Thực tế ảo (VR) sẽ là công nghệ tương lai giúp con người tương tác với thế giới ảo một cách chân thực nhất. Và khi thực tế ảo trở nên phổ biến hơn, các vấn đề mới bắt đầu xuất hiện trong lĩnh vực Luật sở hữu trí tuệ (IP).
Thực tế ảo là một môi trường ảo nhân tạo được tạo ra thông qua một phần mềm. Môi trường này cho phép người dùng mô phỏng giao diện, âm thanh và cảm nhận về thế giới thực. Từ đó, xuất hiện nhiều câu hỏi pháp lý liên quan đến thương hiệu cũng như tranh chấp bằng sáng chế. Ví dụ, trong luật thương hiệu, các vấn đề VR thường xảy ra do sử dụng trái phép các dịch vụ hoặc hàng hóa đã đăng ký nhãn hiệu. Đặc biệt, cho đến nay, vẫn còn những lo ngại về pháp lý liên quan đến việc sao chép ảo và chèn tên thương hiệu, logo và nhãn hiệu vào vùng không xác định. Trong luật sáng chế, các chuyên gia đang phải đối mặt với sự gia tăng số lượng các vụ kiện tụng đối với các bằng sáng chế tuyên bố quyền sở hữu công nghệ VR cơ bản, vì vậy rất khó để xác định những gì được bảo hộ và vi phạm.
Vấn đề về thương hiệu
Để một thương hiệu có giá trị bảo hộ, các yêu cầu chính cần được đáp ứng là tính khác biệt, tính hợp pháp, tính trung thực (không lừa đảo), mới lạ và sử dụng trong thương mại. Mặc dù nhiều tiêu chuẩn tương tự bảo vệ thương hiệu trong thế giới thực được áp dụng trong thế giới ả nhưng một số vấn đề vẫn tồn tại. Khó khăn mà chủ sở hữu IP có thể gặp phải là liệu phạm vi thương hiệu của nó chỉ bao gồm hàng thật hay không.
Liên quan đến việc này, một số vấn đề đã xuất hiện trong trường hợp gần đây của Marvel và NCSoft. Marvel Enterprises kiện NCSoft (nhà sản xuất game nhập vai trực tuyến “City of Heroes”) vì vi phạm bản quyền và thương hiệu trong việc cung cấp các công cụ để người sử dụng thiết kế trang phục siêu anh hùng. Tuy nhiên, Tòa án đã bác bỏ các tuyên bố thương hiệu của Marvel và cho rằng việc sử dụng tên siêu anh hùng Marvel của người chơi trong trò chơi không có tính chất xâm phạm.
Vấn đề bằng sáng chế
Đăng kí bằng sáng chế cho VR về cơ bản không khác với bất kỳ công nghệ nào khác. Chỉ có một số khác biệt, chẳng hạn như giao diện người dùng và công nghệ theo dõi chuyển động. Các yếu tố cần thiết để đăng ký bằng sáng chế như: sáng chế phải mới, liên quan đến bước phát minh và phù hợp cho ứng dụng công nghiệp. Thực tế, bằng sáng chế trong thế giới VR có từ năm 1993, khi bằng sáng chế về mũ bảo hiểm VR được Sega nộp cho Sega Genesis Console lần đầu tiên.
Hiện nay, chưa có luật cụ thể về thực tế ảo, nhưng luật sở hữu trí tuệ hiện tại vẫn được áp dụng. Các luật truyền thống chưa được xây dựng để áp dụng trong môi trường mà mô phỏng thực tế và mô phỏng do máy tính đáp ứng; do đó, người ta nên chú ý đến các vấn đề pháp lý duy nhất có thể phát sinh trong bối cảnh VR và cố gắng phát triển các thực tiễn nhằm cân bằng các lợi ích khác nhau liên quan đến vấn đề này