0908.326.779 - 0906.362.707
 

Các câu hỏi thường gặp về ISO 9000 (Phần 1)

03/01/2017    4.36/5 trong 7 lượt 
Bộ tiêu chuẩn ISO 9001 là bộ tiêu chuẩn được đúc kết dựa trên các các kinh nghiệm quản lý tốt nhất trên toàn thế giới. Mục đích của Bộ tiêu chuẩn ISO 9001 là đảm bảo các tổ chức áp dụng hệ thống có khả năng cung cấp sản phẩm ổn định, đáp ứng các yêu cầu về chất lượng của khách hàng

1. ISO 9000 là gì?

ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng do Tổ chức Tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO) ban hành. Tiêu chuẩn được áp dụng khi một tổ chức cần chứng tỏ khả năng cung cấp sản phẩm đáp ứng yêu cầu khách hàng và luật định một cách ổn định và mong muốn nâng cao sự thoả mãn của khách hàng.
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 bao gồm 4 tiêu chuẩn cơ bản là:
-  ISO 9001:2008 Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu
- ISO 9000:2005 Hệ thống quản lý chất lượng – Cơ sở và từ vựng
- ISO 9004:2009 Quản lý sự thành công bền vững của một tổ chức
- ISO 19011:2002 Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý chất lượng và/hoặc hệ thống quản lý môi trường
Trong đó, ISO 9001:2008 là tiêu chuẩn quy định các yêu cầu đối với một hệ thống quản lý chất lượng, tiêu chuẩn này được sử dụng để xây dựng và đánh giá hệ thống quản lý chất lượng của các tổ chức, doanh nghiệp.

2. Tại sao lại áp dụng ISO 9000?

- Tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu áp dụng ISO 9000 để nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc;
- Do yêu cầu của luật định (áp dụng đối với một số lĩnh vực, ví dụ: Quyết định số 144/2006/QĐ-TTg ngày 20/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc áp dụng TCVN ISO 9001:2000 tại các cơ quan hành chính nhà nước); yêu cầu từ khách hàng và/hoặc các bên liên quan;
- Áp dụng và chứng nhận ISO 9000 để giúp quảng bá, nâng cao uy tín, hình ảnh của tổ chức và doanh nghiệp;

3. Tổ chức, doanh nghiệp nào có thể áp dụng ISO 9000?

- Tiêu chuẩn ISO 9001:2008 được xây dựng để có thể áp dụng tại mọi tổ chức, doanh nghiệp không phụ thuộc phạm vi, quy mô hay lĩnh vực hoạt động.

4. Lợi ích của việc áp dụng ISO 9000?

- Nâng cao ý thức, trách nhiệm của CBNV đối với vấn đề chất lượng và và sự thõa mãn của khách hàng;
- Hình thành văn hóa làm việc bài bản, khoa học thông qua thiết lập và áp dụng các quy trình chuẩn để thực hiện và kiếm soát công viêc; qua đó giúp phòng ngừa sai lỗi, nâng cao chất lượng và sự thỏa mãn của khách hàng;
- Hệ thống văn bản quản lý chất lượng sẽ giúp CBNV mới vào việc một cách nhanh chóng và là nền tảng quan trọng để duy trì và cải tiến các hoạt động;
- Các yêu cầu về theo dõi sự không phù hợp, theo dõi sự hài lòng của khách hàng, đánh giá nội bộ… tạo cơ hội để thường xuyên thực hiện các hành động khắc phục, phòng ngừa và cải tiến để “NGÀY HÔM NAY TỐT HƠN NGÀY HÔM QUA VÀ NGÀY MAI TỐT HƠN NGÀY HÔM NAY”;
- Hệ thống quản lý chất lượng giúp phân định “RÕ NGƯỜI – RÕ VIỆC”, góp phần xây dựng môi trường làm việc minh bạch, chuyên nghiệp và hiệu quả;
- Một hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả là sự đảm bảo về khả năng cung cấp sản phẩm dịch vụ thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng một cách ổn định.

5. Có thể xây dựng và chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng cho một phòng ban/bộ phận của đơn vị không?

- Tiêu chuẩn ISO 9001:2008 giúp đảm bảo cung cấp sản phẩm đáp ứng yêu cầu khách hàng và luật định một cách ổn định và mong muốn nâng cao sự thoả mãn của khách hàng, vì vậy phải xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng cho tất cả các quá trình và nhân sự có liên quan tới việc đảm bảo chất lượng từ khâu tiếp nhận yêu cầu khách hàng, thiết kế, mua nguyên liệu, sản xuất/cung cấp dịch vụ, giao hàng; các quá trình hỗ trợ như tiếp nhận thông tin, đào tạo, bảo trì thiết bị, máy móc…. Sau đây, Viện UCI cùng trao đổi một số vấn đề thường gặp cũng như giải đáp những thắc mắc thông qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về hệ thống quản lý chất lượng này.