Một trong những điều kiện để đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ là phải khám sức khỏe định kỳ. Tuy nhiên, thực tế việc này bị bỏ ngỏ nhất là các chủ kinh doanh đường phố rất ít thực hiện
Theo
Thông tư 57/2015/TT-BCT thì các tổ chức, cá nhân
sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước về
an toàn thực phẩm của Bộ Công Thương gồm: Các cơ sở do cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ được cơ quan có thẩm quyền cấp
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật thì chủ cơ sở có trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe cho chủ cơ sở và những người tham gia trực tiếp sản xuất của cơ sở định kỳ ít nhất 01 (một) lần/ năm tại cơ sở y tế cấp quận/huyện trở lên.
Theo đó, những hộ kinh doanh
dịch vụ ăn uống; Mua bán sản xuất
bánh các loại; Gia công, đóng gói thực phẩm; Sản xuất
bao bì chứa đựng thực phẩm,…cần phải thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho đối tượng thuộc diện phải khám sức khỏe định kỳ.
Thời gian vừa qua, Ban Quản lý
ATTP TP.HCM đã xử lý nhiều trường hợp vi phạm. Những hành vi các cơ sở hay gặp phải như: Không thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho đối tượng thuộc diện phải khám sức khỏe định kỳ; Sử dụng giấy xác nhận đủ sức khỏe đã quá thời hạn.
Theo
Nghị định 178/2013/NĐ-CP, xử phạt đối với hành vi không thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho đối tượng thuộc diện phải khám sức khỏe định kỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt từ 500 ngàn đến 20 triệu đồng.
Ngoài ra ở Nghị định còn quy định thêm trường hợp, Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung giấy xác nhận đủ sức khỏe.; Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy xác nhận đủ sức khỏe giả; Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng người đang mắc các bệnh hoặc chứng bệnh thuộc danh mục các bệnh hoặc chứng bệnh truyền nhiễm không được phép tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất,
chế biến thực phẩm.