0908.326.779 - 0906.362.707
 

Thương hiệu nào sẽ dành ưu thế trong cuộc chiến thị phần nước đóng chai

26/07/2017    4.5/5 trong 7 lượt 
Thương hiệu nào sẽ dành ưu thế trong cuộc chiến thị phần nước đóng chai
Cạnh tranh trên thị trường nước giải khát được coi là một “cuộc chiến không tiếng súng” với tốc độ tăng trưởng chóng mặt từ 800 triệu lít năm 2000 lên đến trên 5 tỉ lít năm 2016 và trong đó thì cuộc chiến trong thị trường nước tinh khiết được cho là khốc liệt nhất
Nước tinh khiết đóng chai: thị trường tiềm năng
 
Báo cáo Nghiên cứu thị trường của Euromonitor cho biết Thị trường nước uống đóng chai toàn cầu có thể tăng gần gấp đôi lên 319 tỉ USD về trị giá vào năm 2022. Trong đó, Châu Á Thái Bình Dương vẫn sẽ tiếp tục dẫn đầu thị trường với Ấn Độ - nước tăng trưởng nhanh nhất – tăng 15,1%/năm.
 
Cũng trong báo cáo của Euromonitor, tại Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2016, tốc độ tăng trưởng của ngành nước uống đóng chai đạt xấp xỉ 16%/năm. Hiện nay, trên thị trường nước uống đóng chai có hàng trăm nhãn hiệu đang cạnh tranh rất khốc liệt, có những thương hiệu nhỏ chỉ hiện diện ở một khu vực nhất định; trong khi các thương hiệu lớn thì ra sức củng cố vị trí của mình.
 
Tuy nhiên tựu chung lại trong thị trường nước tinh khiết đóng chai thì 4 ông lớn Lavie, Aquafina, Dasani và Laska là những nhãn hiệu chiếm ưu thế hơn hẳn so với sản phẩm nước uống tinh khiết đóng chai còn lại đang được phân phối trên thị trường.
 
Theo báo cáo Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI - HOSE) trong năm 2014 ở phân khúc bình 350ml-500ml, 4 nhãn hiệu lớn Aquafina, Laska, Lavie và Dasani đã chiếm đến 67% thị phần nước tinh khiết đóng chai tại Việt Nam.
 
Trong đó thì như thường lệ Lavie và Aquafina vẫn là những thương hiệu dẫn đầu thị trường với 52%. Lavie gần như chiếm lĩnh thị trường phía Bắc còn Aquafina lại có phần mạnh hơn ở thị trường phía Nam. Tuy nhiên, cuộc chơi hiện tại đã không chỉ còn là cuộc chiến giữa hai ông lớn này nữa khi mà Dasani và đặc biệt là Laska cũng đang có những chuyển biến vô cùng tích cực.
 
Tại phân khúc bình 19 lít, ngoài Lavie và Laska là những cái tên quen thuộc thì Miru cũng xuất hiện với 20% thị phần. Trong những năm gần đây thì phân khúc này luôn nóng hổi với những thông tin trái chiều về chất lượng sản phẩm, chính vì thế với những công nghệ theo tiêu chuẩn châu Âu, các dòng sản phẩm của Lavie và Laska đang có tiềm năng phát triển mạnh mẽ.
 
Không còn là cuộc chơi của những ông lớn
 
Vào năm 2009, Neilsen Việt Nam đã công bố một báo cáo khảo sát thị trường nước tinh khiết đóng chai gây nhiều chú ý với thương hiệu LaVie chiếm 31% thị phần; Aquafina của PepsiCo xếp sau với gần 30%, chỉ 2 nhãn này đã chiếm hơn 60% thị phần nước tinh khiết đóng chai.
 
Sau gần 10 năm, mặc dù hai thương hiệu này vẫn dẫn đầu thị trường, tuy nhiên, có thể thấy Dasani đang theo bám theo rất sát sao; một nhãn hiệu khác là Laska, ra đời từ năm 1997, đã cho thấy họ đã có những bước tiến vững chắc bằng việc tiếp tục lặng lẽ khẳng định vị thế của mình trong ngành nước tinh khiết đóng chai, với con số ấn tượng tiêu thụ trung bình 13 triệu lít nước mỗi năm.
 
Ông Daniel Lehmann – người đại diện của nhãn hiệu nước tinh khiết đóng chai Laska cho biết: “Với tầm nhìn trở thành doanh nghiệp dẫn đầu trong thị trường nước tinh khiết đóng chai tại Việt Nam, chúng tôi đã và đang không ngừng nỗ lực cải tiến, đầu tư dây chuyền sản xuất; nhằm đem lại sản phẩm nước tinh khiết đóng chai tốt nhất tới người tiêu dùng. Trong những năm qua, Laska đã chinh phục, khẳng định vị thế thành công trong phân khúc B2B, điển hình là các nhà hàng, khách sạn, khối doanh nghiệp, khu công nghiệp tin dùng. Trong thời gian tới, Laska chú trọng mở rộng phân khúc thị trường, đặc biệt là nhắm tới nhóm khách hàng lẻ. Chúng tôi, Laska, tin tưởng rằng với hơn 20 kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nước tinh khiết đóng chai sẽ làm hài lòng các vị khách khó tính nhất bằng sản phẩm nước tinh khiết đóng chai đạt chuẩn ISO 22000:2005”
 
Một trong những yếu tố khác ảnh hưởng đến cuộc cạnh tranh trong ngành nước tinh khiết đóng chai là sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng của khách hàng. Một cuộc khảo sát trực tuyến của Nielsen Việt Nam cho thấy, bên cạnh mối lo ngại về những bất ổn kinh tế, việc làm, thì sức khỏe là mối quan tâm tiếp theo của người tiêu dùng.
 
Do đó, họ có xu hướng chọn các loại sản phẩm đảm bảo được yếu tố dinh dưỡng và an toàn. Đô thị hóa nhanh chóng khiến nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng, khiến người dân càng lựa chọn thận trọng hơn cho từng chai nước uống.
 
Chính vì lý do trên, mà cuộc chiến về công nghệ sản xuất được các doanh nghiệp coi trọng thể hiện trong việc đẩy mạnh sự đầu tư vào phát triển các quy trình sản xuất nước tinh khiết hiện đại. Aquafina có Quy trình “HydRO-7” độc quyền, Lavie quyết định tập trung vào đầu tư, phát triển dây chuyền sản xuất tại hai nhà máy tại Hưng Yên và Long An; Laska được đầu tư 100% vốn từ Thụy Sỹ với những công nghệ dây chuyền đóng nước chuẩn châu Âu, họ cũng đi đầu trong việc đạt những chứng nhận của các tổ chức quốc tế như: Tiêu chuẩn ISO 22000:2005; là thành viên của hiệp hội nước đóng chai IBWA; đáp ứng các yêu cầu của Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) , hệ thống sản xuất của Laska cũng đáp ứng được tất cả các yêu cầu của Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ.
 
Thị trường nước tinh khiết đóng chai có tiềm năng rất lớn, tất cả các nhãn hiệu lớn nhỏ trong thị trường đều nỗ lực để nâng cao vị thế của mình. Câu hỏi thương hiệu nào sẽ dành ưu thế trong cuộc chiến thị phần này sẽ vẫn là một vấn đề nan giải trong thời gian tới
Trí thức trẻ