Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là việc nhà nước và chủ thể quyền sở hữu trí tuệ sử dụng các phương thức pháp lý để bảo vệ quyền sở hữu các đối tượng sở hữu trí tuệ của mình, chống lại mọi sự xâm phạm để giữ nguyên vẹn quyền sở hữu các đối tượng này
Hiện nay, các vấn đề về sở hữu trí tuệ đang ngày càng nhận được sự quan tâm lớn từ các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức và xã hội. Tuy nhiên, có một thực trạng đáng buồn đó là vấn đề này lại thường được đề cập tới theo chiều hướng liên quan tới các câu chuyện gây tranh cãi và những tranh luận trái ngược nhau như các vấn đề về bản quyền hình ảnh, thiết kế, đạo nhạc,...
Chúng ta đã quá tập trung vào 1 phần đó mà khiến cho những mảnh ghép lớn hơn liên quan tới sở hữu trí tuệ bị mờ nhạt.
Trên thực tế, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là vấn đề quan trọng nhất liên quan trực tiếp tới quyền lợi của các nhà hoạt động sáng tạo trên khắp thế giới và ở mọi lĩnh vực. Nó không chỉ là ngăn ngừa các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ xảy ra trên thực tế mà còn là việc xử lý, giải quyết khi có xâm phạm nhằm chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại.
Việc có thể nắm rõ các định nghĩa liên quan tới sở hữu trí tuệ sẽ là một trong các yếu tố then chốt để bảo vệ được tài sản trí tuệ an toàn.
Chẳng hạn, một doanh nghiệp bắt đầu với một ý tưởng, thường là một doanh nghiệp có quyền sở hữu độc quyền. Để bảo vệ ý tưởng , điều quan trọng là phải biết sự khác nhau giữa sở hữu trí tuệ và các loại khác là gì. Dưới đây là các thuật ngữ chính dùng trong lĩnh vực bảo vệ tài sản trí tuệ.
Các định nghĩa liên quan đến sở hữu trí tuệ
Theo Hiệp hội Luật Sở hữu Trí tuệ Hoa Kỳ(AIPLA), sở hữu trí tuệ là một thuật ngữ chỉ chung cho những thành quả của lao động trí óc, có nghĩa là sáng tạo của trí tuệ. Bản thân nó không phải là ý tưởng, mà là sự thể hiện ý tưởng mà người ta có thể yêu cầu quyền độc quyền.
Luật bảo vệ các phát minh, thiết kế và các công trình sáng tạo được ghi nhận trang trọng trong Điều 1, Mục 8, Khoản 8 của Hiến pháp Hoa Kỳ “ Quốc hội có quyền thúc đẩy tiến bộ của khoa học và nghệ thuật, bằng cách bảo đảm trong thời gian giới hạn cho các tác giả và nhà phát minh độc quyền đối với các tác phẩm và phát minh của họ”.
- Tài liệu sở hữu trí tuệ thiết yếu
Để bảo vệ tính pháp lý chính xác, hãy xác định những tài liệu cụ thể phù hợp với nhu cầu và yêu cầu. Nguồn học thuật (trường luật), trang web trực tuyến (Rocket Lawyer) và các tổ chức khác (Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới) là những nguồn tài nguyên tuyệt vời. Một số tài liệu có sẵn là:
- Đơn xin cấp bằng sáng chế tạm thời
Bằng sáng chế hay bằng độc quyền sáng chế là một chứng nhận các đặc quyền dành cho nhà sáng chế hoặc chủ sở hữu sáng chế bởi một quốc gia trong một thời hạn nhất định, đổi lấy việc nội dung của sáng chế được công bố rộng rãi ra công chúng. Quy trình để cấp bằng sáng chế, các điều kiện để cấp bằng và đặc quyền cũng như thời hạn của đặc quyền thay đổi giữa các quốc gia, theo luật pháp của từng quốc gia và các thỏa thuận quốc tế.
- Thỏa thuận không tiết lộ - Thỏa thuận bảo mật
Thỏa thuận bảo mật thông tin (NDA) là một dạng thỏa thuận trong đó một bên cam kết không tiết lộ các bí mật, thông tin kinh doanh với bất kỳ ai nếu không được sự đồng ý của bên còn lại.
Thỏa thuận này thường được ký kết giữa bên doanh nghiệp cùng hợp tác kinh doanh, hoặc giữa một bên cung cấp dịch vụ tư vấn cho bên còn lại. Mục đích của nó là nhằm bảo vệ bí mật kinh doanh, lợi thế về thương mại có tính độc quyền,… mà người sử dụng lao động đã bỏ công sức và chi phí để gây dựng.
Hiện nay, việc ký thêm NDA khi thực hiện ký kết hợp đồng lao động với người lao động đang được các doanh nghiệp thực hiện khá phổ biến.
Một thỏa thuận ghi lại mối quan hệ theo đó sở hữu trí tuệ được đồng ý chia sẻ giữa người cấp phép và người được cấp phép, theo các điều khoản và trong bao lâu.
Một tài liệu để cung cấp thông báo công khai yêu cầu bảo vệ bản quyền đối với quyền tác giả, bao gồm văn học, kịch tính, âm nhạc, nghệ thuật, cho dù được xuất bản hay không được công bố. Bản quyền cũng có thể áp dụng cho các chương trình máy tính, cơ sở dữ liệu, quảng cáo, bản đồ và bản vẽ kỹ thuật.
Đăng ký nhãn hiệu độc quyền còn có tên gọi khác là đăng ký logo độc quyền hay đăng ký thương hiệu độc quyền. Cá nhân/tổ chức cần đăng ký độc quyền nhãn hiệu để được nhà nước bảo hộ độc quyền và tránh trường hợp cá nhân/tổ chức khác sử dụng, làm giả nhãn hiệu của mình.