0908.326.779 - 0906.362.707
 

Nâng cao ý thức của người tiêu dùng trong sử dụng thực phẩm

31/08/2017    4.6/5 trong 5 lượt 
Nâng cao ý thức của người tiêu dùng trong sử dụng thực phẩm
Đó là chủ đề buổi Tọa đàm trực tuyến do Báo Hànộimới tổ chức vào chiều 29/8 với mục tiêu góp phần nâng cao nhận thức của người tiêu dùng, không sử dụng thực phẩm bẩn, không an toàn, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe
Tại buổi tọa đàm, đại diện Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), Sở Y tế Hà Nội, Sở Công Thương Hà Nội, Sở NN&PTNT Hà Nội, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội… cung cấp các thông tin liên quan đến vấn đề kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm, các giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về vệ sinh ATTP, giải đáp các câu hỏi của người dân. Ngoài ra, các chuyên gia và nhà quản lý cùng trao đổi kinh nghiệm, kiến thức về cách lựa chọn và chế biến thực phẩm để bảo đảm bữa ăn an toàn.
 
Theo ông Trần Văn Chung - Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, hiện trên địa bàn TP có 59.109 cơ sở thực phẩm sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm. Qua kiểm tra 8 tháng đầu năm, tuyến xã, phường, thị trấn và quận, huyện, thị xã đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính về ATTP các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm với tổng số tiền phạt gần 1.9 tỷ đồng. Việc xử phạt các đơn vị vi phạm bước đầu đã thực hiện ở các xã, phường nhưng quá trình thanh tra, xử lý gặp khó khăn do nhiều viên chức xã, phường chưa có kiến thức, kinh nghiệm thanh tra... Số cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn chủ yếu là cơ sở nhỏ lẻ, thường xuyên biến động, tồn tại chợ tạm, chợ cóc... gây khó khăn cho việc thanh tra chuyên ngành ATTP và xử lý vi phạm hành chính. Tâm lý "làng xóm, họ hàng" cũng phần nào làm hạn chế kết quả xử lý vi phạm hành chính. Tình hình vận chuyển, buôn bán thực phẩm nhập lậu không đảm bảo từ các tỉnh về Hà Nội tuy giảm nhưng vẫn còn tồn tại. Việc kiểm tra, kiểm soát nguồn gốc thực phẩm, rau, củ, quả kinh doanh tại các chợ, các điểm nhỏ, lẻ gặp nhiều khó khăn. Nhân lực triển khai tại các quận, huyện được phân công theo dõi về chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản đều kiêm nhiệm, thiếu cán bộ chuyên trách và chuyên môn phù hợp.
 
Thời gian tới, công tác quản lý ATTP sẽ tiếp tục tập trung vào những giải pháp quan trọng. Trong đó, cơ quan chức năng đang từng bước có biện pháp để quản lý các cơ sở chế biến và kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ.
Nhật Nguyên