Theo báo cáo của UBND tỉnh, giai đoạn 2011-2016, tổng kinh phí đầu tư quản lý an toàn thực phẩm thực hiện gần 36 tỷ đồng. Đến nay, hệ thống các cơ quan quản lý an toàn thực phẩm được hình thành; tuyến tỉnh có 3 sở và các chi cục trực thuộc; tuyến huyện có phòng, đội chức năng; tuyến xã có trạm y tế, tạo nên mạng lưới kiểm soát an toàn thực phẩm rộng khắp. Hàng năm, toàn tỉnh tổ chức khoảng 200 đoàn thanh kiểm tra liên ngành; 300 đoàn thanh kiểm tra chuyên ngành, với khoảng 8.000 lượt cơ sở, qua đó phát hiện 1.600 cơ sở vi phạm. Số tiền xử phạt trung bình mỗi năm khoảng 850 triệu đồng. Trong giai đoạn 2011-2016, tỉnh đã ra quyết định đóng cửa 17 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm; tiêu huỷ toàn bộ sản phẩm không đạt tiêu chuẩn.
Bà Rịa-Vũng Tàu đã xây dựng thành công Đề án chuỗi an toàn thực phẩm; thức ăn đường phố; mô hình chợ thí điểm đảm bảo an toàn thực phẩm; xây dựng 3 phòng xét nghiệm, trạm kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO 17025: 2005, nhằm phục vụ công tác quản lý an toàn thực phẩm.
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu ghi nhận những kiến nghị của UBND tỉnh về những chồng chéo của các Nghị quyết, chỉ thị, văn bản phối hợp thực hiện Luật An toàn thực phẩm và đề nghị UBND bổ sung bằng văn bản để tổng hợp báo cáo, kiến nghị với Quốc hội.
*Ngày 4/1, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang do ông Phan Huỳnh Sơn, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh An Giang về việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2016.
Tại buổi làm việc, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang Phan Huỳnh Sơn cho rằng, tỉnh cần tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân tuân thủ quy định an toàn trong chăn nuôi, nhất là các hộ nhỏ lẻ. Hệ thống văn bản quản lý trên lĩnh vực
an toàn vệ sinh thực phẩm cần được rà soát lại; cụ thể hóa chủ trương bằng những việc làm thiết thực, sát với tình hình chăn nuôi địa phương; huy động nguồn lực từ cộng đồng tham gia vào các công đoạn sản xuất,
chế biến theo hướng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Sau 5 năm thực hiện chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm, nhận thức của đơn vị sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh đã có chuyển biến tích cực. Ý thức tuân thủ các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm của người dân được tốt hơn, số vụ ngộ độc đông người giảm đáng kể. UBND tỉnh An Giang đã ban hành nhiều văn bản yêu cầu tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá và cấp giấy chứng nhận cho các cơ sở kinh doanh những mặt hàng liên quan đến an toàn thực phẩm, giúp công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm chặt chẽ hơn.
Tuy nhiên, công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn tỉnh còn nhiều hạn chế. Giai đoạn 2011 - 2016, An Giang vẫn chưa thực hiện được quy hoạch sản xuất,
kinh doanh thực phẩm và các hoạt động về an toàn thực phẩm theo kế hoạch. Hiện tại, toàn tỉnh có trên 20.351 ha sản xuất rau màu, sản lượng gần 1 triệu tấn/năm, nhưng chỉ có khoảng 20.000 ha được sản xuất theo quy VietGap. Bên cạnh đó, do quy mô sản xuất nhỏ lẻ, kiến thức về sản xuất rau an toàn hạn chế, nguồn nước tưới chủ yếu là ao hồ, kênh rạch, dư lượng thuốc trừ sâu vẫn còn nên nguồn rau cung ra thị trường chưa thật sự đảm tiêu chuẩn chất lượng. Vì thế, An Giang cần quan tâm công tác quy hoạch, chính quyền phải vào cuộc làm đầu mối hướng dẫn người dân thực hiện các quy trình an toàn vệ sinh thực phẩm.
Trước đó, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang đã tiến hành giám sát 7 cơ quan, đơn vị trong tỉnh. Đoàn giám sát đề nghị, tỉnh An Giang Giang cần xây dựng một cơ chế thông thoáng cho các đơn vị kinh doanh trên địa bàn để mở rộng quy mô sản xuất; xây dựng một mô hình quản lý về
vệ sinh an toàn thực phẩm chung dưới sự điều hành trực tiếp của UBND tỉnh. Bên cạnh đó, tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hình thành ý thức tự chịu trách nhiệm từ người sản xuất đến cơ sở chế biến trong bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; quản lý chặt hoạt đông của các
cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung...
Tỉnh An Giang cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm; sớm xây dựng phần mềm dùng chung báo cáo về an toàn thực phẩm do ngành y tế tổng hợp từ các sở, ngành liên quan để quản lý, theo dõi chặt chẽ, hạn chế sự trùng lắp, gây phiền hà cho các cơ sở, doanh nghiệp đã được kiểm tra trong năm. Đối với các sản phẩm đặc thù của địa phương như đường thốt nốt, tỉnh cần sớm ban hành bộ quy chuẩn kỹ thuật đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm của địa phương để kiểm tra giám sát