4. Khám sức khỏe
● Tại một trong các Trung tâm y tế dự phòng quận/huyện hoặc tại bệnh viện quận/huyện.
5. Liên hệ với chúng tôi