0908.326.779 - 0906.362.707
 

Nhập khẩu mỹ phẩm có phải công bố sản phẩm không?

04/10/2022    5/5 trong 53 lượt 
Nhập khẩu mỹ phẩm có phải công bố sản phẩm không?
Trình tự thủ tục kiểm tra kiểm tra thực phẩm chức năng nhập khẩu thực hiện những gì? Nhập khẩu mỹ phẩm có phải công bố sản phẩm không?
Nhờ ban hỗ trợ thông tin về quy định, quy trình như sau: Thực phẩm chức năng khi nhập khẩu vào Việt Nam có được miễn kiểm tra hay không? Nếu được thì trình tự kiểm tra kiểm tra thực phẩm chức năng nhập khẩu thực hiện những gì? Bên cạnh đó về việc công bố mỹ phẩm nhập khẩu có cần thiết không?

I. Thực phẩm chức năng khi nhập khẩu vào Việt Nam có được miễn kiểm tra hay không?

Căn cứ Điều 13 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định về các trường hợp đươc miễn kiểm tra khi nhâp vào Việt Nam như sau:
"Điều 13. Các trường hợp được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu (trừ các trường hợp có cảnh báo về an toàn thực phẩm)
1. Sản phẩm đã được cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm.
2. Quà biếu, quà tặng trong định mức miễn thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế.
3. Sản phẩm nhập khẩu dùng cho cá nhân của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao.
4. Sản phẩm quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển, tạm nhập, tái xuất, gửi kho ngoại quan.
5. Sản phẩm là mẫu thử nghiệm hoặc nghiên cứu có số lượng phù hợp với mục đích thử nghiệm hoặc nghiên cứu có xác nhận của tổ chức, cá nhân.
6. Sản phẩm sử dụng để trưng bày hội chợ, triển lãm.
7. Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước.
8. Sản phẩm tạm nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế.
9. Hàng hóa nhập khẩu phục vụ yêu cầu khẩn cấp theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Có thể thấy rằng, tất cả các loại thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm khi nhập khẩu vào Việt Nam phải kiểm tra tại cơ quan kiểm tra nhà nước có thẩm quyền do các Bộ quản lý ngành chỉ định, trừ các trường hợp miễn kiểm tra theo quy định tại Điều 13 nêu trên.
Nhập khẩu mỹ phẩm có phải công bố sản phẩm không?

