0908.326.779 - 0906.362.707
 

Thiếu thông tin về đối tác TQ: DN Việt nhiều rủi ro

07/09/2017    4.6/5 trong 5 lượt 
Thiếu thông tin về đối tác TQ: DN Việt nhiều rủi ro
Nhiều DN Việt chưa thực sự quan tâm đến việc xác minh năng lực, uy tín của DN Trung Quốc nên dẫn đến rủi ro trong quá trình hợp tác.

Đó là khẳng định của ông Đào Việt Anh - Trưởng đại diện Văn phòng đại diện Xúc tiến thương mại (XTTM) Việt Nam tại TP. Trùng Khánh (Trung Quốc).

“Không những vậy, các doanh nghiệp Việt Nam còn mắc phải một số vấn đề về bất đồng ngôn ngữ; thiếu thông tin về thị trường, chính sách xuất nhập khẩu; hệ thống thương nhân để kết nối và giao dịch; khiến doanh nghiệp Việt chưa tiếp cận sâu được vào thị trường Trung Quốc”, ông Việt Anh khẳng định.

Mọi tài liệu giao dịch cần được dịch sang tiếng Trung

Đồng tình quan điểm, ông Đỗ Kim Lang - Phó cục trưởng Cục XTTM cho rằng: “Trước khi làm ăn với doanh nghiệp Trung Quốc, các doanh nghiệp Việt Nam cần xác minh thực lực và uy tín của đối tác nhất là các doanh nghiệp được tìm kiếm qua hình thức Internet.

Mọi giao dịch đều phải thực hiện bằng hình thức hợp đồng theo thông lệ của thương mại quốc tế, với các điều khoản về giao dịch và giải quyết tranh chấp được thống nhất chặt chẽ và có tính ràng buộc cao”.

Ngoài ra, ông Lang cũng khuyên: “Các doanh nghiệp nên có sự tìm hiểu về các quy định xuất nhập khẩu của Chính phủ Trung Quốc đối với các hàng hoá mà doanh nghiệp có kế hoạch hợp tác, giao dịch với đối tác Trung Quốc, nhất là những sản phẩm như thực phẩm, nông sản, thuỷ sản vì đây là những sản phẩm chịu sự kiểm soát gắt gao về vấn đề kiểm dịch”.

Thieu thong tin ve doi tac TQ: DN Viet nhieu rui ro

Doanh nghiệp Việt Nam vẫn thiếu nhiều thông tin về thị trường Trung Quốc.

Để có thể cạnh tranh được trong thị trường Trung Quốc, cần nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, xây dựng thương hiệu. Đồng thời tăng cường tham gia các hoạt động XTTM và mở rộng thị trường do các cơ quan, hiệp hội tổ chức”.

Đặc biệt, khi làm việc với doanh nghiệp Trung Quốc, mọi tài liệu giao dịch cần được dịch sang tiếng Trung.

Được biết, hiện nay, hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đang được hưởng thuế suất ưu đãi trong khuôn khổ Hiệp định Khu vực Mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN (CAFTA).

Tuy nhiên, khó khăn với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam hiện nay vẫn là vấn đề thuế quan, vì Trung Quốc vẫn duy trì mức thuế VAT rất cao từ 13-17%. Không những thế, Trung Quốc đã ban hành Luật an toàn thực phẩm rất nghiêm ngặt, nhất là với mặt hàng nông thủy sản.

Chính với quy định này sản phẩm sữa của VN, đặc biệt là sữa chua của Vinamilk 3 năm rồi chưa vào nổi Trung Quốc mặc dù tại các kỳ hội chợ nhu cầu rất lớn.

Chơi sát ván chất lượng thì họ phải sòng phằng về tiền bạc

Thực tế những khó khăn được các nhà quản lý Bộ Công thương đưa ra, không trùng lặp với những bài học kinh nghiệm đã được một số doanh nghiệp làm ăn thành công với Trung Quốc chia sẻ tại toạ đàm “Làm thế nào để kinh doanh hiệu quả với thị trường Trung Quốc” do VCCI tổ chức, ngày 19/5, tại Cần Thơ.

Tại đây, ông Phan Hoài Phong, cơ sở Hương Miền Tây buôn bán với thương lái Trung Quốc, cho biết: "Tiền bạc thanh toán phải sòng phẳng, rõ ràng. Họ rất mánh khi ấn định ngày giao hàng là thứ năm, thứ sáu, nhưng không chịu chuyển tiền với lý do thứ bảy, chủ nhật ngân hàng không làm việc, để hàng về biên giới rồi mặc cả.

Khi mình giao hàng chất lượng đàng hoàng, đúng tiêu chuẩn HACCP, có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, có phiếu kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm… Họ thấy không thể mánh được thì sẽ làm việc sòng phẳng, ít dám trở mặt”.

Trong khi đó, ông Lại Quốc Chiến, Giám đốc chi nhánh Chế biến và Xuất khẩu lương thực Đồng Tháp lại cho rằng, khi đã tìm nguồn tiêu thụ, doanh nghiệp phải cung cấp thông tin về tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa cho đối tác.

Kinh nghiệm trong làm ăn với Trung Quốc là hai bên sòng phẳng, khách hàng yêu cầu gì mình phải cung cấp thông tin để tránh sự tranh chấp về sau.

“Đối với phương thức thanh toán phải áp dụng đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên; chắc chắn nhất là phương thức thanh toán tín dụng chứng từ - LC. Nếu đối tác không mở LC thì mình yêu cầu đặt cọc 20%, để trường hợp xấu, hàng của mình xuất sang họ không lấy vẫn có 20% giá trị để đưa hàng về”, ông Chiến cho hay.

Thực tế, những khó khăn hiện nay các doanh nghiệp làm ăn với Trung Quốc gặp phải đã từng được nhắc đến năm 2011, trong kết quả khảo sát tại 11 doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao có giao thương với Trung Quốc.

Kết quả nói rõ: “Thiếu thông tin về phân tích thị trường và đối thủ, sự cạnh tranh thiếu lành mạnh (từ thị trường Trung Quốc), thiếu ngành công nghiệp phụ trợ, thiếu sự ổn định của các yếu tố kinh tế vĩ mô (tỷ giá, lãi suất, chính sách)…” là bốn yếu tố chính gây khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam trong nỗ lực nâng cao sức cạnh tranh để xuất khẩu sản phẩm vào thị trường Trung Quốc"

Sơn Ca