Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm không chỉ được người tiêu dùng mà cả giới cơ quan chức năng có thẩm quyền quan tâm bởi vì thực phẩm có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người. Bất kì một cơ sở sản xuất kinh doanh nào liên quan tới thực phẩm ăn uống, dịch vụ ăn uống…đều cần phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm để người tiêu dùng có thể tin tưởng sử dụng. Xung quanh vấn đề này cũng có rất nhiều câu hỏi được đặt ra. Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn một số câu hỏi đáp về giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
Trả lời:
Trong Điều 37 của luật vệ sinh an toàn thực phẩm. Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
1. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 03 năm.
2. Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất,
kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Luật này.
Câu 2: Hiện nay có một số loại thực phẩm bị phát hiện sử dụng phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm vượt quá giới hạn cho phép, vi phạm quy định về an toàn thực phẩm và ảnh hưởng lớn đến quyền lợi người tiêu dùng. Xin hỏi quy định pháp luật về hình thức xử phạt vi phạm đối với các hành vi này như thế nào?
Trả lời:
Điều 6 của Nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày 14-11-2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, thì mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về sử dụng
phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm trong sản xuất, chế biến thực phẩm như sau:
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm thuộc danh mục được phép sử dụng theo quy định nhưng vượt quá giới hạn cho phép.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm thuộc danh mục được phép sử dụng theo quy định nhưng đã quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật, quy định an toàn thực phẩm tương ứng.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm ngoài danh mục được phép sử dụng.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
6. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có chứa chất độc hại.
7. Phạt tiền bằng 3,5 lần tổng giá trị thực phẩm vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 6 điều này nếu mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt quy định tại Khoản 6 điều này thấp hơn 3,5 lần tổng giá trị thực phẩm vi phạm tại thời điểm vi phạm.
8. Hình thức xử phạt bổ sung: a) Đình chỉ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 2 tháng đến 3 tháng đối với hành vi quy định tại các Khoản 2, 3, 4 và 5 điều này;
Đình chỉ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 3 tháng đến 6 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 6 điều này. 9. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5 và 6 điều này.
Câu 3: Các cơ sở sản xuất kinh doanh rau quả, chè các loại; cơ sở sản xuất kinh doanh thịt gia cầm gia súc tươi sống các loại do đơn vị nào cấp giấy chứng nhận?
Trả lời:
Chi cục bảo vệ Thực Vật sẽ cấp giấy chứng nhận cho cơ sở kinh doanh rau quả, chè
Chi cục Thú Y sẽ cấp giấy chứng nhận cho cơ sở kinh doanh thịt gia cầm gia súc tươi sống.
Câu 4: Theo Luật An toàn thực phẩm, nếu cá nhân hoặc tổ chức vi phạm về thành phần chất độc hại có trong thực phẩm quá mức cho phép, có thể gây tổn hại đến sức khỏe, thậm chí tính mạng con người thì mức xử phạt sẽ như thế nào?
Trả lời:
Sản xuất, kinh doanh thực phẩm có chứa chất độc hại hoặc nhiễm chất độc, tác nhân gây ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép là hành vi bị cấm theo quy định tại Điểm d Khoản 5 Điều 5 Luật An toàn thực phẩm.
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm hành vì nói trên sẽ bị xử phạt hành chính với mức tiền phạt từ 20.000.000 đ đến 40.000.000 đồng. Trường hợp áp dụng mức phạt tối đa là 40.000.000 đồng mà vẫn còn thấp hơn 7 lần giá trị thực phẩm vi phạm thì mức tiền phạt sẽ được áp dụng bằng 7 lần giá trị thực phẩm vi phạm, tối đa là 100.000.000 đồng kèm theo buộc tiêu huỷ tang vật vi phạm.
Trong trường hợp tái phạm, ngoài hình thức phạt tiền như đã nêu, cơ sở vi phạm còn bị xử phạt bổ sung bằng hình thức: Tước quyền sử dụng
giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm từ 9 tháng đến 12 tháng.
Nếu thực phẩm có chứa chất độc hại đó gây hậu quả nghiêm trọng (tổn hại sức khỏe hoặc tử vong) thì cá nhân vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Câu 5: Người tiêu dùng có quyền được yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm cung cấp thông tin về sản phẩm thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh không?
Trả lời:
Có, vì theo điểm a khoản 1 Điều 9 Luật
ATTP quy định người tiêu dùng thực phẩm có quyền được cung cấp thông tin trung thực về an toàn thực phẩm, hướng dẫn sử dụng, vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, lựa chọn, sử dụng thực phẩm phù hợp; được cung cấp thông tin về nguy cơ gây mất an toàn, cách phòng ngừa khi nhận được thông tin cảnh báo đối với thực phẩm.
Trên đây chỉ là một số trong rất nhiều câu hỏi liên quan đến giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu bạn có thắc mắc gì thì cứ liên hệ với văn phòng luật sư
ATV để được trợ giúp nhé!