Xin cấp giấy vệ sinh an toàn thực phẩm của mỗi người dân còn hạn chế mà họ lại muốn mở những cơ sở kinh doanh buôn bán về phực phẩm nên thường phải nhờ đến những dịch vụ làm giấy phép uy tín để có thể giúp họ.
Xin giới thiệu bài viết sau để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Dịch vụ làm giấy
vệ sinh an toàn thực phẩm” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
1. Căn cứ pháp lý
- Luật An toàn toàn thực phẩm 2010
2. Cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Theo Điều 12 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, các cơ sở sau đây không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
- Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
- Sơ chế nhỏ lẻ;
- Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
- Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
- Nhà hàng trong khách sạn;
- Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
- Kinh doanh thức ăn đường phố;
- Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm
kiểm soát tới hạn (
HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
- Đơn yêu cầu xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm (theo mẫu quy định)
- Bản sao chứng thực giấy đăng ký kinh doanh của công ty, tổ chức
- Hợp đồng cung cấp nguyên vật liệu dùng để
chế biến của
nhà hàng hoặc hóa đơn mua hàng của nhà hàng với nhà cung cấp.
- Bản trình bày trang thiết bị, cơ sở vật chất (mặt bằng sử dụng, quy trình sản xuát, quy trình bảo quản…)
- Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm có xác nhận của cơ quan chức năng (bản sao có xác nhận của cơ sở)
- Giấy khám sức khỏe có xác nhận của chủ cơ sở (bản sao có xác nhận của cơ sở)
4. Trình tự xin giấy phép an toàn thực phẩm
Để cơ sở kinh doanh của bạn có thể tự do hoạt động, thì việc trang bị kiến thức về cách làm giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là không thể thiếu. Sau đây là cụ thể các bước để có được giấy xác nhận vệ sinh an toàn thực phẩm mà bạn cần nắm rõ:
- Bước 2: Nộp lệ phí.
Chi phí cấp giấy chứng nhận lần đầu: 150.000 đồng.
Ngoài ra còn cần nộp phí xét hồ sơ, phí kiểm tra thực tế địa điểm sản xuất kinh doanh khi xin được cấp phép và phí kiểm tra định kỳ sau khi đã có giấy phép: 700.000 – 3.000.000 đồng.
- Bước 3: Khi hồ sơ đã hợp lệ, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc Cục An toàn vệ sinh thực phẩm tổ chức đoàn kiểm tra thực tế. Kết quả ghi vào Biên bản kiểm tra thực tế.
- Bước 4: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, kiểm tra thực tế điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại địa điểm kinh doanh,
sản xuất thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp
Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Bước 5: Trường hợp kết quả thực tế không đạt, trong biên bản phải ghi rõ thời hạn kiểm tra thực tế lại (tối đa là 03 tháng), nếu kết quả vẫn không đạt thì đoàn lập biên bản và đề xuất đình chỉ hoạt động.
5. Dịch vụ xin Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là sự đảm bảo cho các cơ sở kinh doanh thực phẩm, đồng thời giúp chính quyền quản lý dễ dàng, các biện pháp can thiệp xử lý kịp thời, tạo sự an tâm cho khách hàng. Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm hay còn gọi là giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp cho các cơ sở kinh doanh
dịch vụ ăn uống. Vì vậy, xin
giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là một khâu quan trọng để các công ty được phép kinh doanh.
Việc xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm mất nhiều thời gian và hoàn thành nhiều thủ tục giấy tờ. Do đó,
ATVC cung cấp dịch vụ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ hướng dẫn khách hàng thành lập cơ sở, thay mặt khách hàng hoàn thiện hồ sơ.
6. Lợi ích ATVC mang lại cho khách hàng
- Sử dụng dịch vụ của ATVC; chúng tôi đảm bảo sẽ giúp bạn thực hiện khâu chuẩn bị hồ sơ hiệu quả, đúng pháp luật. Bạn không cần phải tự thực hiện chuẩn bị giấy tờ.
- Sử dụng dịch vụ của ATVC sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian. Bạn sẽ không phải tốn thời gian để chuẩn bị hồ sơ; nộp hồ sơ hay nhận kết quả thụ lý. Những công đoạn đó, chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện ổn thỏa.
- Chi phí dịch vụ là điều mà khách hàng quan tâm. Nhưng, bạn đừng lo lắng, vì mức giá mà chúng tôi đưa ra đảm bảo phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Giúp bạn có thể tiết kiệm tối đa chi phí khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
7. Câu hỏi thường gặp
* Những đối tượng sản xuất, kinh doanh thực phẩm nào phải có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 11
Nghị định 15/2018/NĐ-CP về cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
- Tất cả cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP ở trên thì không phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Khi cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng phải xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì phải đủ điều kiện mới được cấp giấy chứng nhận.
* Thời hạn của giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm là bao lâu?
- Thời hạn của tất cả các loại giấy phép an toàn thực phẩm là: 3 Năm. Sau khi hết hạn, công ty, hộ kinh doanh phải gia hạn lại giấy phép.
- Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh.
- Thủ tục gia hạn giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tương tự xin cấp lần đầu. Vì sau 3 năm, cơ sở vật chất của cơ sở không còn đảm bảo nữa nên cơ quan chức năng vẫn xuống thẩm định như quy trình cấp mới.