II. Trình tự thủ tục kiểm tra kiểm tra thực phẩm chức năng nhập khẩu thực hiện những gì?

Hồ sơ đăng ký, trình tự kiểm tra thực phẩm chức năng nhập khẩu xem tại Điều 18 và Điều 19 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 18. Hồ sơ đăng ký kiểm tra
1. Hồ sơ đăng ký kiểm tra theo phương thức kiểm tra giảm bao gồm:
b) 03 (ba) Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu liên tiếp theo phương thức kiểm tra thông thường hoặc bản sao chứng thực hoặc bản chính hợp pháp hóa lãnh sự một trong các Giấy chứng nhận GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000 hoặc tương đương còn hiệu lực tại thời điểm nộp;
c) Trong trường hợp sản phẩm có nguồn gốc thủy sản và động vật trên cạn, trừ các sản phẩm đã qua chế biến, bao gói sẵn, thì phải có giấy chứng nhận đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp (bản chính).
2. Hồ sơ đăng ký kiểm tra theo phương thức kiểm tra thông thường và phương thức kiểm tra chặt bao gồm:
a) Giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu theo quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản tự công bố sản phẩm;
c) 03 (ba) Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu liên tiếp theo phương thức kiểm tra chặt đối với các lô hàng, mặt hàng được chuyển đổi phương thức từ kiểm tra chặt sang kiểm tra thông thường (bản chính);
d) Bản sao Danh mục hàng hóa (Packing list);
đ) Trong trường hợp sản phẩm quy định tại Điều 14 Nghị định này thì phải có giấy chứng nhận đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp (bản chính), trừ trường hợp thủy sản do tàu cá nước ngoài thực hiện đánh bắt, chế biến trên biến bán trực tiếp cho Việt Nam.
Điều 19. Trình tự kiểm tra thực phẩm nhập khẩu
1. Trình tự kiểm tra đối với trường hợp kiểm tra giảm:
a) Khi làm thủ tục hải quan, chủ hàng có trách nhiệm nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định này;
b) Cơ quan hải có trách nhiệm chọn ngẫu nhiên tối đa 5% trên tổng số lô hàng nhập khẩu thuộc diện kiểm tra giảm trong vòng 01 (một) năm để kiểm tra hồ sơ theo quy định.
Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và thông quan hàng hóa. Trường hợp yêu cầu bổ sung hồ sơ thì phải nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu.
2. Trình tự kiểm tra đối với trường hợp kiểm tra thông thường:
a) Trước hoặc khi hàng về đến cửa khẩu, chủ hàng nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định này đến cơ quan kiểm tra nhà nước hoặc Cổng thông tin một cửa quốc gia phân hệ Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương (nếu đã áp dụng);
b) Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan kiểm tra nhà nước có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và ra thông báo thực phẩm đạt hoặc không đạt yêu cầu nhập khẩu theo Mẫu số 05 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp yêu cầu bổ sung hồ sơ thì phải nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu;
c) Chủ hàng có trách nhiệm nộp Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu cho cơ quan hải quan để thông quan hàng hóa.
3. Trình tự, thủ tục kiểm tra đối với trường hợp kiểm tra chặt:
a) Thực hiện quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan kiểm tra nhà nước có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, tiến hành lấy mẫu, kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo yêu cầu và ra thông báo thực phẩm đạt hoặc không đạt yêu cầu nhập khẩu theo Mẫu số 05 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp yêu cầu bổ sung hồ sơ thì phải nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu;
c) Chủ hàng có trách nhiệm nộp Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu cho cơ quan hải quan để thông quan hàng hóa.
4. Trường hợp ra Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm không đạt yêu cầu nhập khẩu theo quy định tại điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều này, cơ quan kiểm tra nhà nước quyết định các biện pháp xử lý theo các hình thức quy định tại khoản 3 Điều 55 Luật an toàn thực phẩm và báo cáo kết quả xử lý thực phẩm không đạt yêu cầu nhập khẩu với Bộ quản lý chuyên ngành.
Bên cạnh đó việc cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm được quy định tại Chương III Nghị định15/2018/NĐ-CP.
Khi đơn vị thực hiện đăng ký bản công bố sản phẩm sẽ được cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm.

III. Thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng và sản phẩm chăm sóc da được thực hiện như thế nào?

Nhập khẩu mỹ phẩm có phải công bố sản phẩm không?
Trước đây tại khoản 1 Điều 35 Thông tư 06/2011/TT-BYT quy định trước khi tiến hành nhập khẩu mỹ phẩm doanh nghiệp phải làm thủ tục “công bố mỹ phẩm nhập khẩu” tại Cục Dược – Bộ Y Tế:
Tuy nhiên quy định trên đã bị bãi bỏ theo khoản 2 Điều 12 Nghị định 155/2018/NĐ-CP:
"Điều 12. Bãi bỏ một số văn bản, quy định thuộc lĩnh vực mỹ phẩm
2. Bãi bỏ một số quy định của Thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25 tháng 01 năm 2011 của Bộ Y tế quy định về quản lý mỹ phẩm:
a) Khoản 2 Điều 4.
b) Điểm b, d và g khoản 1 Điều 34.
c) Khoản 1 Điều 35"
Theo đó doanh nghiệp khi tiến hành nhập khẩu mỹ phẩm không cần có phiếu tiếp nhận công bố mỹ phẩm mà có thể thực hiện thông quan ngay. Sau đó có thể thực hiện thủ tục công bố mỹ phẩm sau khi đã đưa hàng về kho.
Thủ tục công bố mỹ phẩm để tiến hành bán mỹ phẩm ra thị trường vẫn theo quy định tại Điều 3 Thông tư 06/2011/TT-BYT như sau:
"Điều 3. Quy định về việc công bố sản phẩm mỹ phẩm
1. Các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường chỉ được phép đưa mỹ phẩm ra lưu thông khi đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính an toàn, hiệu quả và chất lượng sản phẩm. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra hậu mại khi sản phẩm lưu thông trên thị trường."
Sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu khi bán phải có phiếu tiếp nhận công bố mỹ phẩm nhưng không cần phải có phiếu tiếp nhận công bố mỹ phẩm khi làm thủ tục hải quan.
Về thủ tục hải quan thì chị xem quy định tại Điều 16, Điều 18 Thông tư 38/2015/TT-BTC (đã được sửa đổi tại Thông tư 39/2018/TT-BTC).
ATV - Partner for Your Success!
ATV CONSULT